Quẻ Sơn Thủy Mông là quẻ số 4 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ Hung hay Cát? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Sơn Thủy Mông là gì?

Sơn Thủy Mông là quẻ xấu trong Kinh Dịch
Sơn Thủy Mông là quẻ xấu trong Kinh Dịch

Quẻ Sơn Thủy Mông còn gọi là quẻ Mông (蒙 mèng), là quẻ thứ 04 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm = (水) Nước
  • Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gẽn) Cấn = (山) Núi

Phục Hy ghi: Tự quái, Truân giả vật chi thi sinh dã, vật sinh tất Mông, cố thụ chi dĩ Mông, Mông giả mông dã, vật chi tử dã.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Thủy Mông

2.1. Đại Tượng

“Sơn hạ, xuất tuyền: Mông.

“Quân tử dĩ Quả hạnh, dục đức.

山 下 出 泉:蒙。

君 子 以 果 行 育 德。

Dưới núi, có suối chảy, tượng quẻ Mông; Người quân tử noi theo đó mà vun trồng “trái hạnh” (quả hạnh), và dưỡng dục nó bằng “đức”. Câu này có 2 nghĩa: một cạn, một sâu.

Cạn, có thể để nói lên công trình và sứ mạng của Văn hóa và Giáo dục, lấy Đức dục đứng đầu, và Trí dục làm thứ yếu: “Đức thắng Tài vi quân tử; Tài thắng Đức vi tiểu nhân.”

Sâu, thì sự dưỡng dục cái Đức, không còn phải là đức hạnh thông thường của luân lý nhị nguyên, mà là cái Đức theo Lão Tử đã nói: “Thượng đức bất đức”, đó là cái Đức của Đạo, là cái gọi là “tự kỷ hư Tâm”, dưỡng dục cái Tâm Hư siêu Thiện Ác của mình, cái mà Trang Tử gọi là “Vương đức” hay Đạo Tâm. Ta hãy nghe đây, định nghĩa chữ “Vương đức”: “Nghe rõ được trong chốn Vô thinh, thấy rõ được trong cảnh vô sắc, nghĩa là nhận thấy rất rõ trong chốn vô thinh, vô sắc. Trong chỗ lặng lẽ, im lìm của vô thinh, họ nhận thức rất rõ cái nhạc thái hòa của mọi cảnh xung đột và mâu thuẫn trên đời. Hay nói cách khác: trong Âm, họ thấy rõ cái “Âm trung hữu Dương”; trong Dương họ thấy rõ cái “Dương trung hữu Âm”, nghĩa là họ thấy rõ cái Họa trong cái Phúc, cái Phúc trong cái Họa. Cái nhìn của họ là cái nhìn của Nhất Nguyên, không phải còn là cái nhìn phiến diện của Nhị Nguyên nữa! Họ thấy rõ ngay trong cảnh hỗn loạn của Chiến tranh cái trật tự Thái Hòa của Thiên Lý: “Toàn thể Vũ trụ chỉ là một bãi Chiến trường, trong đó trỗi lên một bản Tình ca bất tận”.

2.2. Tiểu Tượng

2.2.1. Hào Sơ Cửu

“Phát Mông, lợi dụng Hình nhân.

“Dụng thoát, “trất cốc” dĩ vãng, lẫn.

發 蒙,利 用 行 人。

“用 說”,“桎 梏”以 往 吝。

Hào Sơ Lục ở đầu quẻ Mông, là hào Âm, là hào bất chính (“âm cư dương vị”), tức là Kẻ còn hôn ám, mê muội, bị nhiều thứ gông cùm trói buộc chân tay, tượng những “giáo điều cố định”, những thành kiến của xã hội, luân lý, tôn giáo, chính trị còng trói lại rồi, nên không còn hoạt động tự nhiên được nữa, hoàn toàn bị “nhân vi” khu sử trong mọi tư tưởng, tình cảm và sinh hoạt hàng ngày, tức là người hoàn toàn nô lệ hoàn cảnh, hay nói cách khác, là người hoàn toàn là “sản phẩm của xã hội”. Những ước lệ giả tạo của xã hội chi phối cả tư tưởng, tình cảm và hành vi như bị các gông cùm trói buộc, không sao biểu lộ được Thiên Chân. Cho nên, điều phải làm đầu tiên để giải thoát nó, là phải lột bỏ tất cả mọi gông cùm ấy “dung thoát trất cốc” (trất cốc, là gông cùm) bằng cách cho nó biết rõ, nó đang bị còng trói như một tên nô lệ, để mà nó được “thoát” khỏi mọi gông cùm ấy, tức là các giáo điều cố định, các tập quán nhị nguyên và cả những dục vọng ích kỷ như tham lam, tật đố… còng trói nó. Tóm lại, đây là một tên nô lệ: nô lệ dục vọng của mình, nô lệ những ước lệ của xã hội hay dư luận của chung quanh con người.

2.2.2. Hào Cửu Nhị

Bao Mông, Kiết, nạp phụ, tử khắc gia.

九 二:包 蒙,吉,納 婦,子 克 家。

Tượng viết:

Tử khắc gia (tiếp dã) cương nhu tiếp dã.

象 曰:子 克 家。剛 柔 接 也。

Cửu Nhị, dương cương, đắc Trung đắc chính, làm chủ nội quái, thống trị cả loài âm. Bao bọc và che chở hết thảy cái hào âm, là cương vị một vị Tôn sư ở thời mông muội, lãnh trách nhiệm khai tâm cho cả thời này. Các hào âm, là tượng những người đàn bà những hạng người u mê ám chướng, thì Cửu Nhị sẵn sàng dung nạp (nên nói “nạp phụ 納 婦”, không cự tuyệt một ai, không phân âm dương, thiện ác gì cả. Đó là cái nghĩa của hai chữ “bao mông 包 蒙”.

Hào Cửu Nhị sở dĩ được khen bằng 2 chữ “Kiết” (“Bao mông”, Kiết, và “nạp phụ”, Kiết), là nhờ ở đức Trung cương. Còn Ngũ, là âm nhu, mới có được sự tương tiếp của Nhị, giả sử mà Ngũ cũng cương đồng với Nhị, làm gì có được sự “Cương nhu tương tiếp (Cương Nhu tiếp dã 剛 柔 接 也 , phải có một Âm một Dương mới đúng Đạo!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2.3. Hào Lục Tam

Vật dụng thú nữ; Kiến kim phu bất hữu cung, vô du lợi.

六 三:勿 用 娶 女。見 金 夫。不 有 躬。無 攸 利。

Tượng viết:

Vật dụng thú nữ; hạnh bất thuận dã.

象 曰:勿 用 娶 女,行 不 順 也。

Chớ có cưới đứa con gái này, con gái mà thấy ai có tiền thì chạy theo ngay (Kiến kim phu) quên cả thân người con gái, phải giữ chữ trinh làm đầu (Bất hữu cung, là quên mất thể thống con người của mình). Vì vậy, hạng người con gái này, chẳng đi đâu mà có lợi cả (vô du lợi 無 攸 利).

Thủ tượng, lấy hình ảnh một người con gái, nhưng thực sự không phải nói chuyện về đứa con gái mất nết ấy. Đây, là muốn nói một kẻ yếu đuối mà không có thể thống, có tánh hễ thấy ai hơn mình, vội vàng xem người ấy như là thần tượng, như người con gái ham tiền, thấy người nào giàu là xem đó như thần tượng (“Kim phu”, con người bằng vàng khối). Hạng người này, quá yếu đuối, nên thích thờ phục kẻ Tài Đức hơn mình kia như hạng thần tượng.

Học Đạo, trong thời Mông muội, phải biết tìm bậc “Sư vô sư” (thầy mà không thích lên mặt ông thầy). Dựng lên một thần tượng, là tự mình xem mình là đoàn nô lệ! Và như thế, có một đứa học trò có một tinh thần nô lệ như thế, không danh dự gì cả cho cả Thầy lẫn Trò!

2.2.4. Hào Lục Tứ

Khổn Mông, lẫn.

六 四:困 蒙,吝。

Tượng viết:

Khổn Mông chi lẫn, độc viễn thực dã.

象 曰:困 蒙 之 吝,獨 遠 實 也。

Ở quẻ Mông, chỉ có 2 hào Nhị và Ngũ mới có tài “phá Mông” (nghĩa là phá được cảnh Mông muội cuồng loạn của con người thôi!).

Còn như hào Lục Tứ này, là tượng của một sự trùng âm (âm cư âm vị) và bất trung. Trên, thì còn rất xa với Thượng cửu; còn dưới, cũng xa với Cửu Nhị. Chung quanh, là toàn Âm, tượng của kẻ đã bị hôn ám chung quanh lại toàn là hôn cảnh, chung quanh không có bạn bè tốt, không thầy để học, thật đáng thẹn! Hết sức bạc phúc!

Là một con người “cô độc” tự mình xa thầy xa bạn tốt (độc, viễn, thực dã 實 也 nên phải đặt cho cái tên là “Khổn Mông” (chữ “thực 實” ám chỉ dương hào, vì nó là nét đầy, nên gọi là “thực 實”, còn hào âm, thì gọi là “hư” vì là nét đứt). Cho nên “viễn thực” là xa người quân tử! Người quân tử mà gặp phải cảnh này, thì phải đành chịu thôi!

2.2.5. Hào Lục Ngũ

Đồng Mông, Kiết.

六 五:童 蒙,吉。

Tượng viết:

Đồng Mông, Kiết, thuận dĩ Tốn dã.

象 曰:童 蒙,吉,順 以 巽 也。

Lục Ngũ, ở vị tối cao, “âm nhu”, đắc trung đắc chính nên có tánh Khiêm hạ, biết “tôn hiền, khuất kỷ”, như Lưu Huyền Đức cầu hiền là Khổng Minh Gia Cát, như Văn Vương cầu hiền là Khương Thượng Tử Nha! Bậc Đế sống với Thầy; bậc Vương sống với bạn; bậc Bá sống với bầy tôi; Vua mà mất nước, sống với bầy nô lệ! Nói chung, thì “gần mực đen, gần đèn sáng”.

Kẻ nào không tự kiêu, mà biết tìm Thầy, bao giờ cũng tự xem là bọn “đồng mông” (trẻ dại) thì sẽ được tốt “Kiết”. Trái lại, tự kiêu tự phụ, là dở! Phải biết thuận theo bậc Hiền Tài, như thuận cho gió thổi nhẹ nhàng: “thuận dĩ tốn dã”, là cái chỗ Tốt kẻ sống ở hào Lục Ngũ của thời Mông.

2.2.6. Hào Thượng Lục

Kích Mông, bất lợi vi Khấu, lợi ngư Khấu.

上 九:擊 蒙,不 利 為 寇,利 禦 寇。

Tượng viết:

Lợi, dụng ngự khấu. Thượng hạ thuận dã.

象 曰:利 用 禦 寇,上 下 順 也。

Quẻ Mông, chỉ có 2 hào Dương, dương hào ở hào Nhị, và dương hào ở hào Thượng. Cái Cương của Nhị đã trung đắc chính, rất hay! Còn cái Cương của Thượng thì bất đắc trung, bất đắc chính, mà ở thời Mông, khó thành công, bởi dùng đạo Cương không phải lúc, không đúng thời! Chữ “Kích” là đả phá, là công kích. Nhưng “phá Mông” mà lại dùng cương đạo là sai lầm! Người ta đã có lỗi, lại còn bị dùng lời nặng nề, đe dọa, thì có ai mà chịu nghe!

Vấn đề giáo dân, cần phải có vẻ ôn tồn, nhã nhặn nên mới gọi là “văn hóa” (hóa người bằng văn vẻ).

Không nên dùng Pháp trị trong vấn đề Giáo dục, đối vối trẻ con mất dạy cũng như đối với kẻ tù tội, phải biết làm dịu xuống sự căm hờn và lòng tự ti của chúng. Như Trang Tử đã nói nơi thiên “Từ Vô Quỉ”: “Cái đạo trị thiên hạ, khác nào việc chăn ngựa: chỉ nên lo trừ khử những gì có hại cho ngựa mà thôi!”. Ở thiên “Tại Hựu” ông lại nói: “Ta nghe “phòng giữ” thiên hạ, chứ không nghe có việc “trị” thiên hạ. “Phòng”, là sợ thiên hạ đắm đuối mà mất Tánh; “Giữ”, là sợ thiên hạ dời đổi lòng mình mà “mất Đức”. Thiên hạ mà không đắm đuối để mất Tánh, dời đổi để mất Đức, thì sao lại cần đến việc có kẻ “trị” thiên hạ?

3. Quẻ Sơn Thủy Mông là quẻ HUNG hay CÁT?

“Mông” có nghĩa là non nớt, mờ tối. Mờ tối thì sinh ra hồ đồ, không phân biệt đúng sai, coi cái đúng cũng như cái sai. vì thế được coi là hình tượng trẻ con ăn trộm tiền.”Tiểu quỷ” có ý chỉ trẻ con nghịch ngợm, thâu là ăn trộm. “Tiểu quỷ thâu tiền” là chuyện một kẻ thời vận không hay lại không có tiền. Khi gặp dịp, bất luận nhiều hay ít, kẻ đó không kìm được mình giống như trẻ con ăn trộm tiền vậy. Gieo phải quẻ này là điềm “thời vận không hay” hay còn gọi là thời vận bất tường.

Như vậy Quẻ Sơn Thủy Mông có điềm “thời vận không hay” thuộc nhóm quẻ xấu nhất kinh dịch. Quẻ Mông chỉ thời vận mông lung, mơ hồ chưa rõ rệt, mọi việc không biết đâu là phải trái, không phải là thời cơ để hành động, mà là thời cơ để học tập, tìm người hướng dẫn. Công danh sự nghiệp không có người trên có quyền lực và trí tuệ chỉ bảo không thể hoàn thành, có cố gắng sức cũng vô ích. Tài vận không có, khó bề kinh doanh. Tìm việc khó khăn. Thi cử chưa đủ sức, Xuất hành chưa thuận vì chưa có mục đích rõ ràng. Kiện tụng dây dưa, dễ thất bại. Tình yêu và hôn nhân còn mơ hồ, tìm hiểu chưa kỹ, chưa chắc chắn, khó thành.

XEM THÊM:Quẻ 3 – Thủy Lôi Truân

4. Ứng dụng của quẻ Sơn Thủy Mông trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Sơn Thủy Mông trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Sơn Thủy Mông trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Rất khó đạt được ước muôn. Hãy nhẫn nại chờ cơ hội thuận lợi.
  • Hôn nhân: Cơ hội thành công thật bấp bênh. Chẳng có gì để làm trong lúc này ngoài sự chờ đợi. Đối tượng khác phái đó đang ở một nơi rất xa.
  • Tình yêu: Không biết cách xử lý tình huống và thái độ thiếu quả quyết sẽ dẫn đến thất bại.
  • Gia đạo: Hoàn cảnh thật khó khăn; thêm nữa, chẳng có sự tương đắc hay hòa hợp nào cả. Tất cả phải đối xử với nhau bằng thái độ thành thực để thay đổi tình hình.
  • Con cái: Đông con nên có nhiều khó khăn và rắc rối. Hãy quan tâm đến việc giáo dục con cái và chúng sẽ mang đến hạnh phúc cũng như may mắn trong tương lai. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Rất khó thành công.
  • Kinh doanh: Không suôn sẻ, vất vả. Phải chờ đến lúc tốt đẹp hơn.
  • Thị trường chứng khoán: Giá cả không ổn định; sẽ tăng về sau.
  • Tuổi thọ: Bệnh tật và yếu. Có khả năng bị đoản thọ. Bạn phải hết sức quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của mình.
  • Bệnh tật: Các chứng bệnh về não và các vùng bụng dưới; các bệnh truyền nhiễm. Kéo dài và đầy buồn phiền. Hãy hết sức chú trọng đến nghĩ ngơi và dưỡng bệnh mới có hy vọng bình phục.
  • Chờ người: Sẽ đến chỗ đó về sau, hãy kiên tâm chờ đợi.
  • Tìm người: Người đó đang bị lôi kéo, cám dỗ hay lạc đường. Việc tìm kiếm sẽ mất khá nhiều thời gian. Hãy tìm từ hướng đông sang hướng bắc.
  • Vật bị mất: Đã bị đặt sai chỗ hay bị nằm bên dưới cái gì đó; hãy tìm từ hướng đông sang hướng bắc.
  • Du lịch: Nhiều trở ngại và chậm trễ. Phải thận trọng và biết cân nhắc khi đưa ra quyết định.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Sẽ bị trì hoãn và kéo dài mà không đạt được bất kỳ kết thúc nào; không đáng để cố gắng.
  • Việc làm: Không thể tìm được ngay. Phải kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng.
  • Thì cử: Điểm rất kém.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyền môn hay chỗ làm: Không phải lúc thích hợp; tốt nhất nên chờ.
  • Thời tiết: Trời âm u và mưa.
  • Xem thế vận : còn xa xôi mờ mịt, khó bề xoay xở.
  • Xem hy vọng: chưa đến, chờ thời cơ. Miễn cưỡng sẽ thất bại.
  • Xem tài lộc: tài lộc khó cầu, chỉ lãng phí thời gian, tiền của.
  • Xem sự nghiệp: hiện tại chưa gặp thời.
  • Xem nhậm chức: gần như ý. Phải dựa vào người trên.
  • Xem nghề nghiệp: không nên chuyển nghề.
  • Xem tình yêu: đôi bên chưa chân thành, đang lợi dụng lẫn nhau. Xem hôn nhân: khó thành.
  • Xem đợi người: người đợi chưa đến.
  • Xem đi xa: không nên đi, nếu cứ đi có thể xảy ra bất trắc.
  • Xem pháp lý: việc khó xong, dù ta có lý.
  • Xem bệnh tật: còn lâu ngày lâm bệnh, bệnh không thuyên giảm.
  • Xem thi cử: không đạt.
  • Xem người ra đi: không trở về ngay, có về thì khó tới đích.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải chi tiết và các ứng dụng của quẻ Sơn Thủy Mông trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: