Mộ phần là một trong những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng không thể thiếu với mỗi người dân Á Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn với ông bà tổ tiên, với những người đã khuất nên mới hình thành nên tục lệ tu sửa mộ trong trường hợp cần thiết. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về tập tục tu sửa mộ phần và các bài văn khấn tu sửa mộ đầy đủ, chính xác nhất thông qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!

1. Tại sao cần phải tu sửa mộ phần

Hoạt động tu sửa mộ phần được thực hiện khi gia đình có người vừa mất và vừa được an táng xong. Phần mộ được tu sửa khi nó xảy ra hiện tượng nứt, sụt lún hoặc trong nhà gặp nhiều chuyện không may,… 

văn khấn tu sửa mộ
Tìm hiểu văn khấn tu sửa mộ

Nhưng xét về mặt tâm linh thì trong một vài trường hợp phần mộ vẫn còn nguyên vẹn nhưng con cháu hoặc người thân trong gia đình hay bị ốm đau bệnh tật hoặc gặp họa mất tiền của không rõ nguyên nhân thì gia chủ cũng nên cân nhắc việc tu sửa phần mộ. 

Cũng có một số gia đình tài chính dư dả và muốn bày tỏ lòng thành kính với người thân đã khuất thì cũng sẽ lên kế hoạch tu sửa mộ phần để mộ phần đẹp đẽ, khang trang hơn.

TIỂU KẾT: Việc tu sửa mộ phần vừa bày tỏ lòng thành kính của con cháu với người thân đã khuất vừa giúp mộ phần luôn đẹp đẽ, khang trang và vận trình của con cháu trong gia đình cũng thuận lợi hơn.

2. Cần chuẩn bị lễ gì để làm lễ tu sửa mộ

Để làm lễ tu sửa mộ phần, các bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau:

  • 2 lọ hoa tươi – Mỗi lọ cắm 3-5-7 bông tùy vào kích thước của lọ và thương là hoa cúc.
  • 3 quả cau
  • 3 lá trầu
  • Mâm ngũ quả
  • Xôi trắng 
  • Gà luộc
  • 5 ly rượu trắng
  • Chè
  • Thuốc lá
  • Vàng mã
  • Nhang đèn

Ngoài ra các bạn cũng có thể chuẩn bị thêm lễ cúng mặn để dâng lên tổ tiên và để gia đình quây quần thụ lộc sau khi cúng xong nhé!

Xem thêm: Cải táng bốc mộ là gì?

3. Văn khấn tu sửa mộ

Để tu sửa phần mộ các bạn cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau nhưng sẽ có ba giai đoạn chính, tương ứng với ba bài văn khấn chính dưới đây:

3.1. Văn khấn tu sửa mộ trước khi thi công

Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Bản cảnh thành hoàng: Thiên thần vọng hào, thái hoàng thái hậu họ vũ, đại vương linh quy.

Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Các hương linh tiền nhân đã khuất ở trong ngoài! 

Hôm nay ngày…tháng….năm…(Âm lịch). Hôm nay nhằm ngày lành, tháng tốt.

Tín chủ con là…cùng đồng gia quyến, nguyên quán…,xã…,huyện… Tỉnh(Thành phố)…

Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ con…và gia quyến khởi tạo Tháp “Báo ân họ…” là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ …, cũng là nơi an nghỉ hương linh thân phụ, mẫu…sinh năm…, quy tiên ngày …tháng…, năm…và các anh …”

Vậy nên, hôm nay, chúng con xin phép được tu sửa phần mộ của… Cầu xin thánh thần cùng các hương linh tiền nhân cho phép chúng con được bắt đầu công việc. Không trách phạt con cháu hay đội ngũ thi công khi động đến đất của người âm.

Kính lạy thánh thần và các hương linh tiền nhân phù hộ độ trì cho qúa trình thi công được suôn sẻ, và thuận lợi. 

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám! 

Cẩn báo!

văn khấn tu sửa mộ
Văn khấn tu sửa mộ chính xác nhất

Xem thêm về: Kim Tĩnh là gì?

3.2. Văn khấn tu sửa mộ sau khi thi công

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Con kính lạy!

Quan đương xứ thổ địa chính thần, Thổ địa ngũ phương Long Mạch Tôn thần, Tiền thần chu Tước, hậu thần Huyền Vũ, tả thần Thanh Long, hữu thần Bạch Hổ, liệt vị tôn thần cai quản ở xứ này!

Con kính lạy vong linh…. (người đã khuất)

Hôm nay là ngày… tháng… năm (âm lịch)

Chúng con là…

Thành tâm sắm sửa vật phẩm, hương hoa quả ngọt, trình báo chư vị Tôn thần về việc lễ tạ mộ phần. Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là… hiện có phần mộ an táng nơi này. 

Đội ơn chư vị tôn thần che chở, vong linh được yên ổn, vui tươi nơi chín suối. Lại được duyên lành, gia đình chúng con thường được vong linh trở về ghé thăm, linh ứng giúp cho mọi việc được suôn sẻ, toàn gia an khang, hạnh phúc. Gia đình cũng có chút lòng thành tu sửa lại phần mộ cho vong linh… được mới mẻ, đẹp đẽ. 

Vì vậy, nay gia đình chúng con có chút lòng thành, sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ơn thâm, tỏ lòng thành kính, cúi xin chư vị Tôn thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức cho gia đình chúng con.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tuỳ phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui vẻ, khỏe mạnh… 

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm… 

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám! 

Cẩn báo!

Đừng bỏ qua: Văn khấn rằm tháng 7 ngoài mộ chi tiết 

3.3. Văn khấn tu sửa mộ hoàn thành tại gia

Nam mô A di đà Phật 

Nam mô A di đà Phật 

Nam mô A di đà Phật 

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ tát 

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ tát 

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ tát 

Hôm nay ngày…tháng….năm….

Gia chủ chúng con ngụ tại số nhà…Kính cáo ông bà – tổ tiên, mộ phần con cháu xây dựng đã được bình an,mồ mả đã yên…. Vậy kính mời về tất cả, Cố Tổ về đây, mời chung tất cả quy tụ về nhà, hưởng tạ cháu con, cúng cấp đủ đầy cơm canh lễ vật, ăn uống no say, không ai phiền trách, thúc bá đệ huynh lớn nhỏ mời chung mộ phần an ổn quy tụ một nhà cơm canh cúng tạ lễ bái.

Hôm nay, con cháu họ…đứng ra xây mộ tiên tổ cả nhà vui vầy trần thế. mọi việc đều thuận lợi và đã xong xuôi, nên cháu con cúng cấp tạ mộ bình an, cầu xin tổ tiên ông bà phù hộ độ trì cháu con mọi sự bình an, trên dưới vui vẻ, làm ăn được thuận lợi và có nhiều tiền triển. Khuất mặt người trần chúng con không biết, hôm nay mời cả lớn nhỏ vào nhà vô ra hưởng thực. A di đà Phật.

văn khấn tu sửa mộ
Lưu ý khi tu sửa mộ

4. Các lưu ý khi khấn tu sửa mộ

Sửa chữa phần mộ cho ông bà tổ tiên hoặc những người thân đã khuất là một truyền thống văn hóa tâm linh tốt đẹp của người Việt. Tuy nhiên dưới đây là một số lưu ý các bạn không nên bỏ qua khi thực hiện hoạt động này, cụ thể như sau:

  • Nhờ thầy phong thủy hoặc những người có chuyên môn chọn ngày tu sửa mộ.
  • Báo cáo gia tiên dòng họ trước khi khởi công để tránh làm kinh động đến tổ tiên.
  • Các bạn cần làm thêm lễ cúng thổ công thổ địa ở khu lăng mộ để xin phép được tu sửa lăng mộ.
  • Các bạn cũng cần xác định xem hoạt động sửa mộ có kèm chuyển mộ hay không bởi chuyển mộ cần thủ tục khá phức tạp. Thời điểm chuyển mộ đẹp thường vào Tết Thanh Minh. Nếu chuyển mộ thì cần chọn hướng có sinh khí để chuyển nhé!

Quý vị đừng quên chọn ngày tu sửa mộ thông qua công cụ XEM NGÀY TỐT XẤU của chúng tôi nhé.

5. Lời kết

Nhìn chung, việc tu sửa mộ là nét đẹp trong văn hóa người dân Việt Nam. Trong hoạt động này sẽ có nhiều nghi lễ cũng như có từng bài văn khấn tu sửa mộ riêng phù hợp với các giai đoạn khác nhau. Các bạn cần tuyệt đối tuân thủ và chuẩn bị chu đáo để tránh xảy ra sai xót. Trong trường hợp không thể tự cúng, các bạn hãy liên hệ đến các thầy phong thủy để nghi lễ diễn ra được thuận lợi.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé! Trong trường hợp còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thủy của Thăng Long Đạo Quán giải đáp nhé!

Cũng đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại và nhận ngay 5 ngày sử dụng tài khoản VIP miễn phí để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thủy hợp mệnh mọi lúc, mọi nơi nhé!

Các bài viết khác liên quan: