Quẻ Thuần Đoài là quẻ số 58 trong 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Luận giải ý nghĩa của quẻ này ra sao và nó có ứng dụng vào đời sống hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được lí giải trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Thuần Đoài là gì?

Quẻ Thuần Đoài, đồ hình ||:||: còn gọi là quẻ Đoài (兌 dui4), là quẻ thứ 58 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
  • Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Duyệt dã. Hiện đẹp. Đẹp đẽ, ưa thích, vui hiện trên mặt, không buồn chán, cười nói, khuyết mẻ. Hỉ dật mi tu chi tượng: tượng vui hiện trên mặt, khẩu khí.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thuần Đoài

2.1. Thoán Từ

Đoài, hanh, trinh.

兌,亨,貞。

Đoài, là vui vẻ, là một tánh khí dễ truyền cảm, nhờ vậy, vui vẻ dễ tạo sự thành công hợp tác. Nhưng vui, là bề ngoài, trong lòng phải “trinh” mới được hanh thông: “Đoài, hanh, trinh”. Trái lại “duyệt” (vui vẻ) mà không trinh, thì sự vui vẻ không được vĩnh viễn, không được bảo đảm bởi không thành thật!

Ta thấy quái từ của 3 quẻ nữ, là Tốn, Ly, Đoài, chỉ có Tốn là được “tiểu hanh”; còn 2 quẻ kia (Ly và Đoài) đều bắt buộc phải có “lợi trinh” mới có được bảo đảm.

Luận giải ý nghĩa quẻ hạ kinh Thuần Đoài

Còn 3 quẻ nam, Chấn, Khảm, Cấn, lại không bao giờ nói đến chữ “trinh” trong các hào từ. Là tại sao? Vì, với tánh chất đa âm (nhu), thường dễ xui người con trai đi vào con đường bất chính lụy vì tình. Còn phái nữ mà mất chữ trinh, thì kể như chẳng còn gì nói đến “lợi hanh” nữa được.

“Duyệt”, cần nhất là “Trinh”, tức là ngoài mềm mà trong cứng (tức là quẻ Khảm (☵). Mềm, là 2 hào “âm” bọc ngoài; còn cứng là “dương” tượng một nét thẳng ở giữa. Câu “ngoài mềm, trong cứng” cũng muốn nói tuy bề ngoài mềm mại dịu dàng, nhưng bên trong là một lòng kiên trinh không bao giờ thay đổi và cương quyết, đó là cái mạnh của phái yếu! “Cương trung nhi nhu ngoại”. Tây phương bảo: Tình yêu người đàn bà là tình yêu duy nhất thuộc Âm tụ khó tan.

Không phải chỉ nói về người đàn bà, mà bất cứ ai cầm quyền trị nước, cũng phải như vậy: sở dĩ dân chúng vui mà theo mình, mà vâng lời và dễ vậy là nhờ biết xử sự một cách dịu dàng; khi mà người dân thương mình thì bảo sao họ cũng vui lòng làm cho vui lòng mình, quên cả sự nhọc mệt mà biết làm cho lòng dân vui thì dù có bảo họ nhảy vào lửa đỏ, họ cũng chẳng từ nan! (duyệt dĩ phạm nạn, dân vong kỳ tử). Đó là trên thuận lòng Trời; dưới ứng lòng Người: “thuận hồ Thiên nhi ứng hồ nhân!”

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Đại Tượng

Lệ trạch: Đoài.

麗 澤,兌。

Quân tử dĩ bằng hữu giảng tập.

君 子 以 朋 友 講 習。

Đoài, là cái chầm, cái hồ. Tập Đoài, Đoài bên trên, Đoài bên dưới, là có đến 2 cái hồ, bên này khô, hồ bên kia châm thêm vào, nên không bao giờ lưng, không bao giờ cạn. Hai bên đắp đổi nhau, để làm lợi ích cho nhau.

Người quân tử xem đó mà học hỏi, và nghiên cứu chung với bạn bè, có 2 bên đắp đổi với nhau mà sự học vấn sẽ càng mau tiến bộ và chu đáo.

Ngạn ngữ có câu: “Học thầy, không tày học bạn”. “Lệ” có nghĩa là bám sát nhau như hai cái hồ có chỗ thông đồng bổ túc (Đọc quẻ Đại Súc, và quẻ Sư…)

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Lục

Hòa, đoài, kiết

初 九:和,兌,吉。

Tượng viết:

Hòa đoài chi kiết, hành vị nghi dã.

象 曰:和 兌 之 吉,行 未 疑 也。

Sơ Cửu là dương cương, dương cư dương vị, nên đắc chính, là con người có đức. Ở vào hào chót của của quẻ Đoài, nên Sơ Cửu có tánh khiêm hạ: trên chẳng theo ai (không có chính ứng) làm bậy, cư xử với chung quanh một niềm khiêm cung đàng hoàng và làm vui lòng cả mọi người (hòa đoài 和 兌), nên được “tốt” (kiết 吉). “Hòa đoài” (hòa thuận vui vẻ) với mọi người nhờ tấm lòng chính trực (đắc chính) nên chưa có ai nghi ngờ mình (hành vị nghi dã 行 未 疑 也).

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Phù đoài, kiết, hối vong.

九 二:孚 兌,吉,悔 亡。

Tượng viết:

Phù đoài chi kiết, tín chí dã.

象 曰:孚 兌 之 吉,信 志 也。

Cửu Nhị là hào dương cương đắc trung đắc chính, là con người thành thực, rất tự trọng, lại hòa hài với tất cả mọi người mà không để mất thể thống và nhân phẩm (nên gọi là “phù đoài”). Tốt (Kiết).

“Phù đoài” mà được tốt lành, là nhờ ở đúng vị “đắc trung đắc chính”, không bao giờ để cho bất cứ cái gì làm lay chuyển lòng trung chính của mình, đó là chỗ quý nhất, được một tấm lòng “chí thành” (nên gọi là “tín chí 信 志”) nghĩa là hết sức trung thành, hết sức thành thật (trong sao ngoài vậy). Trình Minh Đạo nhân đó mới nói: “Thành giả, Thánh dã 誠 者 聖 也。” Đây là bậc Thánh! Thánh nữ bao giờ cũng cao hơn Thánh nam.

2.3.3. Hào Lục Nam

Lai Đoài, hung.

六 三:來 兌,凶。

Tượng viết:

Lai đoài chi hung, vị bất đáng dã.

象 曰:來 兌 之 凶,位 不 當 也。

Hào Lục Tam, thuộc âm mà ở vị dương (âm cư dương) là “bất chính”. Đây là một cô thiếu nữ ở giữa một bầy con trai (bị tứ dương bao vây), bản thân là con người bất chính nên chạy theo cả lũ con trai, cầu vui với chúng (“lai đoài” là chạy đến bọn trai cầu vui) nên bị chúng coi thường. Con trai thường tình là thế, gặp gái mà quá dễ dãi chạy theo chúng, thì chúng bao giờ bỏ qua mà không lợi dụng qua đường! Thân hèn, lại tự xem mình quá rẻ, thì bảo không bị hung họa sao được?

Tại sao với Tam mà dùng đến chữ “lai”? “Lai” là chạy đến, là ngó xuống, tức là Tam nhìn theo Sơ và Nhị, mà Sơ và Nhị đều là kẻ đàng hoàng đứng đắn, nên có xem Tam ra cái gì! Nhìn lên Tứ và Ngũ thì đều là người cao quá tầm. Phận hèn đâu dám đèo bòng, huống chi Tứ đang theo Ngũ… thì còn gì nữa mà đèo bòng? Tất cả bọn trai, đều không ai thèm chơi với Tam thì còn gì nữa mà không chịu sống theo cái sống đê hèn tủi nhục như loài đĩ điếm hạ tiện.

Phàm đã là người bất tài bất hạnh mà không biết tự xét, còn len lỏi xu quyền cậy thế để cầu thân… thật là “vị bất đáng” phải gặp “hung” là cái chắc! Hai luồng sáng Âm Dương của Trời Đất, đều cùng chiếu vào Miệng, đó là “Âm Dương chiếu Hư Vô chi địa” là cách quý nhất. Âm Dương cần đắc địa ở 2 cung Mẹo và Hợi (Thái dương cư Mẹo, là Nhựt xuất lôi môn (Mẹo là cung Chấn, mà Chấn là thuộc loại Sấm sét; còn Âm thì miếu địa là ở cung Hợi (nên gọi là “Nguyệt lãng Thiên Môn”) cùng chiếu vào cung Mùi, tức là Cái Miệng hút được 2 khí Âm Dương (tức là bậc thông minh tuyệt thế).

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Thượng đoài, vị ninh, giới tật hữu hỉ.

九 四:商 兌,未 寧,介 疾 有 喜。

Tượng viết:

Cửu tứ chi hỉ, hữu khánh dã.

象 曰:九 四 之 喜,有 慶 也。

Cửu Tứ là dương cương, lại “dương cư âm vị” (là bất chính vị) đâu phải hoàn toàn là một người quân tử! nên hào từ có những lời như có 2 nghĩa khác nhau (lưỡng dạng). Hoàn cảnh của Tứ cũng khó khăn, vì trên thì tiếp với Cửu Ngũ là một kẻ trung chính, còn dưới thì lại gần gũi với một kẻ tà tây bất chính và siểm nịnh. Vậy, thì “duyệt” (vui) với ai? Quả là khó khăn, nên cần phải đắn đo cân nhắc, như hạng con buôn (gọi là “thương” (tức là kẻ đong lường cân nhắc như luôn luôn đứng trước cái cân tiểu ly mà mắt không rời cái cân). Cười nửa miệng.

Nhưng, may thay, tư chất của Tứ dù sao cũng là dương cương, đồng đức với Ngũ nên quyết theo chính bỏ Tà. “Giới tật” là quyết bỏ Tam; dĩ nhiên không dám gần với Tam, thì Tứ và Ngũ lại càng tương đắc, đó là cảnh quân thần tế hội, nước mới thạnh, dân mới an… thật là phúc cho Tứ, đáng mừng cho Tứ (hữu hỉ 有 喜).

Không riêng gì đáng mừng cho Tứ, mà mừng cho thiên hạ có được lương thần phò minh chúa! (“hữu khánh 有 慶)”.

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Phù vu bác, hữu lệ.

九 五:孚 于 剝,有 厲。

Tượng viết:

Phù vu bác, vị chính đáng dã.

象 曰:孚 于 剝,位 正 當 也。

Cửu Ngũ là dương cương đắc trung đắc chính, là một hạng người quân tử chính cống, khó thể dụ dỗ cho sa ngã! Nếu Ngũ mà thân với Lục chắc chắn sẽ bị hại. Giữa một người quân tử thật thà và một tên lưu manh xảo ngữ, đứa tiểu nhân bao giờ cũng hơn người quân tử! Cho nên hào từ mới có lời răn đe: “Phù vu Bác”, nghĩa là hãy coi chừng anh Thượng Lục “bác” (là làm rụng) mà không dè!

Nên để ý: chữ “Bác 剝” trên đây, ám chỉ hào Thượng Lục quẻ Bác, có câu “Nhu bác cương” cho nên e rằng Thượng Lục có ý muốn “bác” hào Ngũ? Tại sao, hào từ của mỗi hào đều có dùng chữ Đoài, riêng có hào Cửu Ngũ này lại không dùng chữ Đoài, mà dùng chữ “bác”? Như hào Sơ, thì bảo “hòa đoài”! hào Cửu Nhị, thì nói “phù đoài”! hào Thượng Lục, thì bảo “dẫn đoài”! hào Tam, thì nói “lai đoài”; hào Tứ, thì bảo “thượng đoài”. Chỉ có Ngũ, không dùng chữ “đoài” mà dùng chữ “bác”: “phù vu bác”? Là nghĩa làm sao?

Là bởi các hào dù có “duyệt” (vui) lầm, thì tai họa chỉ đến cho một người thôi, chớ hào Ngũ là hào chí tôn hay tôn trưởng mà “duyệt” lầm, là tai họa sẽ đến cho cả quốc gia xã hội! Cho nên, hào từ phải cẩn thận nghiêm răn người quân tử đứng ở địa vị cao nhất này!

XEM THÊM:Quẻ 57 – Thuần Tốn

2.3.6. Hào Thượng Lục

Dẫn đoài, thượng lục dẫn đoài vị quang dã.

上 六:引 兌,上 六 引 兌,未 光 也。

Nên biết: Đoài là do Kiền, một hào âm thay vào thượng quái mà biến thành Đoài. Nên Thượng đây làm chủ quẻ. Thượng là chủ của quẻ “Đoài duyệt” tức là đến chỗ cùng cực của Đoài duyệt. Đã đến chỗ “chí cực” mà lại còn muốn kéo dài thêm tình trạng cực độ ấy, nên mới nói: “dẫn đoài”. “Dẫn Đoài” là làm sai đạo Trời rồi! sao không bảo là “hung” mà nói “dẫn Đoài”?

Là bởi, Cửu Ngũ đã biết dư Thượng Lục là thứ tiểu nhân, xấu xa, đang lo “bác” mình đó, đâu có tin! Cho nên, Thượng Lục dù có muốn “dẫn đoài” cũng không sao dẫn được, như vậy, có hại gì đến nhân tâm thế đạo, nên hào từ đâu cần gì dùng đến chữ “hung” hay “lẫn hối” mất công!

“Duyệt” đã đến cực độ rồi, lại còn mong kéo dài ra thêm, rõ là tâm sự kẻ tiểu nhân tham lam đến mù cả mắt, lẫn cả trí, làm gì còn nói đến sự vinh quang? nên mới nói: “vị quang 未 光” (chưa sáng)! (chưa được sáng chói). Lão Tử bảo: “Bất kiến khả dục sử dân tâm bất loạn”.

Ở đời, kẻ dua nịnh sở dĩ được đắc thời đắc thế, là bởi có người thích dua nịnh. “Thằng nịnh” đâu có tội, kẻ thích dua nịnh mới là người có tội vì đã tạo cơ hội thuận tiện cho bọn dua nịnh thi hành được thủ đoạn ấy! Cũng như thằng trộm ngọc không tội bằng kẻ làm mất ngọc! Nó bị người cám dỗ.

Người quân tử mà gặp bọn dua nịnh, nên nhớ đến câu “phu vu bác”, nghĩa là coi chừng, chúng nó muốn “đẽo” mình đấy! Coi chừng “nhất tiếu khuynh thành, khuynh quốc”!

Như ta đã biết: Dịch dạy ta luật Lưỡng Cực: Không có cái Hay nào mà chẳng có cái Dở của nó, không có cái Thiện nào mà chẳng có cái Ác của nó… Cái hay của Đoài là ở chỗ nhu yếu, mà cái dở của Đoài, ở chỗ giả dối… (Hư, âm). Mà giả dối, lại là nguồn gốc của Văn Minh loài người: càng văn minh, càng giả dối, nhà văn André Gide có nói rất đúng: “C’est aux plus hypocrites époques que l’Art a le plus resplendi”. (Chính ở vào những thời buổi giả dối nhất mà Nghệ thuật mới được phát triển huy hoàng nhất) hiện tượng của cực điểm Văn minh ngày nay.

3. Quẻ Thuần Đoài là quẻ HUNG hay CÁT?

“Đoài” có nghĩa là “vui vẻ”, lâm sự mà vui. Vì vậy, nó có hình tượng “nhân trời mưa đánh vữa”. “Sấn”: nhân (cơ hội), “Thuỷ”: mưa, “Hoà nê”: đánh vữa (xây nhà). “Sấn thuỷ hoà nê” là chuyện một người động thổ làm nhà phải lo đánh vữa, song giếng thì xa, hồ ao không có. Bỗng trời mưa to, nước mưa tràn trề, liền lấy nước mưa đánh vữa, chẳng phải bỏ công sức gánh nước. Người gieo được quẻ này là điềm “Vô cùng thuận tiện”.

Như vậy Quẻ Thuần Đoài có điềm “Vô cùng thuận tiện” là quẻ đại cát trong kinh dịch. Quẻ chỉ thời vận tốt, được mọi người yêu mến, nhất là người khác giới. Cần chú ý đề phòng tửu sắc, ăn nói quá đà sinh hỏng việc. Có cơ hội thành đạt, đường công danh gặp nhiều thuận lợi, dễ thăng quan tiến chức. Tài lộc dồi dào. Thi cử dễ đỗ. Bệnh tật do ăn uống sinh ra, dễ nặng. Kiện tụng nên tránh vì không hợp với quẻ, nên hoà giải thì hơn. Hôn nhân thuận lợi, tìm được vợ hiền. Gia đình vui vẻ.

4. Ứng dụng của quẻ Thuần Đoài trong cuộc sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ đại cát Thuần Đoài trong đời sống là gì?
  • Ước muốn: Thành công dễ dàng.
  • Hôn nhân: Hai phụ nữ đang tranh nhau một người đàn ông – những cãi cọ và đấu tranh. Khó thành công. Việc tái giá thì cát tường.
  • Tình yêu: Tranh cãi. Nhưng có thể thành công nếu cả hai bên đều biết tôn trọng lẫn nhau.
  • Gia đạo: Hòa thuận, hạnh phúc và tràn đầy an lạc. Tuy nhiên, có khả năng chồng và vợ thường bất hòa và gây gỗ nhau. Cả hai bên nên biết dung thứ và nhường nhịn.
  • Con cái: Quan hệ hòa hợp giữa cha mẹ và con cái. Nhưng cha mẹ phải không được chiều hư con cái. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Thành công.
  • Kinh doanh: Lợi nhuận nhưng phải phòng ngừa những lúc thoái trào hay thất bại trong quá trình.
  • Thị trường chứng khoán: Giá đang tăng.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh, sống thọ.
  • Bệnh tật: Dứt khoát bình phục. Nhưng không được quá tự mãn. Bệnh truyền qua đường sinh dục, các tật bệnh về phổi như lao chẳng hạn, và những bệnh liên quan đến dạ dày và ruột.
  • Chờ người: Sẽ đến, đồng thời mang lại thiện chí.
  • Tìm người: Điều gì đó có liên quan đến tính dục. Có thể tìm được người này trong tương lai không xa.
  • Vật bị mất: Có thể tìm được. Hãy tìm ở hướng tây.
  • Du lịch: Cát tường.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Lợi thế chính là tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Có thể thực hiện được mục tiêu.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường.
  • Thời tiết: Trời nhiều mưa.
  • Thế vận: có điều kiện thuận lợi, bình ổn và vô sự. Được mọi người ủng hộ, cẩn thận trong quan hệ nam nữ.
  • Hy vọng: có thể đạt được, nêu chủ quan, sơ ý sẽ hỏng.
  • Tài lộc: đầy đủ.
  • Sự nghiệp: phát triển thuận lợi.
  • Nhậm chức: được người khác giúp, có chức vị tốt.
  • Nghề nghiệp: chuyển nghề tốt.
  • Tình yêu: được ái mộ
  • Hôn nhân: có thể thành lương duyên
  • Đợi người: họ đến muộn
  • Đi xa: có chuyến đi thú vị
  • Pháp lý: hòa giải thì tốt.
  • Sự việc: phải đứng ra thương lượng trực tiếp.
  • Bệnh tật: đạt kết quả tốt.
  • Thi cử: bệnh nặng.
  • Mất của: khó tìm.
  • Xem người ra đi: người bỏ đi không rõ tung tích.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Thuần Đoài trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: