Tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) là dịp được coi là dễ gặp tai ương, xui xẻo từ quan niệm dân gian ma quỷ trở lại nhân gian vào tháng này. Chúng tôi xin giới các ngôi chùa linh thiêng để các bạn đi hành hương, cầu bình an cho gia đình và bản thân trong thời gian sắp tới. 

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy (ngày xá tội vong nhân) – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Do đó, nhiều người cho rằng, trong tháng này, họ dễ gặp phải những điều xui xẻo, không may mắn. Những việc trọng đại như cưới hỏi, mua sắm, xây dựng, đi xa vì thế đều tránh trong tháng cô hồn.

Ngoài việc làm lễ cúng cô hồn tại nhà thì người Việt còn có thói quen đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… mong một tháng bình yên và có được sự may mắn hơn cho mình. Dưới đây là những ngôi chùa linh thiêng để cầu bình an, thuận lợi, xua tan sự xui xẻo trong dịp tháng cô hồn. 

Chùa Trấn Quốc 

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc được biết đến là một trong những ngôi chùa Hà Nội cổ. Ngôi chùa này trước đây được biết đến với tên gọi là chùa Khai Quốc, nơi đây còn từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, thời Trần.

Một góc chùa Trấn Quốc
Một góc chùa Trấn Quốc

Đặc biệt, chùa Trấn Quốc Hà Nội tọa lạc ngay hồ Tây, xung quanh được bao phủ bởi dòng nước mênh mông, trữ tình cùng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Hơn hết, ngôi chùa còn nổi tiếng với kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng tạo cảm giác thư giãn và an yên tuyệt đối cho người hành hương.

Chùa Tứ Kỳ

  • Địa chỉ: Ngách 46/18 Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Chùa Tứ Kỳ không chỉ là một ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng, mà nơi đây còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Chùa có thư viện với quy mô kinh sách, băng đĩa Phật giáo lớn nhất với 2.148 đầu sách và hơn 500 đầu băng đĩa. Nội dung bao gồm về Phật pháp căn bản, kinh tạng, luật, luận; tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông,…

chùa tứ kỳ địa chỉ tâm linh quen thuộc tại Hà Nội
Chùa Tứ Kỳ địa chỉ tâm linh quen thuộc tại Hà Nội

Chùa Tứ Kỳ sở hữu khuân viên rộng rãi với quy mô bề thế gồm nhiều công trình được thiết kế độc đáo nhưng vẫn mang đậm những nét kiến trúc xưa cũ theo lối phong cách Việt Nam cổ. Chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu bao gồm Cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà bia, nhà dải vũ, tháp Phật và điện thờ Mẫu.

Chùa Khai Nguyên 

  • Địa chỉ: Thôn Khoang Sau, Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Chùa Khai Nguyên còn có tên gọi khác là Cổ Liêu Tự, hay chùa Cheo, được xây dựng từ thế kỷ 16, dưới thời nhà Lý. Ngôi chùa tọa lạc tại một vùng quê yên bình cùng khuân viên trong lành, tươi mát với hồ nước vuông vắn, cây cối, hoa cỏ xanh tươi giúp đem lại sự thanh tịnh cho Phật tử và du khách khi tới chùa chiêm bái.

chùa Khai Nguyên
Quang cảnh chùa Khai Nguyên

Ngôi chùa còn nổi tiếng do sở hữu bức tượng phật A Di Đà lập kỷ lục lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bức tượng cao khoảng 72m gấp 40 lần người trưởng thành và phần đế rộng hơn 1200m2 – tương đương với diện tích của khoảng 10 ngôi nhà. Bức tượng tốn khoảng hơn 4 năm để hoàn thành tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.

Chùa Phổ Quang 

  • Địa chỉ: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, quận Tân Bình

Chùa Phổ Quang sở hữu cảnh quan đẹp và rất thanh tịnh vì nằm ở cuối một con đường nhỏ. Là ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời, thuộc hệ phái Bắc tông. Vừa bước chân đến chùa, bạn đã được nghe tiếng chim kêu thánh thót, mùi hoa Sala thoang thoảng, nhẹ dịu xông lên mũi giúp mọi căng thẳng, mệt mỏi tan biến, bỏ lại sau lưng tất cả những lo toan, tính toán của cuộc sống.

Hình ảnh chùa Phổ Quang
Hình ảnh chùa Phổ Quang

Đi vào bên trong hang động, bạn sẽ được trải lòng với Phật Quan Âm để cầu bình an, cầu tài cho bản thân, gia đình. Đến đây, bạn sẽ không phải mất công mua hoa, dầu đèn bên ngoài mà bên trong chùa đã có tất cả, thậm chí còn có người sắp lễ theo yêu cầu của khách.

Chùa Phổ Quang theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. Sự khác nhau căn bản giữa hệ phái Phật giáo Bắc tông và hệ phái Phật giáo Nam tông ở đối tượng thờ phụng. Phái Nam tông chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cùng các vị A la hán, còn phái Bắc tông ngoài những vị trên còn thờ các vị Phật và Bồ Tát.

Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3

Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000m2, là ngôi chùa được trang bị cơ sở vật chất khang trang bậc nhất tại TP.HCM. Kiến trúc chùa rất độc đáo với tháp đá 7 tầng cao 14M, các góc mái chùa uốn cong theo kiểu chùa ở miền Bắc, chính giữa nóc có bánh xe pháp luân, các góc đều tạc hình đầu phượng.

Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.

Chùa Vĩnh Nghiêm chốn linh thiêng bậc nhất Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm chốn linh thiêng bậc nhất Sài Gòn

Người sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm là hai hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Với những yếu tố trên, chùa Vĩnh Nghiêm là điểm hành hương lễ Phật của đông đảo quý Phật tử tại thành phố và cả những tỉnh thành lân cận nhiều dịp trong năm.