Tết Hàn thực hàng năm vào mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Năm nay, Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 14 tháng 4 Dương lịch. Thường trong ngày này, các gia đình dâng lễ cúng Phật, tổ tiên. Ngoài ra, còn nhiều người chu đáo chuẩn bị lễ cúng ban Thần Tài. Văn khấn Tết Hàn thực ban Thần Tài như thế nào là đúng chuẩn? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tại sao cần cúng ban Thần Tài vào Tết Hàn thực?

Tết Hàn thực hay còn được dân gian gọi đơn giản là Tết bánh trôi bánh chay. Ngày lễ này xuất hiện ở một số tỉnh của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Đây được cho là ngày mà người dân thể hiện lòng hiếu thảo vào tinh thần uống nước nhớ nguồn tới tổ tiên và các vị bề trên.

Cúng ban Thần Tài vào ngày Tết Hàn thực thể hiện sự hiếu thảo của gia chủ tới vị thần. Các vị thần là những người đã phù hộ cho gia chủ nhiều may mắn và bình an. Đây là lúc đáp lại với lòng thành kính với những người có ơn.

2. Văn khấn Tết Hàn thực ban Thần Tài

Văn khấn chi tiết ban Thần Tài ngày Tết Hàn thực như sau: 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3. Mâm cỗ cúng ban Thần Tài ngày Tết Hàn thực

Với mỗi lễ cúng, quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ. Việc chuẩn bị lễ không cần quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện của gia chủ mà bày biện phù hợp.

Thông thường, mâm cỗ cúng ban Thần Tài vào ngày Tết Hàn thực gồm có:

  • Bánh trôi
  • Bánh chay
  • Hoa tươi
  • Ngũ quả
  • Trà

Ngoài ra, chắc chắn bạn không nên quên các vật phẩm khác như nến, hương.

Không cần mâm cao cỗ đầy, cúng ban Thần Tài ngày này quan trọng nhất là tấm lòng của gia chủ dâng lên các vị thần, ông bà, tổ tiên.

4. Lưu ý khi cúng ban Thần Tài ngày Tết Hàn thực

Khi cúng ban Thần Tài ngày Tết Hàn thực, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Bánh trôi bánh chay chuẩn bị cho mâm cỗ cúng nên để màu trắng tự nhiên để giữ được sự nguyên bản trong phong tục cúng Tết Hàn thực của người Việt.
  • Khi cúng cần ăn mặc chỉnh tề.
  • Không nên có tiếng văng tục chửi bậy xung quanh nơi cúng lễ.
  • Hoa quả thắp ban Thần Tài không nên là hoa quả giả.

>>> Xem thêm:Văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ đúng chuẩn

Với những chia sẻ trên đây từ Thăng Long Đạo Quán, hy vọng bạn sẽ có một lễ cúng ban Thần Tài đúng chuẩn trong dịp Tết Hàn thực sắp tới. Đừng quên theo dõi Thăng Long Đạo Quán để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về phong thủy cũng như phong tục Việt Nam nhé!