Trực Kiến là gì? Bạn đã bao giờ nghe đến ngày Trực Kiến chưa? Hãy cũng Thăng Long Đạo Quán khám phá ý nghĩa đằng sau ngày Trực Kiến thông qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Tổng quan về thập Nhị Trực

Thập Nhị Trực là cách tính ngày, tháng tốt xấu trong cuốn sách Đổng công tuyển nhật. Theo Đổng Trọng Thư, Thập Nhị Trực biểu đạt cho 12 trạng thái Sinh – Trưởng – Thành – Hoại của vạn vật, một chu kỳ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc (Chu trình này dựa theo quy luật chuyển động 12 năm của Mộc tinh).

Trong Thập Nhị Trực, một năm sẽ có 12 tháng, ứng với 12 trực. Một tháng 30 ngày, mỗi ngày được một trực soi chiếu theo thứ tự các trực: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế.

Trực Kiến là gì?
Trực Kiến là gì?

2. Trực Kiến là gì?

Theo các văn bản triết tự, Trực (Tên gọi của các sao trong chòm sao Dao Quang Tinh), là một căn cứ để tính trạch cát trước khi một người muốn làm một việc gì đó. Kiến là kiến tạo, sáng tạo chỉ giai đoạn hình thành của vạn vật trong quy trình phát triển của sự sống. Trực Kiến chính là biểu tượng của những khởi đầu mới, giai đoạn đầu tiên của vạn vật, từ đây các sự vật, sự việc sẽ nảy sinh và trải qua một chu trình mới.

Ngày có Trực Kiến là ngày đầu tiên trong 12 ngày trực. Đây được coi như một khởi đầu mới mẻ, sự nảy nở và sinh sôi. Ngày trực này vô cùng cát lợi cho các việc như: khai trương, nhậm chức, cưới hỏi, trồng cây, đền ơn đáp nghĩa. Xấu cho các việc động thổ, chôn cất, đào giếng, lợp nhà. Do đó, khi xem ngày làm nhà, mọi người đều tránh ngày Trực Kiến để động thổ, xây nhà…

Do đó những ngày có Trực Kiến được rất nhiều người chọn làm ngày tổ chức những sự kiện trọng đại với mong muốn có những khởi đầu thuận lợi hứa hẹn gặt hái được nhiều thành công.

3. Cách tính ngày Trực Kiến trong 12 trực

Theo cổ thư, 12 trực là 12 vị thần có cát có hung đóng ở mỗi ngày. Cụ thể, cách tính 12 ngày trực (tương ứng với các tháng). Các tháng không dựa vào ngày mồng 1 hay ngày 30. Nó được phân định giới hạn mà lấy ngày trực của ngày tiết khí mỗi tháng lặp lại trực của ngày trước.

Như vậy qua 12 tiểu khí của 12 tháng ( tức là 1 năm sau ), 12 trực vừa khéo chậm 12 lần, 12 chi lại nhất trí với 12 trực. Ngày Dần tháng giêng vẫn lại là Kiến. Đây là cách sắp xếp 12 trực. Qua trực tất cả chúng ta hoàn toàn có thể tính được ngày chuyển tiết tức là sang tháng mới. Dựa vào trực ta cũng hoàn toàn có thể đoán sự tốt xấu của một ngày .

Cách tính ngày Trực Kiến trong 12 trực
Cách tính ngày Trực Kiến trong 12 trực

Trực Kiến là trực khởi đầu trong thập nhị trực nên khi tính ngày trực ta phải bắt đầu khởi từ Trực Kiến. Có câu: “Tháng nào thì trực ấy” nghĩa là: Ở tháng nào thì Trực Kiến bắt đầu khởi từ ngày đó (Tháng Tý thì Trực Kiến bắt đầu từ ngày Tý, Tháng Sửu thì Trực Kiến bắt đầu từ ngày Sửu,…) và luân chuyển lần lượt theo các ngày cho đến hết tháng.

  • Tháng 1 (Tháng Dần) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Dần sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 2 (Tháng Mão) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mão sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 3 (Tháng Thìn) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thìn sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 4 (Tháng Tỵ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tị sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 5 (Tháng Ngọ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Ngọ sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 6 (Tháng Mùi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mùi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 7 (Tháng Thân) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thân sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 8 (Tháng Dậu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Dậu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 9 (Tháng Tuất) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tuất sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 10 (Tháng Hợi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Hợi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 11 (Tháng Tý) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tý sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
  • Tháng 12 (Tháng Sửu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Sửu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.

Xem thêm bài viết: Trực Thành là gì?

4. Cách tính Trực Kiến theo tuổi

Trong phong thủy những người mang đặc điểm của Trực Kiến là những người sinh vào những năm sau: Ất Sửu, Giáp Tuất, Quý Mùi, Nhâm Thìn, Bính Thìn.

5. Ý nghĩa của Trực Kiến tính theo tuổi

Khai phá ruộng vườn thuộc Trực Kiến

Năm mươi nhà cửa mới bình yên

Tiền của cha mẹ không thừa hưởng

Tự thân lập thân, phụ tự viên

6. Những việc không nên làm vào ngày Trực Kiến

Những việc nên và không nên làm trong ngày trực kiến là gì?
Những việc nên và không nên làm trong ngày Trực Kiến là gì?

6.1. Những việc nên làm

Theo các chuyên gia phong thủy, vào ngày này nếu làm các việc như khai trương, nhậm chức, trồng cây, cưới hỏi thì cực kỳ tốt chủ về sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Bởi Trực Kiến là sự kiến tạo, hình thành, bắt đầu một sự việc, do vậy làm những chuyện có ý nghĩa khởi đầu mới do vậy nếu bắt đầu làm những việc này trong ngày có Trực Kiến thì mọi chuyện sẽ cực kỳ suôn sẻ, thuận lợi. Để biết thêm chi tiết ngày Trực Kiến của bạn là ngày nào thì có thể tham khảo công cụ coi ngày khai trương của Thăng Long Đạo Quán để nhận tư vấn đầy đủ nhất.

6.2. Những việc không nên làm

Mặc dù ngày có Trực Kiến được xem là ngày tốt, tuy nhiên vào những ngày này quý bạn cũng cần tránh làm một số việc, đề phòng những chuyện không may có thể xảy đến. Theo đó, nên tránh làm các việc như động thổ, lợp nhà, đào giếng, chôn cất.

7. Cách xem ngày tốt – xấu

Mọi thông tin trên chỉ mang tính tổng quát về ngày Trực Kiến, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết ý nghĩa hung cát của từng ngày thì đừng lo lắng vì Thăng Long Đạo Quán đã tạo ra công cụ “Xem ngày tốt xấu” chỉ với những bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Vào mục Xem ngày và chọn mục “XEM NGÀY TỐT – XẤU
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các mục
  • Bước 4: Công cụ sẽ cho ra kết quả một cách chi tiết và đầy đủ về ý nghĩa hung cát của ngày đó.

8. Lời kết

Ngày Trực Kiến là một ngày tốt cho những sự khởi đầu mới, có thể mang lại nhiều may mắn, tài vận cho gia chủ. Bên cạnh Trực Kiến còn có những trực khác cũng mang lại những ý nghĩa tốt lành riêng biệt. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về 12 trực thì hãy  theo dõi Thăng Long Đạo Quán để không bỏ lỡ nhiều thông tin thú vị nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: