Văn khấn đi Đền chi tiết và đúng quy trình, trình tự là như thế nào? Tại sao phải khấn khi đi Đền? Gia chủ sắm lễ như thế nào? Khi đến Đền nhiều gia chủ rất hoang mang khi không biết khấn bái như thế nào vì trong chốn linh thiêng nhiều người rất sợ khấn sai hay lỗi lệch nên tâm thường không an. Nên Thăng Long Đạo Quán xin chia sẻ và giới thiệu qua văn khấn đi Đền chi tiết nhất 2023 cho các tín chủ đang tìm hiểu, tìm tòi hay con nhang đệ tử theo Đạo Mẫu.

1. Thế nào là Đền thờ? Cách phân biệt Đền và Chùa

Trước khi tham khảo về văn khấn khi đi Đền thờ, bạn cần tìm hiểu và định nghĩa như nào là Đền thờ? Đối với các cụ và con nhang đệ tử theo Đạo Mẫu thì chắc chắn sẽ hiểu và quen thuộc với Đền, Đình, Miếu, Mạo. Nhưng bài viết này cũng dành cho cả những người chưa am hiểu và muốn tìm hiểu, học hỏi bản sắc tín ngưỡng Việt Nam ta.

Định nghĩa về Đền Thờ? Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thần, vị Thánh hoặc một Vĩ nhân giúp dân, giúp nước. Đền thờ dành cho các Thánh thần tùy theo tín ngưỡng từng vùng miền nhưng chủ yếu đều hướng theo sự nhớ ơn và kính trọng những công lao to lớn của Thánh, Thần được truyền từ thế hệ đi trước cho đến thế hệ mai sau.

Văn khấn đi đền
Đền và chùa có gì khác nhau

Ví dụ nổi tiếng như Đền thờ Cô Bơ tại xứ Hà Trung, Thanh Hóa một trong những Tứ phủ Thánh Cô nổi tiếng trong Đạo Mẫu. Hoặc Đền thờ Cô Chín Sòng tại xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa nức danh nổi tiếng một vùng không chỉ nói riêng về sự linh thiêng mà đó là ý nghĩa nhớ ơn công lao xây dựng và bảo vệ đất nước mà các vị Thánh mang lại. 

Đền thờ không chỉ là nơi để thờ cúng mà còn là sự tín ngưỡng về Đạo được truyền từ những thế hệ đi trước đó là lịch sử và cũng là truyền thống của Việt Nam ta mà các cụ đã đổ máu và hy sinh để bảo vệ cho các lớp măng non tiếp tục nối dòng.

Đền và Chùa có gì khác nhau? Rất là đơn giản Đền thì thờ Thánh và Chùa thì thờ Phật nhưng không có nghĩa là ta chê trách Đạo này hay Đạo kia. Định nghĩa đơn giản của từ Đạo là Đường đi đến sự thay đổi và hướng tới những điều tốt đẹp, nên chúng ta không nên phân biệt quá nhiều vì Tín ngưỡng thờ Mẫu hay Đạo Phật đều hướng ta tới những điều hay, ý đẹp cho chúng ta hiểu sâu thế nào là tu tâm tích đức.

2. Trình tự lễ bái tại Đền

Đi Đền lễ bái thì ta cũng nên tìm hiểu lễ tại ban nào trước? Nhưng không phải Đền nào cũng thờ tự các vị Thánh giống nhau nên chúng ta cần phân biệt một cách chi tiết nhất:

2.1. Đền thờ Tứ Phủ

Nói nôm na Tứ Phủ là bốn phủ Thiên, Địa, Thoải và Nhạc là Đền thờ thuần các vị Thánh trong Tứ Phủ. Theo trình tự thì ta nên lễ:

  • Ban Tam Tòa Thánh Mẫu.
  • Ban Tứ Phủ Chúa Bà.
  • Ban Ngũ Vị Tôn Quan.
  • Ban Tứ Phủ Chầu Bà.
  • Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng.
  • Ban Tứ Phủ Thánh Cô.
  • Ban Tứ Phủ Thánh Cậu.
  • Hạ ban thờ Ngũ Hổ.

2.2. Đền thờ Trần Triều

Chắc ai cũng biết đến Trần Hưng Đạo Đại Vương, Đền thờ những tướng lĩnh có công với đất nước từ thời nhà Trần. Nên trình tự cũng sẽ từ những vị cao nhất cho đến thấp nhất:

  • Ban Vương Phụ, Vương Mẫu.
  • Ban Đức Thánh Trần.
  • Ban Vương Phi.
  • Ban Quan Nam Tào – Bắc Đẩu.
  • Ban Tứ Vị Vương Tử.
  • Ban Nhị Vị Vương Cô.
  • Ban Lục Bộ Trần Triều.
  • Ban Trần Triều Vương Nữ.
  • Ban Trần Triều Tướng Quân.
  • Ban Cô Bé và Cậu Bé Trần Triều.
  • Ban Ngũ Hổ Đại Tướng.

3. Cách sắm lễ và dâng lễ khi đi Đền

3.1. Cách sắm lễ ở Đền

Dường như ai đi Lễ thì thường mua đồ lễ nhưng sắm lễ thế nào cho đúng? Không như đi lễ Chùa chúng ta thường sắm lễ chay, hương vòng hay hoa quả mà chúng ta có thể bày biện thêm lễ mặn ví dụ như xôi giò hay một con gà. Gần như sắm lễ cơ bản nhất thì thường có một mâm lễ: năm chai nước lọc, một gói bánh, một gói kẹo, một hộp chè, một hộp thuốc lá, đĩa ngũ quả và thêm đinh vàng và gói hương.

Văn khấn đi đền
Văn khấn đi đền thì sắm lễ cũng quan trọng không kém

Nhưng đối với dịp lễ lớn thì ta thường có mâm cao cỗ đầy ví dụ như một mâm xôi gà và năm chén rượu, hoặc ta có thể mua một mâm oản lễ được bán sẵn. Chỉn chu hơn ta có thể mua tráp thờ dâng lên Đền để thờ cúng.

Khi đi Đền sắm lễ thì thường thiên biến vạn hóa, phú quý sinh ra lễ nghĩa nên mong các gia chủ đừng hoang mang hay đề tâm quá vào vấn đề mua lễ, đơn giản có thể nói một bình hoa thơm cũng là lễ hay một bát nước cơi trầu cũng là lễ, tất cả quan trọng nằm ở tâm bạn. Thật tâm thật tính dù lễ nghi có ít hay dù có ít giọt dầu dâng lên, các Ngài đều chứng tâm và phù hộ cho các bạn. 

3.2. Cách dâng lễ tại Đền

Các gia chủ thường bày lễ và dâng lễ tại ban công đồng hay chính cung trong Đền thờ. Thật ra tại Đền thờ có rất nhiều cung thờ, bạn có thể dâng lễ tại ban nào cũng được. Nhất là nên dâng lễ đúng ban thờ vị Thánh bạn đang muốn xin cầu.
Lưu ý: Dâng lễ tại vị trí Thủ nhang chỉ định hoặc bày biện nơi ban bệ thấp nhất và trống nhất. Không được trèo lên và bày biện lễ như thế là xúc phạm đến các vị Thánh. Nên nhìn người trước đi vào bày ở đâu thì hãy bày theo tại đấy hoặc hỏi Thủ nhang Đồng Đền để có vị trí chính xác không sai lệch nhất là tại nơi linh thiêng.

4. Văn khấn đi Đền cầu công danh, sự nghiệp

Văn khấn ở Đền thật ra rất nhiều kiểu và khấn hoàn toàn khác nhau như ta đã nêu trên vì mỗi Đền hay thờ các vị Thánh khác nhau nên có rất nhiều bản văn nhưng ta có thể tham khảo qua văn khấn đền, phủ đầy đủ và hay sử dụng nhất:

4.1. Văn khấn Công Đồng

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………………………………….….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………….….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

4.2. Văn khấn Trần Triều

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ………………………………………………………………….

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm Quý Mão 2023, hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe.

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của, được nhân an vật thịnh, đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy).

Liên quan đến Ban Trần Triều, quý anh chị có thể tìm hiểu tại Văn khấn đền Kiếp Bạc để biết rõ thêm.

4.3. Văn khấn Thành Hoàng

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Gia chủ con :…………………………………………………………………………….. Tuổi………………….

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩa: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Đây là những bản văn khấn Đền, Phủ hay sử dụng và dễ nhớ nhất dành cho ai không có thời gian hay cho các bạn trẻ đang tìm hiểu và có đam mê đi lễ. Nếu ai mong muốn có bản văn khấn dài hay cổ hơn ta có thể tìm hiểu hay học hỏi thêm từ các Thanh Đồng Đạo Quan.

5. Cách hạ lễ

Sau khi khấn vái hết các cung các cửa tại Đền và chờ hết một tuần hương chúng ta có thể hạ lễ. Trước khi hạ lễ các gia chủ nên quỳ lạy ba lễ xong lấy vàng mã đinh vàng, tiền đã dâng lên mang đi hóa. Hóa từ mã vàng dâng lên ban công đồng trước rồi hóa vàng mã các cung các cửa khác sau. Sau khi hóa xong chúng ta quay lại hạ lễ thực quả.

Xem thêm: Văn khấn đền Cô Chín

6. Những lưu ý khi đi Đền

– Đối với trang phục: Ăn mặc nghiêm trang, kín đáo, ví dụ như không mặc quần và váy ngắn hay là mặc áo hai dây hở hàng. Nên nhớ những chỗ linh thiêng cần ăn mặc lịch sự chỉn chu.

Văn khấn đi đền
Chú ý gì khi đi đền

– Đối với cử chỉ, hành động và lời nói: Đối với Đền thờ là chốn tâm linh đầy linh thiêng bạn cần nhất đó là sự trật tự không cười đùa tránh gây ồn ào mất trật tự. Không hành động lỗ mãng nhất là hành động sờ mó và bạo lực, không ăn cấp đồ dùng cá nhân của người khác. Quan trọng là không chửi tục và chửi bậy, tránh tai bay vạ gió và không chỉ chỏ thẳng tượng Thánh nói ra nói vào. Bạn cần nên nhớ khi bước vào cửa chốn tâm linh, bạn làm sai một ly là đi một dặm, hãy cẩn thận trong mọi hành động và cử chỉ tránh rước họa vào thân.

7. Công cụ tư vấn làm gì theo phong thủy

 

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những sự lựa chọn. Cũng như có những sự kiện đến mà ta không lường trước được. Chính vì thế mà khi biết được hôm nay nên làm gì, làm như thế nào sẽ giúp gia chủ có sự cân bằng về mệnh, tránh hung đón cát. Từ đó, tự bản thân biết được hôm nay là ngày tốt hay xấu và đưa ra lời khuyên đúng đắn cho ngày hôm đó. Đi đền chùa cũng là một trong những việc này. Công cụ của chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn được cá nhân hóa chính xác tới bạn.

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Chọn mục Bát Tự rồi tiếp đến Nên Làm Gì Theo Phong Thủy
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và xem kết quả trả về

8. Lời kết

Trên đây Thăng Long Đạo Quán đã cùng Anh Chị tìm hiểu về Văn khấn đi Đền. Chúng tôi xin cảm ơn Quý Anh Chị đã đón đọc nội dung này. Kính chúc Quý Anh Chị vạn sự lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đó, người nào lộc đó, đắc tài sai lộc, toàn gia trung đắc sinh khí vượng thiên y tọa tài lộc.

Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Chúc các gia chủ một ngày bình an.

Các bài viết khác liên quan: