MC Phan Anh gây chú ý khi đăng hình ảnh xuống tóc, mặc pháp phục ở chùa. Anh tiết lộ rằng mình bản thân đã xuất gia gieo duyên. Cùng khám phá ngay những ý nghĩa đặc biệt chưa được biết tới của hình thức tu tập này thông qua bài viết của chúng tôi. 

Giải mã “Xuất gia gieo duyên”

“Xuất gia” là lìa khỏi gia đình thế tục để sống đời sống an lạc giải thoát của người tu sĩ. “Gieo duyên” vì chưa thực hiện được hoàn toàn đời sống xuất gia nên xin được kết duyên lành, xuống tóc để tu tập theo hình thức này.

Xuất gia gieo duyên là gieo những hạt giống, trồng những duyên lành xuất gia; là làm quen, tập sự, trải nghiệm đời sống xuất gia. Cụ thể, khi một người có chí nguyện xuất gia, để tự lượng sức, vị này phát tâm gieo duyên xuất gia tập sự một thời gian, sau đó mới chính thức xuất gia. Trường hợp khác, đa phần những người nhận thấy đời sống xuất gia thật đẹp nhưng chưa hội đủ duyên lành để dấn thân trọn đời nên chỉ gieo duyên vài ngày hay trong một khóa tu ngắn hạn (giống như trường hợp của MC Phan Anh). Một số nước, xuất gia gieo duyên còn là văn hóa truyền thống của dân tộc, xứ sở.

Xuất gia gieo duyên
Xuất gia gieo duyên

Hình thức tu tập này đòi hỏi  thời gian xuất gia không dài (một ngày đêm cho đến nhiều hơn), nhưng người xuất gia phải tuân thủ đúng theo các phép tắc, chuẩn mực, và cả sự tu học giống như những vị xuất gia thực thụ. Khi hết thời hạn, người xuất gia gieo duyên phải xả giới, trả y và trở về đời sống cư sĩ như bình thường. 

Xuất gia gieo duyên có một ý nghĩa sâu sắc. Những người có duyên lành xuất gia gieo duyên là họ đã dám chọn con đường không dễ dàng, buông bỏ vật chất và tinh thần thuộc về thế gian pháp. Qua đó vững tiến trên con đường của Phật nhằm giải thoát khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi. Tất nhiên qua quá trình tu tập, họ nhận được nhiều lợi ích. Hơn tất cả chính là phước báu, thiện nghiệp dần được tích lũy qua quá trình tu tập. 

Đi tu có sẽ rửa sạch được hết tội lỗi? 

Chúng ta thường cho rằng việc đi tu là để “phủi” sạch bụi trần, hướng Phật để tìm cách chối bỏ những tội lỗi, những tạo nghiệp trong quá khứ. Nhiều người thường tìm cách chối bỏ quá khứ bằng hình thức này, hay tham gia vào các khóa tu ngắn hạn, xuất gia gieo duyên để giúp “tâm hồn thanh thản”. Nhưng trên thực tế, đây là điều không đúng. 

Đạo Phật luôn khuyến khích con người hồi tâm hướng thiện, dù họ là ai, ở bất cứ vị trí xã hội nào. Với những người lỡ trót dại, sa ngã hay làm nhiều điều tội lỗi thì vẫn có thể phục thiện, quay đầu nếu họ thực sự thức tỉnh và cố gắng. 

Cân sửa đổi cái "tâm" trước khi nghĩ đến chuyện xuất gia đi tu
Cân sửa đổi cái “tâm” trước khi nghĩ đến chuyện xuất gia đi tu

Đối với một con người, trải nghiệm đau khổ, tội lỗi như là ngọn đuốc soi đường giúp cho con người tỉnh thức, giác ngộ. Khổ đau đã giúp con người ta trưởng thành, nhờ đó họ đã có chí nguyện thay đổi, quyết tâm chuyển hướng cuộc đời mình. 

Người tội lỗi nhiều vẫn được xuất gia. Dĩ nhiên những tội lỗi ấy thuộc về lương tâm mà không liên quan đến pháp luật. Đi tu không phải là cách là giải thoát khỏi tội lỗi, cần phải dũng cảm đối mặt với quá khứ, sửa chữa sai lầm mình gây ra. Tạo nghiệp mà không nhận sai, không chịu nhận ra sai lầm của quá khứ, thì hàng ngày có hướng Phật cũng vô dụng. Chẳng thần Phật nào có thể “độ” nổi. 

Do đó, người muốn đi tu cần hãy cố gắng làm một người tốt, đoạn tuyệt với lối sống cũ, sống lương thiện bằng chính sức lao động của bản thân mình trước khi nghĩ đến chuyện đi tu.