Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Bái Nguyệt là một trong những ngày lễ tết lớn nhất tại Trung Quốc. Ngày lễ tết này bắt nguồn từ thời nhà Đường và nó được duy trì đến tận ngày nay. Ngày Tết này của người dân Trung Hoa cũng có nhiều điểm tương đồng với người Việt. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để thấy được Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc có những điểm khác biệt nào.

1. Nguồn gốc Trung Thu của Trung Quốc

Ngày Tết Trung Thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở rất nhiều các nước châu Á khác, trong đó có Trung Quốc. Trong tiếng Trung, “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Tiêu” có nghĩa là mặt trăng, “tết Nguyên Tiêu” nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Nguồn gốc Trung Thu của Trung Quốc bắt nguồn từ thời vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây Lịch).

Vào đêm Rằm tháng 8 trăng tròn, thời tiết mát mẻ, vua dạo chơi ở vườn ngự uyển. Ông đã gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện và được hóa phép đưa lên cung trăng chơi. Nhà vua đã được ngắm cảnh đẹp, múa hát, vui chơi với các nàng tiên xinh đẹp.

Sau khi trở về trần gian ông vẫn nhớ mãi đến cuộc vui đó nên lệnh cho ra đời Khúc Nghê Thường Vũ Y. Cứ đến đêm rằm tháng 8 nhà vua cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm. Khắp mọi nơi người dân cũng tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng.

Vậy nên cứ đến ngày 15 tháng 8 âm lịch đã trở thành một ngày lễ lớn của người dân Trung Quốc. Ngày lễ này người lớn sẽ bày tiệc ngắm trăng và coi là đêm hẹn hò của đôi lứa. Còn với trẻ nhỏ thì đây là lúc tham gia chơi nhiều trò chơi như rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân…

Nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc có đôi phần khác biệt
Nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc có đôi phần khác biệt

Ngoài ra có rất nhiều nguồn gốc khác về Tết Trung Thu như sau:

Vua Đường Huyền Tông vô cùng sủng ái nàng Dương Quý Phi. Vì nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, thông minh là 1 trong Tứ đại mỹ nhân. Thế nhưng các đại thần trong triều lo sợ vua sẽ bị nhan sắc của nữ nhân này làm cho say mê và bỏ quên việc nước nên đã ép vua ban cái chết cho nàng.

Vì thấy vua quá đau lòng trước sự ra đi của Dương Quý Phi nên các tiên nữ đã quyết định chọn đêm trăng sáng nhất của mùa thu làm ngày hội ngộ cho cả hai người. Cũng từ đây, ngày Tết Trung thu được ra đời và phong tục của ngày này tiếp tục được người dân gìn giữ cho đến hiện tại. Thăng Long Đạo Quán gợi ý: Sinh con vào Trung Thu tốt hay xấu

Hay có một truyền thuyết khác về câu chuyện tình yêu của chàng trai Hậu Nghệ và Hằng Nga. Hai người rất yêu nhau những Hằng Nga nhỡ uống thuốc tiên và bay lên cung trăng. Mặc dù rất nhớ chồng nhưng không thể trở lại trần gian, nàng đã cùng con thỏ ngọc ngồi giã thuốc dưới gốc cây đa. 

Hy vọng có thể làm được thuốc tiên để Hậu Nghệ có thể lên trời cùng mình. Chính vì Hằng Nga trên cung trăng nên mọi người thường hay làm lễ bái nguyệt, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Chính vì truyền thuyết này mà người dân Trung Quốc có phong tục bái nguyệt được duy trì đến tận ngày nay.

2. Các phong tục trong ngày Tết trung thu của Trung Quốc

Vào ngày lễ Trung Thu của người Trung Quốc có rất nhiều hoạt động sôi nổi như sau:

– Bái nguyệt

Phong tục “Bái Nguyệt“ có từ thời Bắc Tống (960 – 1127). Cứ hằng năm vào đêm Trung Thu, mọi người đều thắp nhang bái lạy thần mặt trăng nói lên tâm nguyện của chính mình, cầu Nguyệt thần phù hộ. Nhất là những cô gái thì luôn cầu nguyện “dung mạo như Thường Nga, mặt tợ trăng rằm” như chị Hằng trên cung Trăng.

Mỗi người sẽ có một mong muốn khác nhau nhưng nó đều là những ký thác của con người. Hy vọng sẽ có được cuộc sống thuận lợi như mình mong muốn.

– Ăn bánh Trung Thu

Ban đầu, chiếc bánh Trung Thu là vật cúng tế thần mặt trăng. Sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm rằm bởi nó tượng trưng cho sự đoàn viên, tụ họp. Chính vì vậy nên Tết Trung Thu còn có tên gọi khác nữa là Tết đoàn viên.

Ngày nay chiếc bánh Trung Thu rất phong phú, đa dạng, tinh tế, thanh nhã. Nó không chỉ đa dạng về nhân, vỏ bánh mà còn có những hình dạng khác nhau. Như Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Chiếc bánh thể hiện tâm tư tình cảm của người làm và mua bánh dịp lễ tết này.

Các phong tục Trung Thu của Trung Quốc khác gì Việt Nam
Các phong tục Trung Thu của Trung Quốc khác gì Việt Nam

– Thả đèn

Phong tục thả đèn là một trong những hoạt động ý nghĩa mà được mọi người rất mong chờ. Đặc biệt là với các cô gái mới lớn và trẻ nhỏ. Những chiếc đèn hoa đăng lung linh được làm từ giấy dầu thiết kế hình hoa sen hay chiếc thuyền… thắp nến ở giữa sau đó thả xuống sông.

Trước khi thả xuống sông thì mọi người thường cầu nguyện một điều ước. Họ cho rằng chiếc đèn đi càng xa thì mong ước của người đó sẽ thành sự thật.

– Giải câu đố

Một trong những trò chơi đêm trung thu đó chính là giải câu đố. Các câu đố sẽ được ghi lên đèn lồng, treo trước nhà. Mọi người sẽ cùng nhau đi ngắm phố phường và giải các câu đố này. Hoạt động này được rất nhiều nam thanh nữ tú ưa chuộng. Họ có thể nhờ trò chơi này để giãi bày tình cảm với người mà mình thích.

– Uống rượu hoa quế

Vào tháng 8 hoa quế sẽ nở rất nhiều, chúng mang hương thơm thanh mát. Vậy nên vào đêm Rằm mọi người sẽ thường ăn bánh trung thu, ngắm hoa quế, uống rượu ủ bằng hoa quế. Ăn các bánh kẹo được từ hoa quế như: bánh hoa quế, kẹo hoa quế…

– Rước đèn

Vào ngày này người lớn thì sẽ thường rước đèn trong nhà, bởi mọi người muốn quây quần bên nhau ăn bánh, ngắm trăng. Cùng nhau chia sẻ các kỷ niệm, giải bày tâm sự khi đi làm ăn xa. Còn trẻ nhỏ sẽ thường tụ tập với nhau và đi rước đèn khắp nơi giống như trẻ em của Việt Nam.

Rước đèn là hoạt động không thế thiếu trong Tết Trung thu
Rước đèn là hoạt động không thế thiếu trong Tết Trung thu

3. Trung thu bên Trung Quốc khác Việt Nam thế nào?

Nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có đôi phần khác biệt, cùng so sánh để thấy được các điểm khác biệt trong phong tục của 2 nước:

Trung QuốcViệt Nam
Nguồn gốcNguồn gốc bắt nguồn từ câu chuyện của vua Đường Minh Hoàng hay chuyện tình cảm của vua Vua Đường Huyền Tông cùng nàng Dương Quý Phi. Ngoài ra cũng có câu chuyện tình cảm của Hậu Nghệ và Hằng NgaNguồn gốc của Việt Nam là từ thời vua Lý tại kinh thành Thăng Long. Ngày này là dịp mà vua muốn tạ ơn thần Rồng, vì đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Ngoài ra còn có truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội. Tương truyền rằng, Hằng Nga là vị thần luôn ao ước được xuống trần gian dạo chơi. Vào năm đó, Ngọc Hoàng mở cuộc thi làm bánh, Hằng Nga có dịp xuống trần để tìm hiểu cách làm và gặp Cuội. Kể từ đó, mọi người cho rằng Rằm tháng Tám là lúc chị Hằng Nga và chú Cuội xuống trần gian vui chơi.

Đèn lồngNgười Trung đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.

Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Với người Việt đèn lồng được dùng để cho trẻ em dùng đi chơi, rước đèn vào đêm Trung Thu. Chúng có nhiều màu sắc sặc sỡ, hình dạng khác nhau. Đèn được làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.
Ngắm trăngKhoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người Trung Quốc, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.Trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Đây là dịp để người dân nghỉ ngơi sau một vụ mùa bội thu.

Các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về câu chuyện của chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

Phá cỗNgười Trung Quốc không có tục lệ phá cỗ nhưng cũng có tục lệ ngồi ngắm trăng, ăn bánh hoa quế.Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức các loại bánh, trái cây. Mâm cỗ Trung Thu là để cúng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
Múa Lân – Sư – RồngNgười Trung Quốc không có tục lệ này. Nhưng để vui chơi giải trí thì họ thường có tục lệ giải câu đố trên đèn lồng.Lân – Sư – Rồng là các linh vật của người Việt. Việc múa vào ngày Tết Trung Thu tượng trưng cho ước muốn của mọi gia đình sẽ được ấm no, hạnh phúc, bình an, khỏe mạnh, tiền tài tới nhà. Người ta thường múa Lân – Sư – Rồng vào đêm 14 và 15 âm lịch.
Bái NguyệtNgười dân bái trăng để mong muốn có được cuộc sống tốt hơn. Nhất là với thanh niên trẻ thì họ mong rằng mình sẽ tìm được một người yêu thương, che chở cho họ.Tại Việt Nam không có tục lệ bái nguyệt nhưng người dân lại có phong tục cúng Rằm tháng 8. Việc làm này thể hiện lòng cảm tạ đến các vị thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Ngoài ra còn thể hiện lòng yêu thương, thành kính và nhớ đến công lao của ông bà tổ tiên, cội nguồn dân tộc.

Hy vọng với những thông tin bên trên bạn đã hiểu rõ hơn về Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc chuyên mục Phong tục Việt để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Hoặc bạn có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Đồng thời sử dụng các công cụ miễn phí mọi lúc mọi nơi. Nhanh tay tải ứng dụng miễn phí về điện thoại của mình tại đây:

Xem thêm: