Đền Bà Chúa Vực là một ngôi đền nổi tiếng tâm linh, cổ kính tại Hưng Yên. Hàng năm, ngôi đền này được hàng trăm nghìn lượt thăm quan, chiêm bái từ khách địa phương cũng như du khách thập phương. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu vài nét về ngôi đền linh thiêng này cũng như các bài văn khấn đền Bà Chúa Vực, các nghi thức khi đi lễ ngôi đền này thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Vài nét về đền Bà Chúa Vực
Đền Bà Chúa Vực nằm trong quần thể Phố Hiến Cổ Hưng Yên. Ngôi đền này là nơi thờ chính của Bà Chúa Vực. Tương truyền rằng, bà Chúa Vực là người hiền lành, nhân hậu, hay đi xe giá cứu nhân độ thế, giúp dân trừ gian diệt ác và làm ăn kinh doanh. Lịch sử ghi lại rằng, năm Ất Mão đê Lại Hà, Nễ Châu vỡ, người dân tìm đủ mọi cách mà không làm thế nào để đắp lại được đê nhưng nhờ có Bà Chúa hiển linh mà con đê đã được đắp thành công, mùa màng được cứu và đời sống của nhân dân cũng từ đó mà được yên ổn. Ghi nhớ công ơn này mà người dân đã lập đền thờ Bà Chúa Vực.
Đền được xây theo kiểu kiến trúc nhà Lê. Trải qua thời gian cùng nhiều lần tu sửa, đến nay ngôi đền vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần linh thiêng của mình. Đền bao gồm 3 khu vực chính: Khu đền chính, Tiên Thiên Thánh Mẫu Cung và Đông Nhạc Cung. Bên trong khu đền chính lại được chia thành 3 cung. Cung ngoài thờ Đức Thánh Trần cùng các danh tướng, chúa Sơn Trang, Võ Tài Thần Trưởng Quản Ngũ Lộ Thần Tài, Văn Xương Đế Quân, Quan Hoàng. Cung trong cùng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế cùng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Bạch Kim Tinh,…
Lễ hội đền Bà Chúa Vực được tổ chức vào ngày 23/5 (tức ngày Kỵ Nhật). Trong lễ hội gồm cả hai phần lễ và hội với những hoạt động rất sôi động, thú vị thu hút đông đảo sự tham gia của du khách thập phương.
Xem thêm: Đền Trần thờ ai
2. Sắm lễ gì khi đến đền Bà Chúa Vực
Để đi lễ đền Bà Chúa Vực, các bạn nên cố gắng sắm sửa cả lễ chay lẫn lễ mặn. Ngoài ra, có thể sắm cả cỗ mặn sơn trang và lễ ban thờ cô, cậu. Tuy nhiên đây không phải điều bắt buộc. Việc sắm lễ tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người, điều quan trọng nằm ở lòng thành tâm và kính trọng của mình.
- Lễ chay để dâng lên ban Thánh Mẫu. Lễ chay bao gồm: hương, hoa, trà, quả,…
- Lễ mặn gồm: gà, lợn, giò, chả,… được nấu chín, dùng để dâng lên ban thờ Ngũ vị Quan lớn (ban Công đồng)
- Lễ đồ sống gồm: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ hoặc thịt mồi không nấu chín, để sống (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) và tiền, vàng mã.
- Cỗ mặn sơn trang gồm: cua, ốc, bún ớt, chanh quả… Chu đáo hơn có thể có gạo nếp cẩm nấu xôi, chè (số lượng 15 mỗi loại ứng với 15 vị được thờ ở ban Sơn Trang).
- Lễ thờ Cô, thờ Cậu gồm: oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón áo. gương lược và đồ vật tượng trưng cho đồ chơi hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, kèn, trống),…
3. Văn khấn đền Bà Chúa Vực
3.1. Bài văn khấn đền Bà Chúa Vực số 1
Con Nam Mô A Di Đà Phật. (3 lần).
Con Lạy 9 phương trời,mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật.
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng.
Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai.
Con sám hối con lạy Phật thích ca.
Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát.
Con nam mô a di đà phật.
Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh.
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng.
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu.
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi
thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh
Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn.
Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương, Đức ông đệ tam Cửa suốt, Nhị vị vương Cô, Cô bé Cửa suốt, Cậu bé Cửa Đông.
Con Lạy Tam vị Chúa Mường: Chúa mường đệ nhất tây thiên.
Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ.
Chúa mường đệ tam Lâm Thao.
Chúa Năm Phương bản cảnh.
Con lạy Ngũ vị tôn ông hội đồng quan lớn:
+ Quan lớn đệ nhất.
+ Quan lớn đệ nhị giám sát.
+ Quan lớn đệ tam Lảnh giang.
+ Quan lớn đệ tứ khâm sai.
+ Quan lớn đệ ngũ tuần tranh.
Con lạy Tứ phủ Chầu Bà:
+ Chầu bà đệ nhất.
+ Chầu bà đệ nhị Đông Cuông.
+ Chầu đệ tam thoải phủ.
+ Chầu Thác Bờ (Đền thờ Chúa Thác ở hoà bình).
+ Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ.
+ Chầu Năm Suối Lân.
+ Chầu Sáu Lục Cung Nương.
+ Chầu Bảy Kim Giao.
+ Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung.
+ Chầu Cửu Đền Sòng.
+ Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng.
+ Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.
Con lạy tứ phủ Ông Hoàng:
+ Ông Hoàng Cả.
+ Ông Đôi Triệu Tường.
+ Ông Hoàng Bơ.
+ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.
+ Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ.
+ Ông Chín Cờn Môn.
+ Ông Mười Nghệ An.
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô:
+ Cô cả.
+ Cô đôi Đông Cuông (Cô đi theo hầu cận Chầu Đông Cuông).
+ Cô bơ Thác Hàn.
+ Cô Tư Tây Hồ.
+ Cô Năm Suối Lân.
+ Cô Sáu Lục Cung.
+ Cô Bảy Kim Giao.
+ Cô Tám đồi chè.
+ Cô 9 Sòng Sơn.
+ Cô mười Đồng Mỏ.
+ Cô bé Đông Cuông (Cô đi theo hầu cận Chầu Đông Cuông)
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cậu:
+ Cậu cả hoàng thiên.
+ Cậu đôi
+ Cậu đồi ngang.
+ Cậu bé bơ
+ Cậu năm
+ Cậu sáu
+ Cậu Bảy Tân la.
+ Cậu Bé Bản Đền.
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền, Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh, Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải, 12 cửa rừng 12 cửa bể.
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang, ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chắp lễ chắp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần, Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày……………tháng………….năm ………. (âm lịch)
Tín Chủ: Tuổi:…………
Ngụ Tại:…………………
Xin gì:……………………
Con Nam Mô A Di Đà Phật. (3 lần).
3.2. Bài văn khấn đền Bà Chúa Vực số 2
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con sám hối lạy chín phương trời mười phương chư phật.
Con kính lạy đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Đà, đức Phật Quán Thế Âm
Con sám hối kính lạy đức Ngọc hoàng đại đế cùng nhị vị tinh quân Nam tào Bắc đẩu
Con sám hối kính lạy Tam Toà Thánh Mẫu, tam phủ công đồng tứ phủ vạn linh.
Kính lạy đức đại vương Trần triều hiển thánh tối anh linh cùng hội đồng Trần triều
Kính lạy ngũ vị tôn ông, hội đồng quan lớn, tứ phủ thánh chầu, tứ phủ thánh hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, năm dinh quan lớn mười dinh các quan.
Kính lạy chúa bà sơn trang, bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nàng, hoàng triều hoàng quận.
Sám hối cúi lạy cô bé cậu bé bản đền bản điện, cùng hạ ban ngũ hổ thần tướng, thanh xà bạch xà đại quan.
Hôm nay ngày…tháng…năm, hương tử con tên là …sinh năm….đại diện cho gia đình gồm những ai…. Hiện gia đình chúng con cư ngụ tại địa chỉ số nhà….đường phố….quận huyện ….tỉnh thành…..
Xin nhất tâm mang miệng về tâu mang đầu về lễ tại đền Mẫu Hưng Yên thành kính tiến dâng lên Phật Thánh, vua cha mẫu mẹ (lễ gì thì nêu chẳng hạn:
hoa tươi quả mới, sớ điệp kim ngân, trầu cau, trà thuốc…) cùng công đồng tam tứ phủ, tả hữu Trần triều Sơn trang, thượng ban trung ban hạ ban các quan bản đền bản điện chứng minh chứng giám.
Hương tử con tâm trung mộ đạo, một lòng thành kính, nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, cúi xin chư vị minh xét.
(Ai đã làm lễ tôn nhang hay đã trình đồng mở phủ có thể khấn thêm: đệ tử con căn cao số nặng, nghiệp cả sâu rầy, phúc duyên còn thiếu, người dương thế số hệ đế đình, nhất nguyện cắt tóc làm tôi nối đời làm con cửa Phật cửa Thánh…)
Hương tử con nguyện cầu Phật Thánh khuông phù: quốc thái dân an, đất nước cường thịnh, đạo pháp được trường tồn, chúng nhân được cát khánh.
Con cúi xin Phật Thánh xót thương đến hương tử con cùng đồng gia quyến, âm phù dương trợ cho được bản mệnh bình an, gia trung khang thái, bốn mùa hưng vượng, tám tiết hanh thông, hướng về chính đạo.
Con nguyện cầu Phật Thánh gia hộ độ trì, giáng phúc lưu ân cho công việc được thuận lợi, thương mại hanh thông, học hành được may mắn, công danh được thành đạt…(nếu có mong cầu gì khác thì thành kính khấn thêm: ví dụ thi cử, hôn sự, sinh nở….)
Nay hương tử con lễ bạc lòng thành, thắp nén hương thơm, giãi bày tâm nguyện trước chư Phật chư Thánh, khẩn cầu chư vị tác đại chứng minh.
Hương tử xin thành tâm bái tạ.
Hy vọng đọc xong quý vị bách gia đã biết chi tiết nội dung văn khấn đền Bà Chúa Vực là gì, qua đó có thể thành công dâng lễ để được Bà phù hộ, ban phước lành.
4. Những lưu ý khi đi lễ ở đền
Dưới đây là một số lưu ý khi đi lễ đền Bà Chúa Vực các bạn không thể bỏ qua:
- Mặc đồ kín đáo, trang nghiêm, không mặc đồ hở hang, màu sắc sặc sỡ hoặc quá phản cảm.
- Bước vào đền không nên bước vào bằng cửa chính, không được dẫm lên bậu cửa mà chỉ được bước qua bậu cửa.
- Chỉ nên thắp hương ở đỉnh bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong , không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, đồ lễ,…
- Không chụp ảnh, quay phim trong đền
- Vào lễ không nên đi giày dép, hút thuốc
- Khi lễ cần thành tâm, không được vương vấn những ý niệm trần tục, không đứng đắn.
Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết giới thiệu đôi nét về ngôi đền linh thiêng Bà Chúa Vực và những bài văn khấn đền Bà Chúa Vực chuẩn xác nhất, đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thủy của Thăng Long Đạo Quán giải đáp nhé!
Cũng đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại và nhận ngay 5 ngày sử dụng app miễn phí với tài khoản VIP để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thủy hợp mệnh mọi lúc, mọi nơi nhé!
Các bài viết khác liên quan: