Quẻ Trạch Lôi Tùy là quẻ số 17 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Trạch Lôi Tùy là gì?

Quẻ Trạch Lôi Tùy là quẻ xấu hay tốt trong Kinh Dịch?
Quẻ Trạch Lôi Tùy là quẻ xấu hay tốt trong Kinh Dịch?

Quẻ Trạch Lôi Tùy, đồ hình |::||: còn gọi là quẻ Tùy (隨 sui2), là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
  • Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Trạch Lôi Tùy

2.1. Thoán Từ

Tùy: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, vô cựu.

隨:元,亨,利,貞,無 咎。

Tùy là theo, là tùy tùng. Nhưng Tùy, có 2 phương diện: mình tùy người, hay người tùy mình, nhưng dù gì thì phải cẩn thận lưu ý đến chữ “Trung chính”, hễ “đắc kỳ Trung” thì Tùy mà hay, còn Tùy mà “bất đắc kỳ trung” chỉ là sự a dua (a tùng) theo đời mà sai với chính đạo (hay Trung đạo), thì Tùy mà dở! “Đắc Kỳ Trung” thì sẽ không có gì sai lầm, sẽ không có gì sai lầm, hối hận gì cả, đó là “Tùy, nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cựu”!

Sở dĩ gọi là “Tùy nguyên hanh lợi trinh” là bởi kẻ cương cường (mạnh mẽ) lại đến dưới kẻ nhu nhược (yếu đuối), hành động làm cho kẻ yếu vui lòng mà tùng thuận: “Tùy, cương lai hạ nhu, động nhi duyệt: Tùy”.

2.2. Đại Tượng

Trạch trung hữu lôi: Tùy

Quân tử dĩ hướng hối, nhập yến tức.

象 曰:澤 中 有 雷:隨。

君 子 以 嚮 晦 入 宴 息。

Tiếng sấm trong đầm, nên đầm theo tiếng sấm mà động theo. (Nước trong đầm, là nơi hút điện lực, làm cho cái cương cường dữ dằn của điện sấm sét thành ra bất lực, bị giải tán ngay trong đầm nước).

Tùy, là tùy thời. Nghĩa của 2 chữ Tùy thời thật là cao diệu làm sao! Là bởi “tùy thời” là thuận theo mà hành động nên không bị chống đối, không bị gãy, bể! Ai có tập theo Nhu thuật hoặc Nhu đạo (Jin-Jitsu ou Judo) sẽ rõ công lực phi thường của sự Nhu thuận: “Nhu nhược thắng cương cường”.

Người quân tử theo đó, mà tùy thời hành động. Hễ ban ngày là thời động, thì động; còn đêm đến thì tịnh, biết hướng về đêm tịnh mà vào nhà yên nghỉ (yến tức 宴 息) Nghĩa là nếu là thời động, thì động; thời tịnh, thì tịnh vào phòng mà yên nghỉ “hướng hối nhập yến tức”. Đó là Dịch cử ra một hành động tầm thường hằng ngày: ngày làm, đêm nghỉ, để cho ta hội ý hai chữ Tùy thời mà suy rộng ra.

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Quan hữu du, trinh kiết

初 九:官 有 渝,貞 吉。

Xuất môn, giao hữu công.

出 門,交 有 功。

Chữ 官 quan , là nói về Chủ động; còn 渝 , là nói về sự biến động. Quái, dùng để chỉ việc người theo mình; còn hào dùng để chỉ việc mình theo người.

Ở đây, hào Sơ cửu thuộc Dương, chính nó làm chủ quẻ Chấn (nội quái), nhân đó cũng làm chủ cả quẻ Tùy. Là tại sao? Chấn là chủ động, mà Đoài là bị động, nên Chấn vi Lôi, là ở tại hào Dương này. Lại nữa (nội quái là Chủ, ngoại là Khách). Bởi có được làm Chủ (Quan 官) mới có sự thay đổi (Du 渝), và có “đổi” phải được “chính 正”; mà Sơ, là dương cư dương vị, là đắc chính, nên được hanh thông!

2.3.2. Hào Lục Nhị

Hệ tiểu tử, thất trượng phu

六 二:系 小 子,失 丈 夫。

Tượng viết:

Hệ tiểu tử, phất “kiêm dự” dã.

象 曰:系 小 子,弗 “兼 與”也。

Lục Nhị: nếu theo đứa tiểu nhân (hệ tiểu tử), thì mất người quân tử (thất trượng phu). Theo tiểu nhân, là Nhị mà theo Sơ (tiểu tử) thì sẽ mất hào Ngũ (trượng phu), và như vậy, chẳng lẽ phải cùng một lúc mà theo cả hai “phất kiêm dự”!

Không thể được, vì khi mà ta theo kẻ trượng phu quân tử, ta phải bỏ, phải dứt với bạn tầm thường! Đó, là một “sự mất mát” (une perte” nghĩa là phải dứt khoát với “quần đoàn” của mình (se séparer du troupeau). Phải có gan “ly thế diệt tục” mà bắt tay với hàng “đại nhân” mới được!

Bỏ quần đoàn, là bỏ “óc quần đoàn” thì mới có thể “tùy thượng khiêm hạ”. Bởi vậy, xưa nay bậc “hiền tài” không thể sống chung đụng với thế nhân, nên đành xa lánh thị thành và đám đông để sống cô đơn nơi rừng núi hay một nơi hẻo lánh nào…

Có nhiều người vừa muốn học Đạo mà không dám sống trong cảnh “thanh bần lạc đạo”, lòng chưa sao dứt ra khỏi lợi danh, lại vô tâm đến đỗi, thân cận với bậc hiền, lại còn đem vấn đề danh lợi mà bàn bạc với họ, khiến những bậc hiền “sợ” mà không dám tiếp họ nữa! Có “đồng thinh mới tương ứng, có đồng khí mới tương cầu” bởi vậy nếu họ không “lánh” người hiền, người hiền cũng “lánh” họ!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3.3. Hào Lục Tam

Hệ trượng phu, thất tiểu tử

Tùy, hữu cầu đắc, lợi cư trinh.

六 三:系 丈 夫,失 小 子。

隨 有 求 得,利 居 貞。

Tượng viết:

Hệ trượng phu, chí xá hạ dã.

象 曰:系 丈 夫,志 舍 下 也。

tính chất của Lục Tam cùng một loài với Lục Nhị, tức là cùng bọn âm nhu, ti tiểu không có tinh thần độc lập. Bọn này, theo ai có thế lực thì chạy theo bợ đỡ cầu thân “các tùng kỳ loại” với những kẻ tham danh trục lợi!

Nhưng, may cho Tam, là trên Tam có Tứ, một kẻ quân tử trượng phu, cùng với Sơ đồng loại dương cương, có điều Tam quá cận với Tứ nên được Tứ quyến rũ mạnh, nên đành phải mất Sơ để quan hệ với Tứ, hào từ mới bảo “Hệ trượng phu” (là Tứ) mà bỏ mất kẻ nhỏ (“thất tiểu tử”) Tam là âm, Tứ là dương nên thu hút nhau dễ dàng, và Tam được Tứ sẽ giúp cho Tam mãn nguyện, nên mới nói “hữu cầu đắc” (Tứ cầu Tam mà được, nên nói “cầu đắc 求 得”. Phải thật dứt khoát với bè lũ tiểu nhân (“chí xá hạ dã 志 舍 下 也)” (“Xá 舍)”, là bỏ dứt).

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Tùy hữu hoạch, trinh, hung.

九 四:隨 有 獲,貞,凶。

Hữu phu tại Đạo, dĩ minh, hà cựu.

有 孚 在 道,以 明,何 咎。

Cửu Tứ, tuy dương cương, nhưng “dương cư âm vị”, bất trung bất chính… nhưng mà hung, là tại sao? Gặp thời Tùy, được lòng thiên hạ về mình (hữu hoạch) lại sinh lòng bất chính, thay vì giáo dân quy về Cửu Ngũ, lại nghĩ đến gây uy tín cho mình, xem Chủ như không có, còn tìm cách “hiếp” bề trên nữa… như Hàn Tín khi xưa, như Tào A Man thuở nọ! Dịch bảo rằng: “Công cái thiên hạ giả, bất thưởng; uy chấn Chúa giả, thân nguy!” (Công đã hơn cả thiên hạ, thì chẳng còn biết lấy gì thưởng cho xứng; uy danh mà đã làm chấn động kinh nghi Chúa mình, e cho thân mình lâm nguy.) Tuy theo về nghĩa lý, vẫn là trinh, nhưng theo về sự thế, thì có lẽ hung (trinh, hung).

Người quân tử xử địa vị này, phải làm sao? Có 2 con đường: Con đường của Hàn Tín đi đến cái chết; và con đường của Trương Lương hay Phạm Lãi thì “hữu phu tại Đạo, minh công dã”, tức là giữ lấy đạo “minh triết bảo thân”: “công thành, thân thối, thiên vị đạo dã!” Nên hào từ mới nói: “hữu phu tại Đạo dĩ minh, hà cựu”. Lấy đạo “minh triết” mà bảo thân, thì làm sao bị hung nguy như Hàn Tín, như Văn Chủng? “hà cựu dã” (sao lại có lỗi).

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Phu vu gia, kiết

孚 于 嘉,吉。

Vị chính trung dã.

位 正 中 也。

Cửu Ngũ, dương cương, đắc Trung đắc chính, ứng với Lục Nhị cũng đắc Trung đắc chính, một Âm một Dương, “vị” đều là vị “chính Trung 正 中” cả! Hào này tốt nhất thời Tùy! hào chủ não.

2.3.6. Hào Thượng Lục

Câu hệ chi, nãi tùng duy chi.

上 六:拘 係 之,乃 從,維 之。

Vương dụng hanh vu Tây Sơn.

王 用 亨 于 西 山。

Thượng lục, là hào cuối cùng của quẻ Tùy: “âm cư âm vị” tượng một bậc đại hiền, tức là người đã thoát khỏi vòng hệ lụy của cuộc đời đầy ô trọc! bên ngoài. “Câu hệ 拘 係” là nắm giữ; “duy 維” là buộc chặt lại, tức là muốn bảo rằng lòng người đã cố kết cùng mình quá chặt! “Tùy” mà được sự cố kết như thế, nhân tâm đã được cùng mình cố kết như thế, thì đại nghiệp của Thánh nhân, làm sao mà không thành?

Có lẽ đây, là lấy theo tích xưa vua Thái Vương lánh nạn rợ Địch, bỏ ấp Mân chạy sang Kỳ Sơn (Kỳ Sơn, tức là Tây Sơn). Người ấp Mân, già trẻ trai gái dìu dắt nhau đi theo Thái Vương. Nhân tâm theo mình “cố kết” như thế, đó là Thái Vương đã dùng đạo Tùy hào Thượng lục mới hanh thịnh được nghiệp vương ở Tây Sơn, nên nói: “Vương dụng hanh vu Tây Sơn 王 用 亨 于 西 山。”.

3. Quẻ Trạch Lôi Tùy là quẻ HUNG hay CÁT?

“Tùy” có nghĩa là “thuận”, “thuận theo sự vật”, vì vậy nó có hình tượng “Dựa bờ đẩy xe”. “Thôi”: đẩy, “Kháo”: dựa, “Nhai”: bờ. “Dựa bờ đẩy xe” là chuyện một người đẩy xe sa vào bãi lầy có nhiều bùn đặc sánh, tốn bao công sức không kéo được xe lên. Sau khi dựa vào bờ đất đã đẩy được xe ra khỏi bãi lầy, đến chỗ đường sỏi đá, dần dần mới cảm thấy thoải mái. Gieo được quẻ này là điềm “lên cao từng bước”.

Như vậy Quẻ Trạch Lôi Tùy có điềm “lên cao từng bước”. Quẻ Tuỳ chỉ thời vận tốt, nhưng phải theo thời mà hành động thì mới thắng lợi. Theo thời nhưng phải giữ được trung chính, lắng nghe tiếng nói mọi người thì hành động mói hanh thông trên dưới mới đồng lòng. Không tiếp thu ý kiến mọi người thì thất bại. Vì vậy còn phải kiên nhẫn chờ đại, không thể nóng nảy, vội vàng. Tài vận chưa tới, kinh doanh phải nghe ý kiến nhiều người thì mới thành công. Xuất hành nên đi với bè bạn. Thi cử bình thường. Tình yêu và hôn nhân cần phải tham khảo ý kiến nhiều người thân sẽ tránh được khó khăn và sẽ đạt được nhiều nguyện vọng.

XEM THÊM:Quẻ 16 – Lôi Địa Dư

4. Ứng dụng của quẻ Trạch Lôi Tùy trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Trạch Lôi Tùy trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Trạch Lôi Tùy trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Sau khi bị trì trệ một thời gian, sẽ thành công nếu có được sự giúp đỡ của người khác.
  • Hôn nhân: Có khả năng thành công. Dáng vẻ là một thiếu nữ kết hôn với nam nhân khá lớn tuổi.
  • Tình yêu: Thành công. Nhưng nếu chỉ biết thỏa mãn các ước muốn giác quan, sẽ có khả năng cảm xúc bị tổn thương và mối quan hệ bị đổ vỡ.
  • Gia đạo: Được sinh trong gia đình giàu có và may mắn. Có khả năng nam là con nuôi, còn nữ thì phải một mình gánh vác trách nhiệm nuôi gia đình.
  • Con cái: Cha mẹ và con cái đều thuận hòa. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Tuy chậm trễ, nhưng sau đó có người bạn giúp đỡ và bạn sẽ thành công.
  • Kinh doanh: Suôn sẻ, trôi chảy. Tuy nhiên, không thể khuếch trương tức thời mà phải chờ cho đến lúc thích hợp.
  • Thị trường chứng khoán: Hiện giờ đang cao giá nhưng từ từ sẽ giảm.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh và sống thọ. Nhưng phải biết thận trọng và không được lạm dụng sức khỏe của mình.
  • Bệnh tật: Thời gian bị bệnh sẽ kéo dài, nhưng có khả năng bình phục. Bệnh truyền qua đường sinh dục hay các chứng bệnh liên quan đến thận.
  • Chờ người: Sẽ đến, nhưng sẽ đến muộn.
  • Tìm người: Sẽ sớm tìm được. Người này đã bỏ đi do điều gì đó có liên quan đến tính dục.
  • Vật bị mất: Đang ở gần và sẽ tìm được. Hãy tìm ở hướng đông hay hướng tây.
  • Du lịch: Tốt nhất không nên thực hiện chuyến đi này một mình mà nên có bạn cùng đi.
  • Kiện tụng và tranh chấp:  Bất lợi – thậm chí có thể bị tù. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Nếu là người có tuổi hoặc được cấp trên để ý, bạn sẽ thành công.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyền môn hay chỗ làm: Cát tường, nhưng phải lập kế hoạch và có sự chuẩn bị đầy đủ.
  • Thời tiết: Mưa nặng hột và có sấm chớp.
  • Thế vận: đang thuận lợi. Đề phòng vì bảo thủ không nghe lời khuyên sẽ thất bại.
  • Hy vọng: đạt được mong muốn nếu tiếp thu ý kiến người khác.
  • Tài lộc: chưa có, phải nhẫn nại chờ đợi.
  • Sự nghiệp: thuận lợi, nhất là chung vốn đầu tư.
  • Nhậm chức: có thể có công việc tốt nếu nhờ bạn hữu.
  • Nghề nghiệp: chưa phải lúc chuyển nghề.
  • Tình yêu: đôi bên còn thăm dò thái độ của nhau.
  • Hôn nhân: nếu không nóng vội sẽ có lương duyên.
  • Đợi người: họ đến chậm.
  • Đi xa: chuyến đi bình thường vô sự.
  • Pháp lý: sự việc dây dưa kéo dài.
  • Sự việc: dựa vào người trên mối giải quyết được.
  • Bệnh tật: bệnh không nặng, nhưng lâu khỏi.
  • Thi cử: kết quả bình thường.
  • Mất của: để lẫn với đồ vật.
  • Xem người ra đi: họ đi cùng người khác, bị rủ đi.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và giải mã các ứng dụng của quẻ Trạch Lôi Tùy vào mọi mặt trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, nười thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: