Quẻ Thủy Thiên Nhu là quẻ số 5 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng của quẻ Thủy Thiên Nhu trong đời sống hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Thủy Thiên Nhu là gì?

Thủy Thiên Nhu là quẻ Cát trong Kinh Dịch

Quẻ Thủy Thiên Nhu còn gọi là quẻ Nhu (需 xú), là quẻ thứ 5 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天).
  • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).

Phục Hy ghi: Mông giả mông dã vật chi trĩ dả, vật trĩ bất khả bất dưỡng dã, cố thụ chi dĩ Nhu, Nhu giả ẩm thực chi đạo dã.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giả ý nghĩa quẻ Thủy Thiên Nhu

2.1. Thoán Từ

Nhu, hữu phu, quang hanh,

trinh, kiết, lợi thiệp đại xuyên.

需,有 孚,光 亨,貞,吉,利 涉 大 宣 川。

Câu Thoán trên đây, chỉ vào 2 hào Nhị, Ngũ (vị hồ thiên vị, dĩ Chánh Trung dã 位 乎 天 位,以 正 中 也。). Cửu Ngũ ở vào vị chí tôn, là ở tại ngôi Trời và lại được Chánh Trung để ứng với hào Nhị. Nhị cũng được Chánh Trung, nên ứng được với hào Cửu. Hai bên, trên dưới, phải biết đợi nhau, đừng vội vã vì “dục tốc bất đạt” bởi 2 bên đều dương cương. Được vậy, thì chắc chắn không bao giờ bị khốn cùng. Tóm lại, Nhu, là phải biết chờ đợi! Chờ đợi lúc thuận tiện mới hành động, đó là đức Nhẫn.

Trước sự nguy hiểm, mà nhẫn nhục được để đừng có những hành động táo bạo, mất bình tĩnh, đâu phải là việc làm tầm thường mà ai ai cũng làm được? Là như toàn thể quẻ Nhu, đã nói rõ: nội Kiền, là một tinh thần cương cường và kiên quyết, trước hiểm nguy (quẻ Khảm) đâu là việc thường. Nếu mất sự điềm tĩnh thì có khi việc lớn phải hỏng! “Tiểu bất nhẫn, tất loạn đại mưu”.

2.2. Đại Tưởng

Vân thượng ư thiên, Nhu.

Quân tử dĩ ẩm thực, yến lạc.

雲 上 於 天,需。

君 子 以 飲 食,宴 樂。

Mây ùn lên tột trời, là tượng quẻ Nhu, chắc rằng rồi đây sẽ có mưa, chỉ còn chờ đợi thôi! Người quân tử ở thời này – lấy cái đạo ăn uống để làm căn bản cho mọi tác động văn hóa và giáo dục. Ăn uống là cả một nghệ thuật; mà nguyên tắc căn bản là chớ bao giờ ăn mà nuốt trọng, và như vậy bộ răng của ta Tạo hóa đã tạo để dùng vào việc gì?

Hào từ lại có câu: “Quân tử dĩ ẩm thực, yến lạc”. Ở đây, 2 chữ “Yến lạc” đâu phải khuyên ta thú rượu chè yến ẩm vui đùa ở các tửu gia! ở các trà đình tửu điếm! mà là nói về sự “say sưa” thưởng thức các công trình văn hóa tuyệt hảo! Đọc được một tác phẩm văn chương hay nghệ thuật… ta cảm thấy say sưa ngây ngất không bao giờ muốn tỉnh! Dự được những cuộc triển lãm nghệ thuật, những buổi dạ hội thơ nhạc giao duyên, người ta mới thấy cái đẹp phi thường của kiếp sống con người!

Người ta, sở dĩ khác con thú, là biết thưởng thức các văn hóa phẩm. Ta há chẳng thấy các Thiền sư đều vừa là nhà đạo đức, vừa là thi sĩ hay nhạc sĩ như Thất Hiền ở Trúc Lâm ngày xưa. Như Kê Khang, đứng hàng đầu Trúc Lâm Thất Hiền, là một nhà văn lỗi lạc, một nhạc sĩ tài hoa mà thiên hạ đều ngưỡng mộ, không ai qua nổi! Sở dĩ người xưa đánh giá sự thanh cao hay hạ tiện là ở vấn đề “ẩm thực yến lạc” này!

“Ẩm thực và Yến lạc” của thế nhơn, thường là “nhậu nhẹt yến ẩm ly bỳ” nơi trà đình tửu điếm rất ty tiện! Trái lại, bậc thanh cao thì ở chỗ “ẩm thực yến lạc” vui say trong những cuộc “thi thần nhạc thánh”. Tuy nhiên, vật chất tinh thần không phải Hai, mà là Một, không nên quá thiên chấp – “các tùng kỳ loại”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1 Hào Sơ Cửu

Nhu, vu giao, lợi dụng hằng, vô cựu.

初 九:需,于 郊。利 用 恆。無 咎。

Tượng viết:

Nhu vu giao bất phạm nạn hành giả; lợi dụng hằng, vô cựu, vị thất thường dã.

象 曰:需 于 郊,不 犯 難 行 也。 利 用 恆,無 咎,未 失 常 也。

Sơ cửu, dương cư dương vị, đắc chánh, là kẻ biết cơ tiến thoái, người quân tử sáng suốt còn cách xa ngoại quái là Khảm nên chẳng phải sợ sự nguy hiểm, nên chẳng đáng lo (chữ “giao” là nói về chỗ ồn ào náo nhiệt, chỗ ở xa thành thị).

Sơ cửu, tuy khôn ngoan, đứng ra ngoài xa chỗ hiểm (tức là nơi ồn ào náo nhiệt và xa cạ), nhưng vì “Cương ngộ cương” là trùng cương, e khó giữ được tánh điềm đạm mà vội tiến hành, mới có lời răn: nên giữ thái độ bình tĩnh, chớ tưởng mình đã đứng xa chỗ hiểm mà vội vàng khinh tiến. Có được như vậy mới mong được “vô cựu” (không lỗi). Tóm lại, cần “nhu vu giao” đứng đàng xa chỗ hiểm nguy mà chờ đợi thôi!

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung kiết.

九 二:需 于 沙。小 有 言,終 吉。

Cửu Nhị, không xa chỗ hiểm, tượng người đứng ở bãi cát trước biển. Như vậy, cũng dễ sa vào chỗ hiểm. Nhưng, Cửu Nhị là dương cương, đắc trung đắc chính là người lịch thiệp và khôn khéo việc đời, tuy ở gần chỗ hiểm, mà biết lựa chọn kỹ lưỡng rồi mới tiến, nên không đến nỗi bị tai họa, chỉ bị chút ít khẩu thiệt (tiểu hữu ngôn) do bọn tiểu nhơn nhiều lời vì ganh ghét. Nhưng không sao, chung quy sẽ được tốt lành (chung kiết 吉).

Quan trọng nhất, là Cửu Nhị được 2 chữ đắc Trung. Đắc Trung, là đắc được cái gọi là Trung đạo, tuy nhiệt tâm nhưng vẫn trầm tĩnh, không quá nóng, cũng không quá lạnh, tuy hết sức thận trọng dè dặt mà không biến thành kẻ đa nghi, tuy thấy hết sức ung dung mà không phải chậm trễ!

2.3.3. Hào Lục Tam

Nhu vu nê, trí khấu chí.

九 三:需 于 泥,致 寇 至。

Tượng viết:

Nhu vu nê, tai tại ngoại dã.

Tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.

象 曰:需 于 泥,災 在 外 也。

自 我 致 寇,敬 慎 不 敗 也。

Cửu Tam đã đến chỗ biển sâu rồi! “Nê”, là bùn lầy, đã bước xuống bùn, nghĩa là sắp bị sụp vào chỗ hiểm. Quẻ Khảm đây, là Biển cả, nơi rất nguy hiểm! Có khác nào tự mình dẫn mình vào nhà bọn cướp giết người để tự mình bị giết (tự chiêu kỳ họa). “Cửu Tam, nhu vu nê, trí khấu”, tức là “tự ngã trí khấu” tự mình đến nhà kẻ cướp giết người!

Cửu Tam, là dương cư dương vị, lại bất trung bất chánh, nên tánh trùng cương (quá nóng nảy, thiếu bình tĩnh, thiếu suy xét) nên đã biến thành một kẻ cương táo, làm sao làm chủ được mình nổi. Kẻ mà không làm chủ được mình, cứ nghe theo cương tánh mà làm càn làm bướng, dĩ nhiên phải bị tai ương (vọng tác, hung). “Vọng tác”, là làm bướng, làm càn! Tuy nhiên, lời Tượng có răn đe: nếu Tam biết thận trọng, may ra có thể tránh được tai họa (Kính thận, bất bại dã 敬 慎 不 敗 也 . “Kính thận”, là hết sức cẩn thận.

2.3.4. Hào Lục Tứ

Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.

六 四:需 于 血,出 自 穴。

Lục Tứ, là đã rớt ngay vào biển thẳm rồi! Tượng như kẻ đã gieo mình trong biển máu (nhu vu huyết) cũng như lọt vào hố sâu, cần phải lo leo lên khỏi “huyệt” (xuất tự huyệt 出 自 穴), và chỉ còn có một cách, là nếu biết dùng phép “nhu” thì có thể ra được, bởi Lục Tứ là hào Âm cư Âm, được trùng âm… Mà Âm, thì phải dùng Âm thuật, dùng Nhu thuật, nghĩa là biết nghe theo Thiên lý (ở thời Nhu mà hào lại thuộc Âm nhu) đó là biết thuận theo Thiên lý (thuận thiên giả tồn).

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Nhu vu tửu thực, trinh, kiết.

象 曰:需 于 酒 食,貞,吉。

Cửu Ngũ, đắc trung đắc chính, lại được dương cư dương vị, ở ngay ngôi chí tôn, ở thời Nhu, là đắc thế nhất, nên cứ yên vui nơi “tiệc đời”, cứ ăn uống no say… như Đại tượng đã nói, mà chờ đợi… Nhưng, phải nhớ 2 chữ Trung Chánh mà chớ sai ngoa “dĩ Trung Chánh dã”, mới hoàn toàn tốt. Nên lợi dụng khoảng này, mà nghỉ ngơi dưỡng sức!

Tại sao, lời Tượng lại còn răn đe, nhắc nhở “Tửu thực trinh kiết, dĩ Trung Chánh dã”, là vì, họa thường sinh ra ở những lúc hưởng phúc tuyệt vời… “lạc cực sinh bi”. Chớ bao giờ quên qui tắc ấy của Dịch lý! Làm việc nhiều, phải có lúc giải trí, và trong lúc giải trí nên tổ chức những cuộc giải trí lành mạnh! Đây, là chỗ bí hiểm nhất của quẻ Nhu.

2.3.6. Hào Thượng Lục

Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách, tam nhơn lai, kính chi, chung kiết.

上 六:入 于 穴,有 不 速 之 客, 三 人 來,敬 之,終 吉。

Hào Thượng lục, ở trên chót vót quẻ Khảm, là nguy cực, tượng người bị sa vào lỗ sâu (nhu vu huyệt) được hào Cửu Tam chính ứng. Cửu Tam theo thượng lục như Dương đem theo Âm, có điều là anh Cửu Tam này chạy theo lục bà lại mời luôn cả 3 người (tức là 3 hào Dương của nội Kiền) cùng theo lên, nên mới nói, khách không mời mà đến (hữu bất tốc chi khách, là khách không ai mời, lại đến (tam nhơn lai 三 人 來).

Lục là âm cực nhu nên hiếu khách (hào Âm có tánh thu hút, quyến rũ) tiếp đón nồng hậu 3 chàng trai, nhờ vậy mà Lục được kéo ra khỏi hố sâu của cảnh cô đơn, rốt cùng được hưởng phần nào sự tiếp viện về sự dinh dưỡng. Ba chàng trai mà nuôi một cô gái, dư lực. Cho nên mới nói: “tuy bất đáng vị, vị đại thất dã 雖 不 當 位,未 大 失 也。. Lục nhờ vậy, mà không mất mát gì to, chưa gọi là đã mất to! (vị đại thất 未 大 失. (cũng đọc là “不 當 bất đương”).

3. Quẻ Thủy Thiên Nhu là quẻ HUNG hay CÁT?

“Nhu” có nghĩa là “cần đến”, được thời mà hành động. Vì vậy, nó có hình tượng ngọc sáng ra khỏi lòng đất. “Minh châu” có nghĩa là ngọc sáng. “Minh châu xuất thổ” là chuyện ngọc sáng vùi lấp trong đất lâu ngày, chưa hề bị phát hiện, nay bỗng nhiên đất đá bị gió xối, nước cuốn, ngọc sáng lộ thiên. Ngọc sáng ai nhìn cũng thích. Nếu gieo được quẻ này là điềm “Vận tốt đã đến”: thời vận làm ăn thuận lợi, thành công.

Như vậy Quẻ Thủy Thiên Nhu có điềm “Vận tốt đã đến” là một trong các quẻ cát trong kinh dịch. Thời vận sắp tới, còn phải chờ đợi một thời gian ngắn nữa, lúc đó triển khai công việc thì dễ thành công. Nôn nóng là sa vào nguy hiểm. Tài vận và công danh sắp tới, trước mắt còn phải kiên trì nhưng hậu vận rất tốt. Chọn nghề, nhận chức chưa nên vội, hãy chờ một thời gian nữa. Thi cử dễ đỗ đạt. Kiện tụng nếu nhẫn nại thì về sau sẽ thắng. Hôn nhân, luyến ái trước mắt chưa nên vội vàng sẽ hỏng việc, nên chậm lại một thời gian nữa vì có duyên nhưng chưa hợp thời.

XEM THÊM:Quẻ 4 – Sơn Thủy Mông

4. Ứng dụng quẻ Thủy Thiên Nhu trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Thủy Thiên Nhu trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Không thể trở thành hiện thực ngay. Nếu tiếp tục nỗ lực kiên trì, thành công sẽ đến.
  • Hôn nhân: Có nhiều điều gây trì hoãn, trở ngại và phiền toái. Đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tất cả đều không thành. Cơ hội duy nhất dể thành công là kiên trì nhẫn nại và nỗ lực không ngừng.
  • Tình yêu: Hấp tấp, bốc đồng sẽ dẫn đến thất bại. Tiếp xúc kiên nhẫn và có lòng thành trong khi chờ đợi sẽ dẫn đến thành công.
  • Gia đạo: Có những khó khăn, rắc rối, phiền muộn nhỏ vào lúc này. Vì sự thịnh vượng của gia đình, phải có lòng quyết tâm đưa ra những quyết định đẹ giải quyết mọi việc.
  • Con cái: Sẽ có con muộn. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Sẽ gặp những khó khăn trong lúc này. Phải bỏ ra rất nhiều thời gian để giao tiếp và thương lượng mới mang lại kết quả mỹ mãn.
  • Kinh doanh: Đừng tham việc được hưởng ngay những món lợi nhỏ. Hãy bình tĩnh và vững vàng, chờ đến lúc có thời cơ thích hợp để hành động – bằng không kết quả sẽ là sự thất bại.
  • Thị trường chứng khoán: Bị trì trệ một thời gian nhưng sẽ tăng giá về sau.
  • Tuổi thọ: Bởi còn trẻ, khó tránh được tật bệnh. Sức khỏe tốt sẽ đến sau.
  • Bệnh tật: Lâu và kéo dài. Với sự nghỉ ngơi và bồi dưỡng bạn sẽ bình phục. Các bệnh về tiêu hóa hay những tật bệnh ảnh hưởng đến dạ dày, ruột, não hay máu huyết.
  • Chờ người: Sẽ đến muộn. Bạn phải chờ đợi một cách kiên nhẫn.
  • Tìm người: Sẽ mất khá lâu mới tìm được người này nhưng mọi việc sẽ tốt đẹp trong suốt thời gian này. Hãy tìm ở hướng bắc hay tây bắc.
  • Vật bị mất: Sẽ phải mất khá nhiều thời giờ mới tìm được vật này. Hãy tìm kiếm ở hướng bắc hay tây bắc.
  • Du lịch: Sẽ có những trở ngại trong lúc này. Sẽ gặp chậm trễ trước khi có thể bắt đầu.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Không có lợi. Tốt nhất hãy hòa giải hay buông bỏ hoàn toàn.
  • Việc làm: Sẽ không thể tìm được công việc trong lúc này. Hãy chờ đợi và việc làm tốt sẽ đến.
  • Thi cử: Sẽ không tiến triển đúng như mong đợi. Hãy học hành hoặc luyện tập cật lực hơn nữa.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Chưa phải thời cơ thích hợp. Hãy chờ đến lúc thích hợp hơn.
  • Thời tiết: Trời nhiều mây và sau đó có mưa.
  • Thế vận: Mọi việc thuận lợi, sẽ như ý.
  • Hy vọng: Không nóng vội sẽ thành công
  • Tài lộc: an tâm chờ đợi, sẽ tối.
  • Sự nghiệp: chưa có thời cơ, phải đợi chờ.
  • Nhậm chức: chờ đợi, sẽ có địa vị tốt.
  • Nghề nghiệp: chưa nên chuyển nghề.
  • Tình yêu: tiến triển nhanh, bình tĩnh tránh đổ vỡ.
  • Hôn nhân: chờ đợi sẽ thành.
  • Đợi người: người mình đợi đến muộn.
  • Đi xa: chờ lúc thuận lợi hãy đi.
  • Pháp lý: nhẫn nại sẽ thắng kiện.
  • Sự việc: cứ đề sự việc diễn tiến sẽ tốt đẹp.
  • Bệnh tật: sẽ thuyên giảm sau một thời gian.
  • Thi cử: kết quả tốt.
  • Mất của: không dễ tìm.
  • Người ra đi: chưa thể về ngay.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Thủy Thiên Nhu trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: