Làng Nam Trì (xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) gắn liền với sự tích Cao Thiên Vương Cao Biền và Tả Ao Vũ Đức Huyền trấn yểm. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu truyền thuyết kỳ bí xung quanh phong thủy ngôi làng này.

Thế đất phong thủy “Phượng hoàng hàm thư”

Được biết, cả Thánh Tả Ao và Cao Biền đều nhận xét làng Nam Trì có thế “Phượng hoàng hàm thư” (chim phượng hoàng ngậm thư”. Thế đất có bốn khu, sau sáp nhập lại thành hai khu gọi Bảo Tàng, Ngọc Khê, được mô tả: Thiên Nam Trì thuỷ sơn hà đới – Địa Bảo Tàng hương bích ngọc khê (nghĩa là: Thiên nhiên Nam Trì thủy sơn sông nước bao quanh; Đất đai Bảo Tàng có khe nước trong xanh). Nam Trì là nơi có tam giang giao hội, thuỷ tụ khê lưu, chảy vòng chín khúc tức là 3 mặt hai dòng sông lớn (phía bắc và phía đông) và dòng sông nhỏ (phía tây). Thế đất này, những bậc địa lý tài danh quả quyết, chắc chắn dân làng sẽ phát về đường công danh, tài lộc.

Người đời truyền miệng, những ngôi đình, đền tại Nam Trì là bằng chứng của cuộc thi thố tài năng giữa Cao Biền và Tả Ao. Một bên là thầy phù thủy nổi tiếng phương Bắc, một bên là thánh địa lý nổi danh đất Việt. 

Cụ Tả Ao là thầy phong thủy nổi tiếng của Việt Nam
Cụ Tả Ao là thầy phong thủy nổi tiếng của Việt Nam

Thánh Tả Ao cho rằng thế đất làng Nam Trì rất đẹp nên đã cùng người dân xây dựng đình, đền. Ông ở đây mãi đến khi già, qua đời thì được người dân lập đền thờ Thành hoàng, đôi khi vẫn hiển linh báo mộng. Trong khi đó, Cao Biền cũng có công trạng nhất định với ngôi làng này, bất chấp việc từng có nhiều tiếng xấu ở nước ta. Vậy nên vị thầy địa lý nổi tiếng Trung Quốc mới được người dân nơi đây tôn kính như vậy.

Hiện tại, người dân nơi đây đều phong thánh cả 2 người. Họ thờ làm bậc thành hoàng ở làng Nam Trì. Ngôi làng cổ này cũng là nơi duy nhất thờ chung cả 2 vị với nhau. 

Làng Nam Trì còn lại những gì? 

Nơi đây vốn không có gì khác biệt so với nhiều ngôi làng lâu đời khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Duy chỉ có cánh cổng làng được xây dựng khá bề thế, nhất là nếu so với đời sống dân làng có phần còn vất vả.

Đặc biệt là đình làng là dấu tích, vừa là nơi thờ phụng Cao Biền và Tả Ao – hai bậc thầy phong thủy địa lý được phong thánh và là những bậc thành hoàng làng Nam Trì. Đình nằm trên một gò đất, bao quanh tứ phía ao hồ, lối vào duy nhất là cây cầu nối với đường làng, giống như cầu Thê Húc nối với đền Ngọc Sơn ở chốn kinh thành Hà Nội. Thủ từ là một ông lão đã ngoài 80 – cụ Vũ Văn Điền, hậu duệ nhiều đời của dòng họ Vũ, một trong hai dòng họ lớn Nam Trì.

Một góc đình làng Nam Trì
Một góc đình làng Nam Trì

Sau thời phục dựng lại đình năm 2006, ông Điền được chọn làm người nhang khói cho các bậc thánh thần. Dù nhà ở đối diện đình nhưng từ mấy năm nay ông chuyển vào ở hẳn trong khuôn viên. Ông cụ vốn không phải là dân chữ nghĩa hay nghiên cứu gì, chỉ là nông dân thuần. Tuy vậy, trọn 10 năm gắn bó với đình, ông cũng cố công nghiên cứu, đọc thêm các tài liệu nên ước chừng cũng được xem như pho sử sống của làng.

Dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm ở ngôi làng này có cả những câu chuyện nửa thực nửa hư rất lý thú bên cạnh chuyện thi thố phong thủy của của hai vị trên. Có thể kể đến  Quận công Đinh Văn Tả để lại lời nguyền khiến ngôi làng này từng nhiều đời không có ai đỗ đạt làm quan. Phải đến khi Thánh Tả Ao báo mộng khuyên xây Văn miếu – Tháp bút – Đài nghiên trong đình làng để hóa giải thì mọi chuyện mới có phần khởi sắc. 

Cổng đình làng Nam Trì ngày nay vẫn còn lưu giữ câu đối tả về địa lý, phong thuỷ của thánh Tả Ao thế này: “Tây lộ khê lưu kim tại hậu – Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền” nghĩa là phía Tây của làng có đường và dòng nước chảy, phía sau làng là hướng Tây Bắc ( hành Kim) – phía Đông làng có sông nước tụ, phía trước làng hướng Đông Nam (hành Mộc).

Đình làng Lang Trì quả thật có nhiều thông tin thú vị về địa thế và phong thủy, nếu quý vị quan tâm đến phong thủy ngôi nhà của mình xin đừng ngần ngại sử dụng công cụ BÁT TRẠCH của chúng tôi!.