Quẻ Thủy Trạch Tiết là quẻ số 60 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng trong đời sống hàng ngày của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé! Mời các bạn cùng đón đọc nhé!
1. Quẻ Thủy Trạch Tiết là gì?
Quẻ Thủy Trạch Tiết, đồ hình ||::|: còn gọi là quẻ Tiết (節 jie2), là quẻ thứ 60 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
- Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
Giải nghĩa: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thủy Trạch Tiết
2.1. Thoán Từ
Tiết, hanh; khổ tiết, bất khả trinh.
節,亨,苦 節,不 可 貞。
“Tiết” là những mắt tre… nói lên sự đều đều có chừng mực, có điều độ… Không cho có gì thái quá, không cho có gì bất cập. Cho nên, làm được việc điều tiết, là thực hiện Đạo Trời. Người quân tử học đạo “Tiết” là học đạo Trời vậy, biết chỗ nào bớt mà bớt, chỗ nào thêm mà thêm, đâu phải còn là việc tầm thường, phi là bậc Thánh nhơn, chắc gì làm nổi việc rất tầm thường dễ hiểu này!
Bởi lòng tham không tiết chế nổi, mà thường phải phạm vào cái lỗi “thái quá”, gọi là “khổ tiết”, tức là chưa học và hành nổi cái phép “tri túc, tri chỉ” của Lão Tử mà con người tự làm hại cho nhân sinh biết mấy! mới có lời răn đe “Khổ tiết, bất khả trinh 苦 節 不 可 貞”.
2.2. Thoán Truyện
“Khổ tiết bất khả trinh, kỳ đạo cùng dã 苦 節 不 可 貞,其 道 窮 也。” Sở dĩ không giữ được sự lâu bền, đó là đạo Tiết đã bước đến đường cùng!
“Tiết” mà làm cho đúng đạo, đâu phải dễ! Phi là Thánh nhơn, khó mà thực hiện được! “Đạo chi bất hành dã, ngã tri chi hĩ! Trí giả quá chi, ngu giả bất cập dã. Đạo chi bất minh dã, ngã tri chi hĩ! Hiền giả quá chi, bất tiếu giả bất cập chi! 道 之 不 行 也,我 知 之 矣。智 者 過 之,愚 者 不 及 也。道 之 不 明 也,我 知 之 矣。賢 者 過 之,不 肖 者 不 及 也。”
(Đạo mà không thi hành được, ta đã biết tại sao rồi! Kẻ trí thì đi quá mức, kẻ ngu thì theo không kịp; Đạo mà không sáng được, ta cũng đã biết tại sao rồi! Người hiền thì đi quá trớn, kẻ thiếu đức thì theo không kịp.)
Trời có bốn mùa, “thu” không thể kéo dài mãi, “xuân” không thể kéo dài mãi, mà bốn mùa mới tạo thành (thiên địa “tiết” nhi tứ thời thành 天 地 節 而 四 時 成。)
2.3. Đại Tượng
Trạch thượng hữu thủy: Tiết.
Quân tử dĩ tiết chế số độ, nghị đức hạnh.
澤 上 有 水,節。
君 子 以 節 制 數 度,議 德 行。
Trên đầm (hay hồ) có nước, là quẻ Tiết. Người quân tử xem đó để định chế độ số, và nghị luận về đức hạnh. “Tiết” là sự có hạn lượng, có độ số… Đầm chứa nước có hạn lượng, quá nhiều thì tràn ra. Đó là tượng quẻ Tiết.
Một vòng châu thiên có 365 độ, chia ra 4 mùa, tám tiết, 72 hậu mỗi mỗi đều có giới hạn, tức là độ số. Tất cả đều do độ số mà ra. Nhân đó mới nghĩ đến được mức hành động của Trời Đất Âm Dương (“đức” là chỗ sở hành mà Vũ trụ Vạn vật, tức là Dịch đề xướng cái học về con số, những con số chỉ huy và tạo thành các hiện tượng của đạo Trời.
Khoa thuật số Đông phương, chính là một Khoa Toán học rất cao (Mathématiques supérieures) đồng thời cũng là một Khoa Triết số (Philosophie des Nombres).
Với các con số kỳ diệu, các nhà thuật số đã đo lường không gian và thời gian, đánh giá mức độ những ảnh hưởng tinh tú xa gần mạnh yếu, xấu tốt để quyết định mọi chuyện xảy ra dưới trần thế. Dịch, bàn đến tất cả mọi con số đã ghi trong Hà đồ và Lạc thư. “Tiết chế số độ” là phép “chế hóa” âm dương ngũ hành căn cứ vào các con số căn ở Hà đồ.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.4. Tiểu Tượng
2.4.1. Hào Sơ Cửu
Bất xuất hộ đình, vô cựu.
初 九:不 出 戶 庭,無 咎。
Sơ Cửu, ở vào đầu thời Tiết (là thời phải lo tiết chế) mà Sơ Cửu này lại là hào dương cương, lại “dương cư dương vị” nên ham nói (tánh hay đề cao). Vậy, thời Tiết, Sơ nên biết cẩn ngôn và “tiết lời” thủ thân, nên khuyên chớ nên ra khỏi cửa sân, được vậy thì “vô cựu”!
Trong việc dùng đến ngôn ngữ, không phải bảo: đừng nói gì cả, mà bảo: cái gì đáng nói mới nói, nên im lặng thì im lặng… Đâu phải dễ! Phải là bậc đại trí mới biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói, đó là một nghệ thuật sống vô cùng khó khăn và tế nhị, có lẽ chỉ có bậc Thánh nhơn mới làm nổi mà thôi, cho nên Thánh nhơn là kẻ ít lời nhất. Lại còn “tri giả bất ngôn”, “ngôn giả bất tri” có một nghĩa siêu hình tối thượng. Thường thì nên cẩn ngôn trong sự giao tế hằng ngày. Dù cho ở chỗ “thân mật” nhất, cũng chẳng nên xem thường trong lời nói, ngay với kẻ chí thân! Hàn Tín ngày xưa bị vạ bởi không cẩn ngôn trong lời nói với Hán Lưu Bang.
Cái họa của lời nói thật đáng sợ: “nhứt ngôn khả dĩ hưng bang”, mà, “nhứt ngôn cũng khả dĩ táng bang”! nếu không nói “táng Mạng” là thường.
Cẩn ngôn, là hạnh đầu tiên của hàng Thánh nhân. Người xưa có nói: “Nói đang sướng mồm mà nín ngay lại được; ý đang hớn hở mà thu hẳn lại được; tức giận ham mê đang sôi nổi mà tiêu trừ ngay được, phi là bậc siêu nhân, không ai tài nào làm nổi!”.
2.4.2. Hào Cửu nhị
Bất xuất môn đình, hung.
九 二:不 出 門 庭,凶。
Tượng viết:
Bất xuất môn đình, hung, thất thời cực dã.
象 曰:不 出 門 庭 凶,失 時 極 也。
“Bất xuất môn đình” là không ra khỏi được cổng sân, thì có việc “hung” dữ! Nhị, là dương cương, lại không chính ứng được với Ngũ (vì đồng loại) cho nên Nhị đã mất đức Trung rồi! lại còn lỗi thời (dương cư âm vị) nên mới biến thành hung tượng. Lỗi thời, cũng bởi không hợp được với Ngũ, lai hợp bầy với Sơ (thất thời cực dã 失 時 極 也).
Hào Nhị đây, là Hàn Tín chí cương, đắc trung ở Nhị, là một viên Đại Tướng, không hợp với Ngũ (Cao Tổ), kết liên với Sơ thấp kém hơn mình… Bởi không “tiết chế” nổi lòng tham dục của mình, nên lúc phải đi ra khỏi lòng bàn tay đầy tham vọng của Hán Bái Công, lại do dự không chịu ra đi, nên gặp Hung là phải (bất xuất môn đình, hung; thất thời cực dã).
2.4.3. Hào Lục Tam
Bất tiết nhược, tắc ta nhược, vô cựu.
六 三:不 節 若,則 嗟 若,無 咎。
Tượng viết:
Bất tiết chi ta, hựu thùy cựu dã.
象 曰:不 節 之 嗟,又 誰 咎 也。
Lục Tam âm nhu, bất trung bất chánh, ở trên hết quẻ Đoài, trước mặt là Khảm hiểm (biển cả đầy nguy hiểm). Ở thời Tiết, cần phải biết tiết chế lấy mình, đừng để kẻ khác tiết chế mình, may ra mới không có lỗi.
Nhưng Tam nhu nhược, không đủ sức tự cường (“tự thắng giả cường”), nên phạm phải vào cái lỗi “phát ngôn bừa bãi”, nên hào từ mới răn dạy như ở hào Sơ: “bất tiết nhược (ăn nói càn rỡ) phải rước họa vào thân. Rồi đến nước, than van đau đớn (則 嗟 若 tắc ta nhược), đó là “tự chiêu kỳ họa” nào phải lỗi tại ai? (又 誰 咎 hựu thùy cựu?).
2.4.4. Hào Lục Tứ
An tiết, hanh.
六 四:安 節,亨。
Tượng viết:
An tiết chi hanh, thừa thượng đạo dã.
象 曰:安 節 之 亨,承 上 道 也。
Lục Tứ, nhu thuận, “âm cư âm vị” đắc chánh, trên thừa tiếp với Ngũ, đủ bộ Âm Dương tương đắc, là đắc thời đắc thế rồi, chẳng cần miễn cưỡng gì nữa cả! Đó là được “an tiết 安 節” mà được cả sự “hanh thông”! Chữ “an 安” có nghĩa là tự nhiên, không phải miễn cưỡng giả vờ bên ngoài (kiểu sức).
Ở thời Tiết, người ta có thói “kiểu sức” làm việc “tiết”, nên không được lâu bền! Chỗ “hanh thông” của Tứ, hoàn toàn nhờ ở hào Ngũ, nên nói: “An tiết chi hanh, thừa Thượng đạo dã”. “Thượng” là ám chỉ hào Cửu Ngũ.
2.4.5. Hào Cửu Ngũ
Cam tiết, kiết, vãng hữu thường.
九 五:甘 節,吉,往 有 尚。
Tượng viết:
Cam tiết chi kiết, cư vị Trung dã.
象 曰:甘 節 之 吉,居 位 中 也。
Sự “tiết chế”, nếu muốn có hiệu quả chắc chắn, phải thực hiện một cách dịu dàng, nên gọi là “Cam tiết 甘 節” (“tiết” mà ngọc ngào như đường mật, nên gọi là “Cam 甘”). Khác với hào từ hào Thượng Lục, “Khổ tiết” (Khổ 苦), là đắng). Trong 6 hào quẻ Tiết, chỉ có hào Cửu Ngũ là tốt nhất, và là hào làm chủ động của toàn quái.
Ngũ là vị chí tôn, chí cao có tư cách làm chủ cả quẻ. Đã chẳng những tự mình tiết chế được dục vọng của mình (tự thắng giả cường) mà lại còn “tiết chế” cả thiên hạ. Tự tiết (tự thắng) mà lòng vẫn an vui không thấy có sự khổ tâm khổ trí, bắt buộc thiên hạ lo tiết, mà thiên hạ cũng vui lòng nghe theo, đó là tiết một cách ngọt ngào dịu dàng (cam tiết 甘 節) nên được “tốt” (kiết).
2.4.6. Hào Thượng Lục
Thượng Lục, khổ tiết, trinh hung, hối vong.
上 六:苦 節,貞 凶,悔 亡。
Tượng viết:
Khổ tiết trinh hung, kỳ đạo cùng dã.
象 曰:苦 節 貞 凶,其 道 窮 也。
“Tiết” mà đắng nghét! Càng kiên nhẫn thêm, càng làm cho khổ tâm thêm. Đó là đạo Tiết đã đến chỗ cùng cực của nó rồi! Thượng Lục, ở hào cuối cùng, lại cũng là ở chỗ cùng cực của sự nguy hiểm (hào trên chót của quẻ Khảm hiểm). Nếu cứ ôm giữ mãi sự “khổ tiết”, thì dĩ nhiên phải bị hung, gọi là “trinh hung” (hung dữ luôn luôn).
Quẻ Tiết đi sau quẻ Hoán, là rất đúng lẽ: xã hội đã phải trải qua một cuộc “hoán tán”, phong tục đồi bại quá nhiều, công kỹ nghệ đã bị hoang phế đã quá rồi, sự sản xuất kinh tế đã đến mức kiệt quệ không sao sửa đổi nữa được, nếu không dùng đến đạo “Tiết” thì làm sao chống nổi “làn sóng xa xí” càng ngày càng tăng (bởi còn ai còn tin tưởng đến ngày mai mà làm “tiết kiệm”? Sống mà không tin còn có ngày mai, thì cứ sống bừa bãi, sống bê tha, ăn xổi ở thì… thật là nguy hiểm cho xã hội sắp đổ nát tan tành, như sắp đi đến thời “tận thế”!
XEM THÊM: Quẻ 59 – Phong Thủy Hoán
3. Quẻ Thủy Trạch Tiết là quẻ HUNG hay CÁT
Tiết là điều hòa, là tiết chế. Điều hòa để con người chúng ta hòa điệu cùng hoàn cảnh xã hội, nhân quần và vũ trụ. Tiết chế để cuộc đời chúng ta sống trong kỷ luật, mực thước hợp với lẽ thiên nhiên. Vì vậy nó có hình tượng “Điểm danh tướng phong thần”. “Điểm tướng phong thần” là chuyện sau khi Khương Thái Công diệt vua Trụ, phong thần ở Vạn Tượng Mục. Tất cả hồn ma đều xông lên trước đài và được thụ phong tước vị. Người gieo được quẻ này có điềm “Không phải kiêng kị”.
Như vậy Quẻ Thủy Trạch Tiết có điềm “Không phải kiêng kị” là một trong các quẻ tốt trong kinh dịch. Quẻ cho biết vận thế tốt đối với những người biết tự điều tiết, không lợi cho những ai chủ quan nóng vội, không biết tự lượng sức mình. Biết điều tiết đúng mức cho hợp khả năng, cho trong ấm ngoài êm, thì công danh sự nghiệp sau một thời gian sẽ thành công rực rỡ, tài lộc có nhiều. Điều tiết không đúng, dè dặt thái quá, khắc khổ thái quá dễ làm mất lòng tin dẫn đến hỏng việc, tài lộc trung bình. Mọi việc kiên trì thì giải quyết thuận lợi, nôn nóng khó xong… ốm đau hay dai dẳng. Hôn nhân chưa thuận lợi nhưng sau bền chặt.
4. Ứng dụng của quẻ Thủy Trạch Tiết trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Không hy vọng gì trong lúc này. Hãy chờ đến lúc thích hợp.
- Hôn nhân: Một cuộc hôn nhân hoàn mỹ. Không cần gì phải lo âu hay hấp tấp. Nhẫn nại và tiến đều sẽ dẫn đến thành công.
- Tình yêu: Thành công hay thất bại sẽ tùy thuộc vào mức độ nhẫn nại.
- Gia đạo: Việc nhà ngăn nắp và hợp lý hưởng được vận may.
- Con cái: Biết vâng lời và có hiếu; một gia đình hạnh phúc. Nhưng nếu cha mẹ hành động vô đạo đức hay có tác phong không thích hợp, con cái sẽ chống đối và vận may sẽ tan vỡ. Thai nghén: con trai.
- Vay vốn: Không hy vọng gì trong thời điểm hiện tại.
- Kinh doanh: Tạm bình thường.
- Thị trường chứng khoán: Giá cả chỉ dao động đôi chút.
- Tuổi thọ: Nếu có kỷ luật tự giác và chế độ dinh dưỡng thì sẽ có sức khỏe tốt và sống thọ.
- Bệnh tật: Kéo dài, nhưng có thể bình phục. Việc ăn uống phải điều độ. Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, dạ dày và ruột.
- Chờ người: Sẽ không đến trong một thời gian. Hãy kiên nhẫn chờ đợi.
- Tìm người: Gần đâu đây nhưng không dễ gì biết được những nơi thường lui tới của người đó. Đừng lo âu. Sẽ biết được những nơi thường lui tới của người này, hoặc anh ta sẽ tự động trở về.
- Vật bị mất: Bị mất trong nhà. Nhẫn nại thì sẽ tìm được. Hãy tìm ở hướng tây hay hướng bắc.
- Du lịch: Bây giờ chưa phải lúc để đi xa. Tốt nhất hãy chờ đợi đến lúc thích hợp hơn.
- Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
- Việc làm: Không hy vọng gì trong lúc này.
- Thi cử: Điểm rất khá.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Chưa đúng lúc. Hãy chờ một khoảng thời gian nào đó và rồi hãy xem xét tình huống mới.
- Thời tiết: Nhiều mây, thỉnh thoảng có mưa.
- Thế vận: có nhiều việc thuận lợi. Đề phòng chủ quan nóng vội và quá tự tin mà hỏng việc.
- Hy vọng: nôn nóng kỳ vọng thì khó như ý.
- Tài lộc: có nhưng sau một thời gian nữa.
- Sự nghiệp: sau một thời gian mới phát triển mạnh.
- Nhậm chức: hiện chưa như ý, sau có chức vị cao.
- Nghề nghiệp: không nên chuyển nghề.
- Tình yêu: đôi bên chưa thực sự gắn bó.
- Hôn nhân: phải qua một thời gian mối thành lương duyên.
- Đợi người: đến muộn.
- Đi xa: thuận lợi.
- Pháp lý: hòa giải là hơn.
- Sự việc: nếu từ từ sẽ giải quyết xong.
- Bệnh tật: kéo dài.
- Thi cử: kết quả bình thường.
- Mất của: tìm thấy.
- Xem người ra đi: chưa biết đang ở đâu.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải và các ứng dụng của quẻ Thủy Trạch Tiết trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: