Lập gia đình là chuyện trọng đại của đời người, vì thế những nghi lễ truyền thống cưới hỏi từ bao đời nay cần được các thế hệ làm chỉn chu và đầy đủ. Thăng Long Đạo Quánxin gợi ý cho cô dâu chú rể một số trình tự cần thiết trong nghi thức rước dâu về nhà trai, xin hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lễ rước dâu là gì?
Trong phong tục cưới hỏi, lễ rước dâu luôn là nghi thức quan trọng nhất. Một nghi lễ chỉn chu đầy đủ là thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai dành cho cô dâu và gia đình họ nhà gái.
Thăng Long Đạo Quán xin trình bày về những bước cơ bản về rước dâu – thường sẽ diễn ra ngay trước nghi lễ thành hôn của cặp đôi.
2. Các bước tiến hành nghi thức rước dâu về nhà trai
Thăng Long Đạo Quán xin giới thiệu các bước tiến hành nghi lễ này thường thấy tại Việt Nam. Dù vậy, tùy theo văn hóa vùng miền mà các gia đình có thể biến đổi sao cho phù hợp với lễ nghi vùng miền đó.
2.1. Chuẩn bị sính lễ xin dâu
Tất nhiên, một việc trọng đại như nghi thức rước dâu về nhà trai chắc chắn phải chuẩn bị chu toàn về mặt sính lễ chuyển sang cho nhà gái.
Thường thì khi nhà chồng tương lai đến xin cưới, nếu gia đình bạn gái đồng thuận hôn sự thì sẽ trả lời đồng ý kèm việc “thách cưới”. Thách cưới ở đây là nhà gái yêu cầu nhà trai chuẩn bị các món sính lễ, bao gồm: trà rượu, trầu cau, bánh trái, heo gà, trang phục, trang sức cho cô dâu và tiền mặt.
Sau đó, cha và mẹ của chú rể sẽ trao những mâm quả cho các chàng trai để bưng mâm đến nhà gái. Những lễ vật này nhằm mang ý nghĩa xác nhận việc kết nối hôn nhân giữa hai họ nhà trai và nhà gái.
2.2. Trao lễ vật
Đây là quá trình đoàn nhà trai sẽ tới nhà gái và tiến hành trao tặng lễ vật. Đội bê tráp nhà gái của nhà gái sẽ xếp hàng chờ sẵn đến khi đội bưng quả nhà trai xuất hiện. Hai bên xếp thành hai hàng đối diện.
Sau khi có thông báo của người chủ hôn, đội nhà trai sẽ trao quả cho nhà gái. Đội bưng quả là những người còn độc thân và thường là bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể. Phù rể có vai trò quan trọng, với nhiệm vụ bê khay trà rượu và nữ trang dành tặng cô dâu là thủ tục đưa dâu về nhà chồng bắt buộc.
Tham khảo: Mâm lễ rước dâu gồm những gì
2.3. Nhận quả và đặt lên bàn thờ gia tiên
Nhóm phù dâu sẽ lần lượt theo thứ tự mang các mâm lễ vật vào bàn thờ tổ tiên và phải đặt mâm trầu cau ở vị trí trung tâm. Đại diện nhà trai đứng bên trái và bên phải là đại diện nhà gái.
2.4. Ra mắt và trao nhẫn cưới
Nhiệm vụ của cô dâu ngồi chờ trong phòng của mình, cho đến khi cha hoặc mẹ vào dắt ra để ra mắt họ hàng hai bên. Tiếp đó, làm lễ gia tiên Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng trong thủ tục đưa dâu về nhà chồng. Cô dâu và chú rể cần phải thắp hương và đốt đèn “Long Phụng”, sau đó khấn bái tổ tiên, mục đích khấn xin tổ tiên ban phước lành cho đôi vợ chồng trẻ.
Sau phần ra mắt sẽ đến trao nhẫn cưới cho đôi trẻ: Gia phụ hai bên sẽ trao các tín vật cho cô dâu và chú rể như của hồi môn trước sự chứng kiến của họ hàng hai họ. Tiếp đến người thân trong gia đình cô dâu chú phúc đôi tân lang tân nương và tặng quà mừng.
2.5. Cô dâu chú rể mời trầu cau và rượu
Phù rể như đã đề cập ở trên, đảm nhận việc cầm bình rượu và rót vào những chiếc ly nhỏ.
Việc làm của cô dâu chú rể sẽ xé vỏ cau và xếp các lá trầu theo phong tục truyền thống từ xưa. Trầu cau và rượu sẽ mời tới chủ hôn hoặc đại diện nhà đó đầu tiên, tiếp đến là ông bà và cha mẹ nhà trai, sau đó là nhà gái.
2.6. Nhà gái trả lễ cho nhà trai
Sau khi hai bên nhà cùng dùng xong trầu cau, rượu và tiệc ngọt thì nhà dâu trả lễ cho nhà rể gọi là lại quả. Phong tục từ xưa đến nay thì phía bên nhà gái sẽ dùng một nửa lễ và trả số còn lại vào trong tráp lễ cho nhà trai.
Đối với tráp quả có nắp thì nhà gái cần lật ngược lại nắp, nếu tráp lễ phủ khăn đỏ thì phải vén một vạt khăn qua để lộ quà đáp lễ bên trong tráp. Hành động này như chứng nhận nhà gái đã nhận được quà lễ từ bên nhà trai. Tiến hành đáp lễ, nhà gái được khuyên nên lì xì phong bao đỏ cho đội bê tráp như một lời cảm ơn.
TLĐQ gợi ý: Lễ lại mặt gồm những gì
2.7. Rước dâu về nhà trai
Sau hoàn toàn xong lễ nghi cần thiết và thủ tục, cô dâu bước ra khỏi nhà mẹ đẻ, lên xe hoa về nhà chồng. Mẹ chồng sẽ dẫn đường cho cô dâu, chú rể sẽ chỉ là người đi bên cạnh. Cô dâu nên đưa theo một phù dâu đáng tin đi cùng trên xe để có thể hỗ trợ công việc khi về nhà chồng. Người thân nhà gái cùng sẽ ở trên một chiếc xe khác với cô dâu sang nhà chồng.
Cần chú ý khi rước cô dâu về nhà chồng, đôi bên nên nhớ số người đi theo phải đảm bảo quy tắc: “Rước dâu đi lẻ về chẵn”. Chính vì thế, gia đình nhà gái nên lên trước danh sách chi tiết người sẽ theo mình về nhà chồng.
Ngoài ra, các cô dâu chú rể đừng quên tham khảo phong thủy phòng ngủ vợ chồng để có hạnh phúc trọn vẹn bằng cách xem các bài viết khác của chúng tôi.
3. Nghi thức rước dâu cần lưu ý điều gì?
Nghi thức rước dâu về nhà trai là truyền thống vô cùng quan trọng đối với một đời người. Cho nên bộ đôi cô dâu chú rể cần chu toàn và lưu ý các vấn đề kiêng kỵ liên quan. Dưới đây là một số điều cần tránh trong quá trình dẫn người con dâu về nhà chồng:
- Đón dâu không đúng giờ hoàng đạo: Cần chọn mốc thời gian hợp tuổi cô dâu chú rể mới có thể đón dâu. Nhà trai cần lưu ý những thời điểm sau: một là lúc nhà chú rể bước ra khỏi cửa để đi đón cô dâu, hai là lúc chú rể đặt chân vào nhà gái, ba là lúc chú rể đón cô dâu về làm lễ gia tiên.
- Mẹ chồng không nên là người đón đi đón con dâu. Người xưa tin rằng, người phụ nữ là nội tướng trong gia đình, và thông thường người mẹ chồng không đi đón nàng dâu mới về mà chỉ có các bậc trưởng thượng và chú rể đi.
- Tránh việc cô dâu là người xuất hiện trước hai họ: Nhiều gia đình tin rằng nếu để cô dâu xuất hiện sớm vì người khác thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên. Tốt nhất, cô dâu hãy ngồi yên trong phòng và đợi mẹ ruột vào đưa ra ngoài giới thiệu hai họ.
- Kiêng không bước lại về nhà mẹ đẻ sau đi đã ra khỏi cửa: Quan niệm xưa tin rằng hành động này có thể mang lại xui xẻo, ảnh hưởng đến hôn nhân sau này.
- Không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính: Cô dâu đang mang bầu hoặc đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân kỵ không được rước vào cửa chính. Đây là tư tưởng lạc hậu tin rằng cô dâu không còn trinh nguyên bước vào từ đường sẽ làm ông bà tổ tiên không hài lòng, quở quang khiến cho chuyện làm ăn trong gia tộc không thuận lợi.
- Cô dâu không treo quần áo, đồ dùng đè lên đồ vật của chồng: Nhiều quan niệm xưa cũ tin rằng đồ dùng cá nhân của cô dâu ở bên dưới chú rể là thể hiện sự tôn trọng với chồng.
4. Cách xem ngày rước dâu hợp phong thủy
Một lần nữa xin nhắc lại rằng: Cưới hỏi là chuyện trọng đại của mỗi đời người, xưa nay vấn đề xem ngày tốt, tránh ngày xấu rất được chú trọng. Làm sao để chọn được ngày lành tháng tốt, hợp với mệnh cục của cả vợ và chồng. Hiểu được điều này, Thăng Long Đạo Quán đưa tới bạn công cụ xem ngày cưới hỏi đẹp nhất, làm sao để ngày cưới hỏi sẽ được trọn vẹn và ý nghĩa với bạn và người thương. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Vào mục Xem ngày và nhấn tiếp vào XEM NGÀY CƯỚI HỎI
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các mục
- Bước 4: Công cụ sẽ cho ra kết quả một cách chi tiết và đầy đủ về ngày cưới phù hợp cho bạn và người ấy.
5. Lời kết
Trên đây là những tóm lược của Thăng Long Đạo Quán về nghi thức rước dâu về nhà trai. Thăng Long Đạo Quán chúc các bạn và ý chung nhân có đời sống hôn nhân hạnh phúc, vẹn toàn trăm năm.
Tham khảo: