Từ lâu, phong tục “Uống nước nhớ nguồn” đã thấm nhuần, và hiện hữu trong bản sắc dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn, lòng thành kính đối với các bậc tiền bối, các thế hệ đời trước. Phong tục này xuất hiện ở ngày tết Thanh Minh, khi mọi người đi tảo mộ. Vậy tết Thanh Minh là gì? Văn khấn tết Thanh Minh tảo mộ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1. Tết Thanh Minh vào ngày nào

1.1. Nguồn gốc của tết Thanh Minh

Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: tiết Thanh Minh là một trong 24 tiết khí có nguồn gốc từ học thuật Trung Hoa cổ đại. Tiết Thanh Minh kéo dài khoảng 15 – 16 ngày và người xưa thường thường chọn ngày đầu tiên làm tết Thanh Minh.

Ngày tết Thanh Minh là gì?
Ngày tết Thanh Minh là gì?

Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng, thích hợp làm các công việc khác nhau.

Ngoài tết Thanh Minh, những ngày đầu năm tháng 3 còn có lễ hội Đạp Thanh hay còn gọi là lễ hội giẫm cỏ. Hội Đạp Thanh có nguồn gốc từ Trung Quốc, đây là khoảng thời gian nam nữ sắm sửa quần áo và đi chơi xuân.

1.2. Ý nghĩa của tết Thanh Minh

Đối với văn hoá người Việt, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù có đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cũng cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Chính vì điều này nên trong dịp tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập.Đây là nét đặc sắc trong bản sắc văn hoá của người Việt Nam, dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.

XEM THÊM:Văn khấn gia tiên ngày rằm

2. Văn khấn tết Thanh Minh

2.1. Văn khấn tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày…. tháng …. năm Nhâm Dần (đọc ngày tháng âm lịch)

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

2.2. Văn khấn tại nghĩa trang

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Nhâm Dần (đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của quý vị)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà quý vị)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

2.3. Văn khấn tiết Thanh minh khi đi tảo mộ

Tổng hợp các bài văn khấn tết Thanh Minh tảo mộ
Tổng hợp các bài văn khấn tết Thanh Minh tảo mộ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh: (đọc tên người dưới phần mộ)

Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà… phường… quận,… thành phố…

Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của … chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

XEM THÊM:Văn khấn Thần Tài ngày rằm

3. Cần chuẩn bị lễ vật gì cho lễ cúng Thanh Minh

3.1. Lễ vật tại tư gia

Đa phần những lễ tết Thanh Minh được cúng tại gia được chuẩn bị và tiến hành như thế nào còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương và điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Để làm mâm cúng Tết thanh minh tại nhà, quý vị có thể chuẩn bị các món mặn như xôi, gà luộc, canh măng, giò, miến, món xào,… cùng các loại hoa quả tươi, trầu cau và vàng mã. Với các gia đình Phật tử thì chuẩn bị mâm cúng chay.

Ở một số gia đình nếu không chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để cúng Tết thanh minh thì bạn có thể thắp hương và chuẩn bị hoa, quả, trà, bánh kẹo,… để tưởng nhớ tổ tiên.

Lưu ý là khi cúng Tết thanh minh tại nhà bạn cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau dọn bàn thờ. Khi thắp hương phải mặc quần áo lịch sử, chỉnh tề để vái lạy và đọc văn khấn. Sau một tuần hương cháy hết thì gia đình hóa vàng mã và xin thụ hưởng lộc.

3.2. Lễ vật tại nghĩa trang

Tùy từng trường hợp và gia đình mà mỗi người sẽ cúng mặn chay khác nhau.

Nếu là mâm cỗ chay, bạn cần chuẩn bị: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong,…. Nếu là mâm cỗ mặn thì ngoài những món trên bạn cần chuẩn bị thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.

Lễ vật khi cúng Tết thanh minh gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Nếu ở mộ phần có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải được thắp hương.

Lưu ý trước khi cúng Tết thanh minh tại mộ, bạn cần rẫy hết cỏ dại và cây hoang mọc trên mộ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn rồi mới đặt lễ vật lên. Sau khi hương cháy khoảng 2/3 thì làm lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu bạn có ghi văn khấn ra giấy thì sau khi đọc xong cũng mang đi hóa.

4. Lời kết

Tết Thanh Minh tuy không phải ngày lễ lớn nhất nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc và văn khấn tết Thanh Minh tảo mộ là điều không thể thiểu trong ngày lễ này. Bài viết trên đã gửi đến quý vị những thông tin cần thiết để cúng lễ tết Thanh Minh. Để biết thêm chi tiết hãy truy cập Thăng Long Đạo Quán nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:

Xem thêm các thông tin mới của TLĐQ: