Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương của người Trung Quốc được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Đây đã trở thành một phong tục truyền thống của người Trung. Để biết nguồn gốc, phong tục Tết Trùng Cửu của Trung Quốc mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tại sao lại gọi là Tết Trùng Cửu?
Người Trung Quốc gọi Tết Trùng Cửu hay Tết Trùng Dương bởi vì ngày lễ này được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Mà con số 9 được coi là số dương nên việc lặp lại hai số 9 một lúc nên người ta gọi là Trùng Dương, Trùng Cửu (cửu ở đây là chỉ số 9).
Theo lịch vạn niên thì ngày Tết Trùng Cửu năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ 5, ngày 14/10 dương lịch.
2. Tết Trùng Cửu của người Trung Quốc có nguồn gốc thế nào?
Ngày mùng 9 tháng 9 được coi là ngày Tết Trùng Cửu của Trung Quốc bắt đầu từ năm 221 trước Công nguyên. Lúc này nhà Tần đã tổ chức lễ cúng chúc mừng mùa màng bội thu trên cả nước.
Tuy nhiên có rất nhiều điển tích khác nhau về ngày này như sau:
Đầu tiên là điển tích ở thời Hậu Hán (giai đoạn 25 – 250 trước Công nguyên). Vào thời này có một người tên là Hoàng Cảnh sinh sống tại huyện Nhữ Nam, ông là học trò của tiên nhân Phí Trường Phòng. Vào một ngày nọ, tiên nhân Phí Trường Phòng nói với Hoàng Cảnh rằng:
Vào ngày mùng 9 tháng 9 hãy mang theo gia đình của mình lên núi cao. Nên mang theo hạt thù dù – hạt tiêu và sau đó uống rượu hoa cúc. Khi trời tối thì mới nên trở về nhà. Như vậy sẽ giúp gia đình tránh được tai họa.
Ông làm theo đúng lời dặn của tiên nhân nên đã tránh được tình trạng dịch bệnh bùng phát. Vì vậy nên cứ đến ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm mọi gia đình lại bỏ nhà lên núi lánh nạn, lâu dần trở thành thói quen và duy trì đến tận ngày nay. Ngày nay ý nghĩa của nó không còn là để đi tránh dịch nữa mà trở thành ngày mà mọi người lên núi uống rượu và làm thơ.
Nguồn gốc Tết Trùng Cửu của Trung Quốc
Ngoài ta còn có điển tích theo sách “Phong Thổ Ký” lại ghi chép rằng: Cuối đời nhà Hạ có vị vua Kiệt dâm bạo tàn ác. Ngọc Hoàng vì muốn răn đe nhà mua nên giáng xuống trần gian một cơn đại hồng thủy. Lúc này nhà cửa khắp nơi chìm trong biển nước, nhân dân chết đuối, xác nổi đầy sông.
Vụ ngập lụt năm đó vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Vậy nên hàng năm cứ đến ngày này là người dân lại lo sợ, tất cả mọi người đều mang hết thực phẩm lên núi cao để lánh nạn. Lâu dần nó đã trở thành tục lệ không thể thiếu của người dân Trung Quốc mỗi khi tháng 9 về.
Còn có sách viết, đến đời Hán Văn Đế, vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung. Mỗi năm đến ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là vua cùng vợ và con cái lại lên đài hưởng thụ không khí, ngắm cảnh quan xung quanh hết ngày hôm ấy.
Sau đến đời nhà Đường (618 – 907), ngày mùng 9/9 thành ngày lễ Tết Trùng Cửu. Các văn nhân, thi sĩ mang rượu, sách thơ cùng nhau lên núi ngắm cảnh vịnh thơ.
Xem thêm: Nguồn gốc Tết Trùng Cửu ở Việt Nam
3. Tết Trùng Dương của Trung Quốc người ta thường làm gì?
Từ xưa đến nay ngày Tết Trùng Cửu của Trung Quốc có rất nhiều phong tục và chúng được duy trì đến tận ngày nay. Dưới đây là một vài phong tục phổ biến của người Trung:
– Ăn bánh trùng cửu
Bánh Trùng Cửu được bắt nguồn từ những nơi không có núi. Bởi trong tiếng Hán, bánh điểm tâm có cách đọc gần giống với “cao điểm” – “cao” nghĩa là bánh. Chữ “cao” này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.
Ở mỗi địa điểm tại Trung Quốc sẽ có cách chế biến và sử dụng các nguyên liệu làm bánh khác nhau. Vì việc này sẽ phù hợp với văn hóa, ẩm thực của mỗi khu vực. Chính những điều này nên bánh Trùng Cửu sẽ có nhiều hình dạng, mùi vị khác nhau.
– Leo núi
Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là “Từ thanh” – “tạm biệt thảm cỏ xanh”. Bởi sau ngày này thì tiết trời mùa Đông sẽ tới, cây cối không còn màu mỡ, tràn đầy sức sống nữa. Các lá cây sẽ dần rụng đi chỉ còn trơ lại các cành lá khẳng khiu để đón chào mùa ĐÔng.
Vậy nên đây chính là dịp để mọi người cùng đi leo núi, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn vẻ đẹp của mùa thu. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.
Tục lệ uống rượu hoa cúc
– Uống rượu hoa cúc, đeo lá thù dù
Người dân Trung Quốc không biết tục lệ này có từ bao giờ nhưng uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du đã trở thành một việc làm không thể thiếu mỗi dịp Tết Trùng Dương tới. Mục đích của nó là phòng trừ bệnh tật, côn trùng.
Sau ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, âm u, mưa phùn nhiều, đêm và rạng sáng sẽ nhiều sương mù, trở lạnh, trưa thì lại nóng và oi bức. Vậy nên lúc này con người sẽ rất dễ trúng độc, sinh bệnh tật, cảm cúm.
Rượu cúc hoa có tác dụng cân bằng men gan, sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của thù dù – hạt tiêu có tính cay nóng, đắng lại thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng, trị các bệnh hàn (lạnh), khử độc. Vậy nên việc đeo thù dù, uống rượu hoa cúc sẽ làm tăng sức đề kháng cho sức khỏe.
Đừng bỏ qua: So sánh Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc
– Tổ chức lễ cho người già
Năm 1989, Trung Quốc xem tết Trùng Cửu là tết của người già – gửi gắm nhiều ý nghĩa hơn cho ngày lễ này. Nó thể hiện lòng tôn kính với người lớn tuổi trong gia đình, hy vọng các cụ mạnh khỏe, sống lâu bên con cháu, người thân.
Vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch nhiều gia đình tiến hành chuẩn bị một mâm cơm nhỏ, mọi người quây quần bên nhau. Gửi gắm đến bố mẹ những món quà, lời chúc ý nghĩa. Mong muốn các cụ có thể an hưởng tuổi già, sống lâu trăm tuổi để là chỗ dựa tinh thần cho con cháu trong nhà.
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về lễ Tết Trùng Cửu của người Trung Quốc. Hãy thường xuyên theo dõi website để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác. Hoặc bạn có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình.
Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy mỗi ngày. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng các công cụ như lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cách cải vận bổ khuyết… Tất cả mọi công cụ trên ứng dụng đều được sử dụng miễn phí. Cài đặt ứng dụng về điện thoại di động của mình tại đây:
Xem thêm: