Thăng Long Đạo Quán xin đưa một vài góc nhìn về lá số tử vi của Vua Quang Trung – vị anh hùng đánh thắng quân Thanh xâm lược của dân tộc. Nhưng đáng tiếc thay ông lại yểu mệnh, qua đời khi còn ở độ tuổi trung niên.
Cuộc đời của vua Quang Trung
Nguyễn Huệ (1753- 1792) còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau Thái đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Thời trẻ, ông đứng trong hàng ngũ Tây Sơn tam kiệt (gồm chính ông và hai người anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ). Năm Mậu Tuất 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Huệ được phong là Long Nhương tướng quân. Lúc bấy giờ nhà Nguyễn lập Nguyễn Ánh (1762 – 1820) làm chúa, chiếm lại Gia Định.
Đến tháng 3/1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) mang quân thủy, bộ nam tiến, phá tan quân Nguyễn. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Hậu Giang, sau đó bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc bị quân Tây Sơn truy kích, cuối cùng Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu viện.
Nguyễn Huệ đã cho bố trí trận địa và nhử cho quân Xiêm đến Rạch Gầm – Xoài Mút (ở phía trên Mỹ Tho hiện nay) để đánh một trận lớn, tiêu diệt quân Xiêm. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, quân Xiêm khiếp đảm trước sức mạnh của quân Tây Sơn, sợ Tây Sơn như sợ cọp. Chiến thắng này đi vào lịch sử là một trong những trận thắng kinh điển của vua Quang Trung.
Sau đó, vua Càn Long (1711 – 1799) của Trung Quốc đã sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân, vượt ải Nam Quan tiến vào Đại Việt. Trước tình hình trên, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, ngay sau đó cất quân ra Bắc tiêu diệt gọn quân Thanh xâm lược trong chiến dịch thần tốc, đầu năm Tết Kỷ Dậu 1789.
Vén màn bí ẩn lá số của vị vua đoản mệnh
Đến ngày 29/7 năm Nhâm Tý 1792 (tức 16/09/1792) Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời, hưởng dương được 40 tuổi. Sự ra đi của Nguyễn Huệ là một tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho nhà Tây Sơn.
Theo Tử vi phương Đông thì lá số tử vi của vua Quang Trung có sao Thất Sát miếu địa thư mệnh, mà mệnh của ông lại ở cung thân, thuộc Kim. Nhóm sao chiếu mệnh của ông thuộc Thất Sát, Tham Lang, Phá Quân. Tức là thuộc cánh sát phá liêm tham, nghĩa là cốt cách của một võ tướng. Cộng với hoàn cảnh xuất thân ở Bình Định là nơi đất võ, nên ông nghiễm nhiên từ nhỏ đã có cốt cách của con nhà võ.
Thật vậy, vào năm 1771, ông tròn 18 tuổi đã là một trong những tướng chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ông vốn mang mệnh Kim nên nó cũng phù hợp với sự phát triển của một võ tướng. Ở cung Nô Bộc (bạn bè, người dưới quyền) có thiên cơ ở vị trí đắc địa, nên Quang Trung có rất nhiều người tài phò tá, giúp đỡ. Vì vậy mà trong cuộc đời binh nghiệp vua Quang Trung đã lập được nhiều chiến công hiển hách.
Hoàng đế Quang Trung là con người có rất nhiều tham vọng bởi cung tài của ông có sao Tham Lang vượng địa, mà cung tài của ông lại ở cung Thìn (Thổ), một trong bốn cung tứ mộ (Thìn- Tuất- Sửu- Mùi), nên sau này ông đã tự xưng là hoàng đế.
Ở cung Thê (vợ) của Quang Trung có sao Liêm Trinh vượng địa cộng với Hữu Bật và sao Thai, nên ông có rất nhiều vợ. Tuy nhiên, cung Phúc Đức của Quang Trung có sao Đà La Hóa Ky, lại gặp sao Tuần án ngữ, nên Tử vi học coi đó là cách cục không tốt, khiến ông sớm đoản thọ.
Đỉnh điểm vào năm Nhâm Tý 1792 vốn là năm thuộc đại hạn với nhà vua. Năm này thuộc hành Mộc, khắc với bản mệnh của ông là Thổ, nên ông đã không vượt qua được. Xin lưu ý rằng, đây vốn chỉ là những giải thuyết được lưu truyền lại để bạn đọc yêu thích Tử vi đẩu số tham khảo. Sự ra đi của vua Quang Trung hiện vẫn còn nhiều ẩn khuất chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam.
Nếu quý vị quan tâm đến số mệnh bản thân xin hãy sử dụng ngay công cụ LÁ SỐ TỬ VI của Thăng Long Đạo Quán để tham khảo.
Trên đây là những thông tin về lá số của hoàng đế Quang Trung từ Thăng Long Đạo Quán. Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian theo dõi bài viết này! Dù đứng trên góc độ phong thủy hay khoa học, thì rõ ràng sự ra đi của vị vua này là điều tiếc nuối. Có thể ví như đức năng không thể thắng số, nhân mệnh không thể qua ải thiên định đã sắp đặt sẵn.