Nhiều người vẫn nghĩ Tết Hàn thực còn có tên gọi khác là Tết Thanh Minh. Có thật sự là như vậy hay chỉ là sự nhầm lẫn. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu xem Tết Hàn thực còn được gọi là ngày Tết gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tết Hàn thực là ngày gì
Tết Hàn thực phiên âm tiếng Trung là “hàn thực – 寒 食 ” diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lịch Âm được tính theo chu kỳ của mặt trăng, khác với cách tính Dương lịch. Theo tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” có nghĩa là thức ăn. Dịch theo tiếng Việt thì đây còn được coi là ngày thức ăn lạnh. Bởi thế mà người Việt thường chuẩn bị món bánh trôi, bánh chay là những món lạnh để dâng lên tổ tiên vào Tết Hàn thực.
Có nhiều nhầm lẫn về việc coi Tết Hàn thực có tên gọi khác là Tết Thanh Minh. Tết Thanh Minh là một trong những khái niệm lập định của người phương Đông từ xưa. Vào khoảng tháng 3 Âm lịch là thuộc vào tiết Thanh Minh. Tiết Thanh Minh được tính theo Dương lịch – tức là theo vị trí của Trái Đất theo chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh mặt trời. Bởi thế, theo quy ước thì tiết Thanh Minh diễn ra từ khoảng ngày 4 hoặc 5 tháng 4 Dương lịch tùy theo từng năm.
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng Tết Hàn thực không có tên gọi khác là Tết Thanh Minh.
2. Nguồn gốc và sự tích ngày Tết Hàn thực
Có nhiều quan điểm cho rằng, Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc với tích về ông Giới Tử Thôi thời Đông Chu liệt quốc. Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong. Khi đó Tử Thôi là một hiền sĩ đi theo phò trợ nhà vua, đã cùng vua trải qua nhiều gian nan, đói khổ. Khi khốn cùng, ông đã nguyện cắt miếng thịt đùi mình ra để nấu cho vua ăn. Sau khi biết chuyện, nhà vua đã vô cùng cảm động. Tử Thôi không mong gì hơn là nhà vua sau khi phục quốc sẽ trở thành nhà vua tốt.
Thế nhưng, sau khi phục quốc vua đã quên trọng thưởng Tử Thôi. Ông cũng không có gì oán trách mà cùng mẹ già về núi ở ẩn. Khi nhớ ra, vua cho người đi triệu tập Tử Thôi nhưng ông không xuống núi. Vua sai người đốt rừng để dụ ông ra nhưng ông đã chết trong rừng nhất quyết không ra. Vua đã hối hận vô cùng và lệnh dân vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm không đốt lửa để tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng ngày Tết Hàn thực có nguồn gốc từ người An Nam xưa. Vào năm 1292 sứ giả của nhà Nguyên sang thăm đất An Nam đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông gửi tặng mâm bánh với bài thơ:
“Múa giá chi rồi, thử áo xuân,
Hôm nay Hàn Thực, buổi thanh thần
Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc
Phong tục An Nam theo cổ nhân.”
Bài thơ vừa thể hiện được phong tục tập quán của người Việt lại vẫn thể hiện lòng hiếu khách. Đồng thời, nó cũng thể hiện lòng yêu nước, khẳng định nước Nam có bờ cõi, phong tục và nền kinh tế phát triển.
Thăng Long Đạo Quán gợi ý:
Ngoài ra còn có sự tích cho rằng phong tục làm bánh trôi bánh chay ngày 3/3 âm lịch là để tưởng nhớ đến bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Hai loại bánh này có hình tròn, trắng mịn giống với bọc trứng nở ra trăm người con – tổ tiên của người Việt. Vậy nên có thể coi ngày này là ngày để mọi người dân Việt Nam nhớ ơn tổ tiên, muốn hướng về cội nguồn.
3. Ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực của người Việt
Tại Việt Nam, ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực không chỉ là tưởng nhớ Tử Thôi mà mang ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là sự tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Và ngày Tết này người Việt cũng không kiêng đốt lửa như người Trung. Mà ngày này người dân vẫn nấu ăn bình thường và sáng tạo lên bánh trôi bánh chay với ý nghĩa tượng trưng cho bánh nguội và thể hiện sự tròn đầy, viên mãn. Vậy nên ngày Tết bánh trôi bánh chay mang ý nghĩa hoàn toàn khác và có ý nghĩa văn hóa riêng biệt. Nó thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhớ đến công lao của tổ tiên và mong muốn cuộc sống sẽ tốt lành hơn.
Ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam mọi gia đình sẽ chuẩn bị các món ăn như món bánh trôi bánh chay, xôi chè, bánh quả nhót. Hoặc có thể chuẩn bị thêm các món ăn chay (rau củ xào, các món được chế biến từ đậu phụ, nấm…) hoặc món mặn như xôi, thịt gà, giò chả, canh miến, măng… Tùy vào điều kiện và kinh tế gia đình mà sẽ có các món ăn khác nhau để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên.
Tham khảo: Ý nghĩa bánh trôi bánh chay trong ngày tết Hàn Thực
Vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch, dù vướng bận việc gì thì mọi người đều cố gắng về nhà quây quần cùng gia đình bên mâm cơm với bánh trôi bánh chay. Tết Hàn thực của người Việt không có nhiều kiêng kỵ như người Trung. Người Việt sáng tạo ra bánh trôi bánh chay mang ý nghĩa tượng trưng cho đồ nguội và thể hiện sự tròn đầy, viên mãn. Hiện nay, qua quá trình phát triển của xã hội, người Việt còn sáng tạo thêm các món bánh như bánh quả nhót hay xôi chè sử dụng trong ngày lễ này.
Ngoài ra, hoạt động không thể thiếu cảu nhiều gia đình từ xưa đến nay đó là tụ tập con cháu, cùng nhau đi tảo mộ ông bà, tổ tiên và thắp hương thể hiện lòng thành kính nhớ về cội nguồn.
4. Những điều nên làm ngày Tết Hàn thực
Vào ngày Tết Hàn thực, người dân Việt thường làm những việc sau để tổ tiên chứng giám, trong năm sẽ có nhiều thuận lợi, bình an.
- Làm mâm cơm cúng gia tiên tại nhà: Hiện nay, cuộc sống bận rộn khiến nhiều gia đình khó có thể sắp xếp thời gian để quây quần cả nhà làm mâm cơm cúng lễ. Năm nay, Tết Hàn thực rơi vào 14 tháng 4 Dương lịch tức là thứ tư. Đây là ngày trong tuần, bởi thế gia chủ cần chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ để tranh thủ thực hiện vào ngày 14 dương lịch.
- Đi tảo mộ gia tiên: Nếu có thời gian, bạn nên cùng người thân trong gia đình tham gia lễ tảo mộ. Khi đi tảo mộ nhớ mang theo hương cùng các đồ lễ cúng để cúng trước và sau khi dọn dẹp mộ phần.
Với những thông tin thu thập được trên đây từ Thăng Long Đạo Quán, hy vọng bạn sẽ có nhiều thêm về ngày tết hàn thực là gì và tên gọi khác của ngày tết hàn thực. Đồng thời có thêm những cơ sở để thực hiện những nghi lễ cho tết Hàn Thực đúng chuẩn nhé! Đừng quên theo dõi Thăng Long Đạo Quán và chuyên mục Phong tục Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.
Xem thêm: