Nhà có người mất là một điều rất buồn với một gia đình. Bên cạnh các lễ nghi tổ chức thì ông cha ta cũng đưa ra một số lời kiêng kỵ như: không sử dụng đồ của người đã khuất, không để chó mèo nhảy qua xác chết, không để nước mắt rơi trên xác chết,… để giúp gia chủ không gặp phải những điều xui rủi. Vậy những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang là gì? Nguyên nhân nào để ông cha ta đúc kết đến những điều kiêng kỵ này. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu trong bài viết tổng hợp dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang
Trong đám ma và sau đám ma, đặc biệt là khoảng thời gian 49 ngày đầu gia đình có tang, các bạn cần tuyệt đối tuân thủ:
1.1. Kiêng kỵ trong đám tang
1.1.1. Kiêng sử dụng đồ của người đã khuất
Không được sử dụng đồ đã khuất là một trong những kiêng kỵ lớn nhất trong đám tang mà người nhà cần tuyệt đối lưu ý. Đồ đạc của người đã khuất mang nhiều âm khí, nếu chúng ta sử dụng lại thì người mất có thể sẽ quay lại đòi đồ của mình. Vì lý do này mà các bạn có thể sẽ luôn gặp xui xẻo, bị người âm quấy phá. Tốt nhất là hãy mang đốt hết đồ của người đã mất nay sau tan lễ tại mộ hoặc nơi có mươn, nước để tránh điều khôn may này xảy ra nhé!
1.1.2. Kiêng để chó mèo nhảy qua xác chết
Khi thi hài của người mất chưa được đặt vào quan tài thì người thân, con cháu cần phải thay phiên nhau túc trực ngày đêm để tránh chó, mèo nhảy qua xác chết. Ông cha ta quan niệm rằng, việc chó mèo nhảy qua xác chết sẽ khiến người chết đột nhiên bật dậy và đuổi bắt người. Hiện tượng này còn được dân gian ta gọi là quỷ nhập tràng.
1.1.3. Kiêng cho người chết mang theo đồ của người sống
Nếu để người đã mất mang theo đồ vật có hơi của người sống thì sẽ làm cho người sốn khôn được tỉnh táo, bị ngớ ngẩn, hay quên,… nặng hơn còn có thể trở thành một con người không bình thường, tính cách hoàn toàn thay đổi.
1.1.4. Kiêng nước mắt rơi trên xác chết
Trong quá trình khâm liệm, tuyệt đối con cháu và người trực tiếp khâm liệm không được để nước mắt rơi lên xác người đã mất bởi dân gian ta quan niệm rằng việc này sẽ làm cho sự nghiệp cũng như cuộc sống của con cháu thêm phần khó khăn, trắc trở và cũng để phần nào tránh hiện tượng quỷ nhập tràng đã nêu ở mục 2.
1.1.5. Kiêng trả lời khi chưa nghe rõ tiếng ai gọi
Người đã mất, đặc biệt là người già thường rất hay hoài niệm và nhớ về con cháu nên đôi khi họ sẽ quay lại và gọi tên con cháu của mình. Nhưng bạn tuyệt đối không nên trả lời khi nghe thấy tiếng gọi này thì bạn sẽ bị bắt theo. Cũng chính vì điều này mà khi trời chập tối, nhà có người mới mất nên đóng cửa và cẩn trọng với những lời gọi tên mình khi chưa xác định rõ đó là ai gọi.
1.1.6. Kiêng quay đầu sau khi hạ huyệt
Khi hạ huyệt xong, các bạn hãy đi thẳng một mạch về nhà mà tuyệt đối không được quay đầu lại bởi nếu làm như vậy thì người khuất sẽ có thể sẽ đi theo người sống trở về nhà.
=> TIỂU KẾT: Những điều cần kiêng kỵ cho người nhà trong đám tang: Kiêng dùng đồ của người đã mất, kiêng để chó mèo nhảy qua xác chết, kiêng cho người chết mang theo đồ của người sống, kiêng rơi nước mắt vào xác chết, kiêng trả lời khi thấy được gọi tên để tránh hiện tượng QUỶ NHẬP TRÀNG cũng như tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, gia đình và không tự rước xui rủi vào mình.
Xem thêm: Trùng tang là gì?
1.2. Kiêng kỵ sau đám tang
1.2.1. Kiêng đi thăm nhà người khác
Nhữung gia đình có người mất, có tang thường được coi là điềm xui rủi, không may mắn. Chính vì vây những người có quan hệ họ hàng với người đã mất cần tránh đi chơi hoặc đến thăm nhà người khác, đặc biệt là vào những ngày đầu năm mới, đám cưới, nhà có người đang bệnh hoặc nhà có bà bầu, phụ nữ mới sinh, trẻ nhỏ,…
1.2.2. Kiêng cưới gả
Nhà có người mất nhưng chưa đến kỳ mãn tang thì nên hạn chế cưới gả. Việc này thể heiejn lòng thành kính, hiếu thảo, tôn trọng người đã mất. Nếu như trước đây tục lệ khắt khe hơn, cần để tang ba năm thì bây giờ chỉ cần qua giỗ đầu (1 năm) là nhiều gia đình đã có thể thực hiện cưới gả được rồi!
1.2.3. Kiêng làm cỗ to, ăn uống to
Theo quan niệm của người dân Á Đông nói riêng và người Việt nói chung, lễ tang cầng đơn giản càng ấm cúng thì càng tốt, chủ yếu là nằm ở lòng thành tâm, hiếu thảo của con cháu. Nếu làm quá linh đình, rườm rà không những không thu lại được lợi gì mà chỉ càng làm hao tiền tốn của chưa kể phải gánh thêm nghiệp xấu. Lúc đang đau khổ, tang gia bối rối mà cố tình làm rình rang sẽ khiến người đã mất phải chịu đoạ đầy, khổ ải nơi cõi âm. Để tích đức cho bản thân cũng như cho người đã khuất các bạn nên hành thiện nhiều hơn.
1.2.4. Kiêng thăm mộ lúc nửa đêm
Các bạn tuyệt đối không nên đi thăm mộ người mất lúc nửa đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12h-2h sáng dù có thương nhớ người đã khuất đến mức nào đi chăng nữa. Đây là thời điểm âm khí khá nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và tổn hại cơ thể bạn, nặng hơn có thể gặp điều xui rủi, ảnh hưởng đến tính mạng.
1.2.5. Kiêng xông đất
Xông đất là tập tục đầu năm không thể thiếu với mỗi gia đình. Trong dịp này gia chủ sẽ chọn người hợp tuổi để mang đến may mắn, tài lộc trong một năm sắp tới. Nếu gia đình bạn có tang thì tuyệt đối nên kiêng cữ cho gia chủ để tránh mang lại điều xui xẻo cho những ngày đầu năm nhé!
=> TIỂU KẾT: Tóm lại, những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang gồm: Kiêng đi thăm nhà người khác, kiêng cưới gả, kiêng làm tiệc lớn, kiêng thăm mộ lúc nửa đêm, kiêng xông đất nhà người khác để tránh làm tổn hại đến sức khoẻ cũng như giảm phước báu của người mất, tránh mang lại xui rủi, điều không may ảnh hưởng đến những người thân khác xung quanh bạn.
2. Khách đi đám tang kiêng gì?
Những người đi đám tang cũng cần phải lưu ý những điều sau:
2.1. Kiêng ăn mặc loè loẹt
Ăn mặc loè loẹt là một trong những điều tối kỵ khi đi đám tang. Việc sử dụng các màu sắc trung tính, màu trầm như đen, xám sẽ thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Các bạn cũng không nên ăn mặc hở hang hay trang điểm loè loẹt vì điều này không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người việc và cũng không phù hợp với không khí tang thương của buổi lễ.
2.2. Kiêng cúng viếng bằng đồ cũ, héo
Lễ tang là khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng để ở bên người đã khuất. Vì vậy, khi đi viếng các bạn ênn chọn những vòng hoa phù hợp, hoa cũng không héo úa để bày tỏ rõ được lòng thành kính với người đã mất.
2.3. Kiêng nói cười lớn tiếng
Không gian đám tang trầm lắng, yên tĩnh nên khi đi viếng các bạn cần tuyệt đối cẩn trọng lời ăn tiếng nói của mình, không nên đùa giỡn nói cười ầm ĩ, không phù hợp với không khi trang nghiêm của tang gia và thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã mất.
2.4. Những người kiêng đi đám tang
Bên cạnh những lưu ý trên thì các bạn cũng cần phải biết rằng, có một số người nên kiêng đi đám tang. Đám tang là nơi nhiều âm khí, nhiều hơi lạnh nên những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người thể chất yếu, trẻ nhỏ không nên đi viếng.
=> TIỂU KẾT: Không chỉ gia chủ mà người đi viếng cũng cần phải kiêng kỵ những điều sau: kiêng ăn mặc loè loẹt, kiêng đi viếng bằng đồ cũ – héo, kiêng cười nói lớn tiếng, người có sức khoẻ yếu – phụ nữ đang mang thai nên tránh đi viếng đám ma để bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất và để tránh ảnh hưởng đến bản thân.
Đừng bỏ qua: Văn khấn tu sửa mộ
3. Lời kết
Việc kiêng kỵ này không chỉ cần thiết cho người đã mất mà còn dành cho những người đến viếng. Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang này không chỉ giúp các bạn tránh được điều xui rủi mà còn phần nào giúp bày tỏ lòng thành kính đến với người đã mất, mong họ được yên nghỉ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để dượcd dội ngũ chuyên gia của Thăng Long Đạo Quán giải đáp.
Đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại và nhận ngay 5 ngày sử dụng app VIP miễn phí để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thuỷ hợp bản mệnh mọi lúc, mọi nơi nhé!
Các bài viết khác liên quan: