Quẻ Sơn Phong Cổ là quẻ số 18 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Liệu bạn có biết đây là quẻ tốt hay xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải như thế nào và các ứng dụng của nó vào mọi mặt trong đời sống hàng ngày ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Sơn Phong Cổ là gì?
Quẻ Sơn Phong Cổ là quẻ xấu trong Kinh DịchQuẻ Sơn Phong Cổ, đồ hình:||::| còn gọi là quẻ Cổ (蠱 gu3), là quẻ thứ 18 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
- Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Phong Cổ
2.1. Thoán Từ
Cổ, nguyên, hanh, lợi thiệp đại xuyên.
Tiên giáp tam nhật
Hậu giáp tam nhật.
蠱,元,亨,利 涉 大 川
先 甲 三 日
后 甲 三 日。
Cổ, là loạn cực, tại sao lại bảo Nguyên Hanh?
Từ xưa, phải chăng như Lão Tử đã bảo: “Họa hề, Phúc chi sở ỷ; Phúc hề, Họa chi sở phục” (Ôi! Việc trong thiên hạ, mầm họa đâu phải sinh ra trong lúc loạn ly mà thường dễ sinh ra trong những lúc thái bình thạnh trị!). Họa đâu phải sinh ra trong những cơn hoạn nạn, mà thường dễ sinh ra trong những lúc đang hưởng hạnh phúc tuyệt vời! Cổ, là họa hoạn nên có Triệu sẽ gặp Phúc!
Bởi vậy, ở Hệ từ hạ truyện, chương 11, khuyên ta: “Nguy giả sử bình, dị giả sử khuynh 危 者 使 平, 易 者 使 傾。”. Nghĩa là, hễ lo trước mà phòng nguy, thì dù nguy có đến, ta dư sức đối phó vì đã biết phòng trước; trái lại, nếu cứ xem thường xem khinh thì khi gặp họa không sao chống đỡ cho kịp mà bị khuynh đổ! “Cổ” mà “nguyên hanh” là ở câu “Sinh, ư ưu hoạn” vậy!
2.2. Thoán Truyện
Cổ: Cương thượng nhi nhu hạ, tốn nhi chỉ: Cổ.
蠱 剛 上 而 柔 下,巽 而 止:蠱
Quẻ Cổ, nguyên là hào Dương của quẻ Kiền, leo lên tới hào Thượng cửu; còn hào Âm của quẻ Khôn thì tụt xuống dưới chót quẻ làm hào Sơ lục, nên mới nói: “Cương thượng nhi nhu hạ”.
Trên, thì hết sức cương cường; còn dưới thì hết sức nhu thuận, thì làm sao lập nên đại nghiệp? Theo lẽ thường là vậy! nên mới gọi là “Cổ”!
Nhưng phải có “Cổ hoại”, “Cổ loạn” thì mới có sự đòi hỏi quyết liệt tìm ngay giải pháp trị Cổ (hay trị Loạn), nghĩa là phải dùng ngay Cương đạo, chứ không thể dùng Nhu đạo được nữa. Trong cái Loạn cực, đã sẵn có cái mầm của Trị và Thái bình rồi.
2.3. Đại Tượng
Sơn hạ hữu phong: Cổ
Quân tử dĩ chấn dân dục đức.
象 曰:山 下 有 風,蠱。
君 子 以 振 民 育 德。
Thời Cổ, đạo đức đã mục nát cả rồi, vậy phải lo phục hồi lại đạo đức. “Chấn” là chấn hưng, gây dựng lên phong trào “chấn hưng đạo đức” (chấn dân dục đức).
Đâu phải dễ, nếu muốn thực sự gây lên được một phong trào đúng đắn, chứ không phải là một phong trào “hữu danh vô thực”, thì người chủ xướng phải là người có đủ tài đức như hào Thượng cửu quẻ Cổ. Nhà Phật bảo: “Tự giác, giác tha”, người đi làm công việc “giác tha”, trước hết phải là người “tự giác”: “Tự tri giả minh, tự thắng giả cường!”. Thời Cổ, đức dục đứng đầu, nhưng bộ ba của nó, không thể bỏ qua, phải bổ túc đức dục, bằng trí dục và thể dục! Nhưng “đức dục” ở thời Cổ, không còn phải là “đức” của Nhị Nguyên, mà phải là “Nhất nguyên chi đức”, hay nói theo Trang Tử, đó là Vương đức của Chân nhân.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.4. Tiểu Tượng
2.4.1. Hào Sơ Lục
Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cựu, lệ chung kiết.
初 六:幹 父 之 蠱,有 子,考 無 咎,厲 終 吉。
Tượng viết:
Cán phụ chi cổ, ý thừa khảo dã.
象 曰:幹 父 之 蠱,意 承 考 也。
“Cán phụ” là cán đáng công việc của ông cha thời “Cổ hoại”, phận sự người con phải làm theo cha… vì Sơ hào còn nhỏ, chưa đủ kinh nghiệm bằng cha ông mình. Sơ âm, nên còn bất tài bất lực, phải biết nghe (thuận theo) bậc phụ huynh, đừng ỷ tài mà cứng đầu tự cao tự phụ mà hỏng cả đại sự! Được thế, sẽ không có lỗi (vô cựu), cho dù có việc nguy (lệ) vẫn chung quy được tốt (kiết).
Chữ “phụ và tử” trên đây, ý bảo “tuổi trẻ” phải noi theo, nghe theo kinh nghiệm của “tuổi già” (không hẳn phải là cha mình, mà là thầy mình, là sách vở người xưa để lại, ghi lại biết bao nhiêu kinh nghiệm, chớ có xem thường!
“Con, cần nghe theo Cha!” như trước đây, trong Thoán truyện đã kể về Tử Sản dạy con là Thái Thúc. Thái Thúc là hào Sơ lục; Tử Sản là hào Thượng cửu, gốc là hào Lục Ngũ mà ra.
2.4.2. Hào Cửu Nhị
Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.
九 二:幹 母 之 蠱,不 可 貞。
Tượng viết:
Cán mẫu chi cổ, đắc trung đạo dã.
象 曰:幹 母 之 蠱,得 中 道 也。
Cửu nhị là dương cương, đắc trung đắc chính, trên thượng ứng với Lục Ngũ (âm dương đầy đủ), Ngũ thuộc Âm, thủ tượng là Mẹ; Nhị, là tượng một kẻ cương nghị giúp một bậc cao cấp (một bậc vương hầu) tính tình yếu đuối, nhu thuận, hiền hậu như Ngũ, phải khá tế nhị, đừng dùng đến sự “cương trực” mà làm bực lòng, dùng đến lời nói dịu dàng mà can gián… Thánh nhân căn dặn và răn đe: “cán mẫu chi cổ” chớ dùng trực ngôn mà làm thương tổn lòng tự ái “Mẹ” đa cảm của mình (“Mẹ” (mẫu) là ám chỉ hào Lục Ngũ thuộc Âm).
2.4.3. Hào Cửu Tam
Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối, vô đại cựu
九 三:幹 父 之 蠱,小 有 晦,無 大 咎。
Tượng viết:
Cán phụ chi cổ, chung vô cựu dã.
象 曰:幹 父 之 蠱 終 無 咎 也。
Hào Cửu Tam, lại là hào dương cương, “cương cư cương vị” nên gọi là quá cương, và bởi bất trung, nên khó tránh khỏi cái tính “cương táo” (quá nóng). Nhưng, vì Tam còn ở tại quẻ Tốn, mà Tốn là thuận, thuộc Âm, nên vẫn có sự chế bớt và làm được công việc sai lầm trước của cha (cán phụ chi cổ), tuy mang phải một ít việc ăn năn nhỏ (tiểu hữu hối) mà rồi cuối cùng không tội lỗi gì lớn (vô đại cựu 無 大 咎).
Cửu Tam, là hạng người có tính “quá cương” trực ngôn, trực gián, đôi khi cũng làm mất lòng cha, nhưng trực gián vẫn tốt, dù có thái quá mà được việc, không sao nên hào từ mới nói “chung vô cựu dã” 終 無 咎 也 .
Thấy cha sa vào vòng bất chính mà trực gián cho cha khỏi đắc tội, vẫn là đứa con có hiếu, đó là cách “cán phụ chi cổ”, không lỗi (vô cựu).
2.4.4. Hào Lục Tứ
Dụ phụ chi cổ, vãng kiến lẫn.
六 四:裕 父 之 蠱,往 見 吝。
“Dụ 裕” là sự kéo dài Hào Tứ đây là hào Âm, lại âm cư âm vị, nên có tính nhút nhát, không thể cán đáng công việc trị loạn ở thời Cổ. Cứ dùng dằng chỉ kéo dài mối họa hoạn (vãng) thì chỉ thấy có điều hối hận mà thôi! (vãng kiến lẫn 往 見 吝).
Lời Tượng bảo thêm: “vãng, vị đắc dã” 往,未 得 也。(vị đắc 未 得 , là thất bại, không được gì cả). Tam, thì quá cương, nên có điều “hối”; nhưng quá nhu như Tứ đây, thì chỉ nằm khểnh mà trùm chăn ở thời loạn, chẳng lợi ích gì cho thế cuộc!
2.4.5. Hào Lục Ngũ
a) Cán phụ chi cổ: dụng dự
b) Cán phụ chi cổ, thừa dĩ đức dã.
幹 父 之 蠱,用 譽。
幹 父 之 蠱,承 以 德 也。
Hào Lục Ngũ là người ở ngôi chí tôn, bản chất âm nhu, đây là tay “chủ cán” quan trọng nhất thời Cổ hoại này! (Hào chủ não của Quẻ).
Bản thân là âm nhu nên không đủ tài khai cơ sáng nghiệp, nhưng may mắn có được hạ ứng là Cửu Nhị có tài ba và quyết nghị, nhờ “đắc trung” mà gặp được tôi hiền tài, lại biết “hạ mình” cầu bậc hiền tài, và giao cho đại sự, nên dù khó khăn bực nào, cũng có thể làm thành đại sự. Khác nào Hán Lưu Bang gặp được Trương Lương, đó là “cán phụ chi cổ”, lại còn biết dùng những bậc hiền tài và đặt họ vào ở những địa vị đúng với khả năng (dụng dự 用 譽). “Dụng dự” là biết dùng người.
2.4.6. Hào Thượng Cửu
Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.
上 九:不 事 王 侯,高 尚 其 事。
“Bất sự Vương Hầu, cao thượng kỳ sự”.
不 事 王 侯,高 尚 其 事。
“Vương Hầu” chẳng phải chỉ bậc vua chúa, mà nói chung những bậc chí tôn, đầu não, lãnh tụ các tôn giáo có tổ chức, các chế độ chính trị dù mang danh “dân chủ” như ngày nay.
Theo Phật giáo, ngũ thời Phật pháp, đều phải trở về với thế gian tướng, cỡ Bồ Tát thừa còn phải nguyện độ tận chúng sinh… Trái lại, đến Phật thừa, không còn bị bắt buộc phải trở về với Thế gian, cũng không còn việc phải lo độ người nữa (giác tha). Trong quyển “La Doctrine Suprême”, có dành một chương để nói về việc này, nhan đề “L’idolatrie du “Salut”. Người đắc Đạo, không phải lo “độ ai” cả: “Thường nhân tha độ; thượng nhân tự độ”.
Lời đại nguyện của Quan Âm cũng cùng một nghĩa như trên: Hễ nhất thiết chúng sinh mà còn một giọt nước mắt thì ta nhất định không nhập Niết bàn, không thành Phật vội!” Là tại còn lo độ chúng sinh, chứ một khi đã thành Phật, chẳng cần lo độ ai nữa cả! Đó là hào Thượng Lục quẻ Cổ, thuộc về Phật thừa. Hạng người “xuất thế”. Còn Quan Âm còn là Bồ Tát.
3. Quẻ Sơn Phong Cổ là quẻ HUNG hay CÁT?
“Cổ” tức là “xấu, dở, tồi”, khi sự việc phát triển đến cùng cực sẽ xảy ra hiện tượng “cổ”, vì thế nó có hình tượng kéo cối xay không đúng đường. “Thôi ma”: kéo cối xay bột, “sá lộ”: đường rẽ. “Thôi ma sá lộ” là chuyện ngựa kéo cối xay bột không đi đường vòng tròn mà chệch ra ngoài, lật đổ cối xay bột, khiến lòng người hoảng hốt. Kẻ gieo phải quẻ này là điềm “làm không đúng cách”.
Như vậy Quẻ Sơn Phong Cổ có điềm “làm không đúng cách” thuộc nhóm quẻ xấu nhất kinh dịch. Quẻ Cổ chỉ thời vận hủ bại, đổ nát, đầy khó khăn, trắc trở, không có cơ hội thành đạt cần phải chờ thời thế đổi thay. Sự nghiệp công danh không thành. Tài vận khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nên tạm dừng thì hơn. Xuất hành bất lợi, dễ hao tài tốn của. Thi cử khó đạt. Bệnh tật dây dưa. Tình yêu không ổn định, đứng núi này trông núi nọ. Hôn nhân khó thành.
XEM THÊM: Quẻ 17 – Trạch Lôi Tùy
4. Ứng dụng của quẻ Sơn Phong Cổ trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Không thành công. Hãy thay đổi cách làm và cố gắng lần nữa.
- Hôn nhân: Cả hai bên thiếu duyên phận, không xứng hợp với nhau, và nhiều vấn nạn. Tốt nhất hãy từ bỏ cuộc hôn nhân này.
- Tình yêu: Đã thân mật nhưng có nhiều rắc rối và đau khổ. Tốt nhất hãy kết thúc ngay các quan hệ.
- Gia đạo: Gia đạo thật rối rắm, nhiều phiền toái, bực mình. Phải tề gia bằng quyết tâm, nếu không có thể xảy ra cảnh gia đình tan nát và chia ly.
- Con cái: Con cái kém hạnh. Bởi chúng tạo ra rắc rối không ngừng, nên việc lo rầu về chúng sẽ khiến bạn hết sức đau khổ. Phải hết sức nghiêm khắc trong việc dạy dỗ và chỉ bảo chúng; bằng không, kết quả sẽ thật không thể tưởng tượng nổi. Thai nghén: con trai.
- Vay vốn: Không thành công.
- Kinh doanh: Có vẻ hàng hóa đã được tồn trữ và bày biện rồi nhưng không thể bán được.
- Tuổi thọ: Bệnh tật và yếu đuối – thậm chí có khả năng đoản thọ. Phải hết sức chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe.
- Thị trường chứng khoán: Giá cả đang lúc giảm mạnh.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng, thậm chí có thể phải cần đến phẫu thuật hay cách chữa trị đặc biệt. Những bệnh liên quan đến dạ dày hay vùng bụng.
- Chờ người: Điều gì đó đã xảy ra trên đường, và người đó sẽ không đến.
- Tìm người: Người này đã bỏ đi vì sự bất hòa của gia đình hay do cách xử sự không đúng. Hãy tìm ở hướng đông bắc hay đông nam.
- Vật bị mất: Đang nằm bên dưới vật gì đó hay dưới đáy một cái hộp. Hãy tìm ở hướng đông bắc hoặc đông nam.
- Du lịch: Khó khăn dọc trên đường. Tốt nhất là nên từ bỏ kế hoạch.
- Kiện tụng và tranh chấp: Mất nhiều thời gian và kéo dài. Không dễ gì giải quyết được. Tốt nhất hãy thay đổi chiến thuật hoặc cách làm để giành được kết thúc có lợi.
- Việc làm: Sẽ thất bại vào lúc này.
- Thi cử: Điểm rất thấp.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường, nhưng phải chọn cách hành động mới.
- Thời tiết: Nhiều mây và nhiều gió.
- Thế vận: hiện bình thường. Do chủ quan mà lâm vào tình thế nguy hiểm. Thay đổi cách ứng xử sẽ trở lại bình thường.
- Hy vọng: có nhiều trở ngại, khó đạt.
- Tài lộc: chưa có
- Sự nghiệp: dễ đổ vỡ, nên tạm dừng.
- Nhậm chức: có trở ngại, khó như ý
- Nghề nghiệp: sau khi chuyển nghề tạm thời sút kém rồi sau chuyển biến tốt.
- Tình yêu: đối tượng chưa gắn bó, còn đắn đo.
- Hôn nhân: không thành.
- Đợi người: họ chưa đến, phải chờ lâu.
- Đi xa: nên bỏ ý định vì sẽ có trở ngại.
- Pháp lý: nên hòa giải.
- Sự việc: giải quyết ngay thì ổn, kéo dài bất lợi.
- Bệnh tật: lâu khỏi.
- Thi cử: không đạt
- Mất của: bị che lấp, bị biến dạng.
- Xem người ra đi: ra đi không biết nương vào đâu.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Sơn Phong Cổ trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: