Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người thường xảy ra 2 trường hợp là xung khắc, hợp nhau. Cho nên việc lựa chọn đối tác, nhân viên hay dựng vợ, gả chồng cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán sẽ hướng dẫn quý vị cách tự xem tuổi hợp mệnh trong hôn nhân hoặc kinh doanh. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Các yếu tố xem hợp tuổi trong hôn nhân, kinh doanh

Theo các chuyên gia phong thủy, để xem trong hôn nhân và làm ăn có hợp tuổi hay không thì cần dựa vào 4 yếu tố là Thiên can, Địa chi, Mệnh quái, Chân mệnh, cụ thể như sau:

Xem tuổi hợp kết hôn, kinh doanh

1.1. Thiên can

1.1.1. Khái niệm

Thiên can là một trong những ký hiệu tính thời gian thời cổ đại. Thời kỳ thượng cổ, con người đã từng sáng tạo ra thuyết 10 Thiên can. Dùng để ghi năm, ghi ngày, biểu thị 10 năm hoặc 10 ngày. Trong giáp cốt văn (chữ viết được khắc trên mai rùa) thời kỳ Ân Thương mà người ta khai quật được cho đến ngày nay thì văn tự hình thành sớm nhất là 10 thiên can. Căn cứ vào trình tự, 10 thiên can lần lượt là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 

  • 5 can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • 5 can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Thiên can thuộc ngũ hànhThiên can thuộc phương vịThiên can thuộc bốn mùa
Giáp, Ất thuộc MộcGiáp, Ất thuộc ĐôngGiáp Ất thuộc mùa xuân
Bính, Đinh thuộc HỏaBính, Đinh thuộc NamBính Đinh thuộc mùa hạ
Mậu, Kỷ thuộc ThổMậu, Kỷ thuộc Trung ươngMậu Kỷ thuộc tứ quý
Canh, Tân thuộc KimCanh Tân thuộc TâyCanh Tân thuộc mùa thu
Nhâm, Quý thuộc ThủyNhâm Quý thuộc Bắc.Nhâm Quý thuộc mùa đông.
Thiên can tương hợpThiên can tương khắc
Giáp Kỷ hợp ThổGiáp khắc MậuGiáp: Cây cỏ bắt đầu phá vỏ để đâm chồi và nảy lộc.
Ất Canh hợp KimẤt khắc KỷẤt: cây đã lẩy mầm nhưng vẫn chưa hình thành lá.
Bính Tân hợp ThủyBính khắc CanhBính: Vạn vật đang phát triển một cách nhanh chóng.
Đinh Nhâm hợp MộcĐinh khắc TânĐinh: Vạn vật bước vào quá trình đâm chồi, nảy lộc.
Mậu Quý hợp Hỏa.Kỷ khắc QuýMậu: Vạn vật đang phát triển rất tươi tốt.
Canh khắc GiápKỷ: Vạn vật đã trưởng thành.
Tân khắc ẤtCanh: Bắt đầu hình thành quả.
Nhâm khắc BínhTân: Quả của vạn vật đã đạt độ hoàn mỹ.
Quý khắc Đinh.Nhâm: Hạt giống đã chín, sinh mệnh mới bắt đầu
Quý: Trải qua thời kỳ nhất định, vạn vật lại nảy nở, sinh mệnh được hình thành.

1.1.2. Cách tính 

10 Thiên can sẽ được quy ra số từ 0 đến 9. Chữ số cuối của năm sinh chính là Thiên can của gia chủ. Ví dụ, nam sinh năm 1991 có Thiên can là Tân hay nữ sinh năm 1996 thì có thiên can là Bính.

Bảng giá trị tương ứng với 10 thiên can:

   CANH     TÂN   NHÂM   QUÝ   GIÁP       ẤT    BÍNH  ĐINH    MẬU    KỶ
       0      1      2       3      4      5      6       7        8      9
    Kim   Kim      Thủy     Thủy    Mộc      Mộc      Hỏa      Hỏa    Thổ     Thổ

Xem hợp tuổi dựa vào Thiên can

Kết luận: Trong hôn nhân, kinh doanh, nếu thiên can hòa hợp không bị xung thì vợ chồng, đối tác làm ăn hòa hợp, còn ngược lại thì dễ bất đồng quan điểm, khắc khẩu, cãi vã…Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào một mình yếu tố thiên can để kết luận.

1.1.3. 12 trường sinh trong Thiên Can

Sinh, vượng, tử, huyệt trong 10 Thiên can dùng 12 loại trường sinh biểu thị trạng thái đời người, cụ thể gồm: 

  • Trường sinh: Giống như con người sinh ra, chỉ lúc vạn vật đâm chồi
  • Mộc dục: Là thai nhi sau khi sinh, tắm rửa, gột bỏ những thứ bẩn, chỉ vạn vật sinh ra. 
  • Quan đới: Trẻ nhỏ có thể mặc quần áo, đội mũ, chỉ vạn vật dần tươi tốt.
  • Lâm quan: Giống như một người trưởng thành, có thể làm quan, lãnh đạo nhân dân, chỉ vạn vật trưởng thành. 
  • Đế vượng: Tượng trưng sức mạnh con người đạt đến cực điểm, có thể phò trợ đế vương, chỉ vạn vật ở trạng thái thành thục. 
  • Suy: Sau khi phát triển đến cực thịnh thì sẽ suy thoái, chỉ vạn vật bắt đầu đi xuống. 
  • Bệnh: Giống như bệnh tật con người, chỉ vạn vật lâm vào khốn đốn. 
  • Tử: Giống như nhân khí đã tận, hình thể đã chết, vị vạn vật tử tuyệt. 
  • Mộ: Cũng như “khố” (Kho) giống như con người đã chết nằm dưới mộ, chỉ vạn vật sau khi thành thục cất giữ vào kho. 
  • Tuyệt: Giống như hình thể người sau khi chết về với đất, chỉ vạn vật khí Tiên thiên đã hết. Khí Hậu thiên vẫn chưa đến, trong đất chưa có hình dạng của nó. 
  • Thai: Thông qua sự kết giao giữa bố mẹ tạo thành thai, chỉ lúc khí thiên địa giao hòa. Khí Hậu thiên đã đến và được thụ thai. 
  • Dưỡng: Giống như thai nhi được nuôi dưỡng trong bụng mẹ, chỉ vạn vật hình thành trong đất, tiếp tục đâm chồi, lại trải qua một quá trình tuần hoàn sinh tử không bao giờ kết thúc. 

1.2. Địa chi

1.2.1. Khái niệm

Nếu chỉ dùng 10 Thiên can để tính thời gian, dễ tạo nên sự trùng lặp của tính thời gian. Để tránh xảy ra vấn đề này, người xưa đã sáng tạo ra 12 Địa chi biểu thị 12 tháng hoặc 12 giờ. 

12 Địa chi lần lượt là: Tý, Sửa, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi – đại diện cho số tự từ 1 đến 12. Trong đó:

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Tính chất của chi dương thường là động, cường tráng, do vậy cát hung đều ứng nghiệm nhanh. Tuy nhiên khi gặp suy sẽ có tai họa xảy ra nhanh hơn.
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Tính chất của chi âm thường có tính chất mềm dẻo, cát hung thường ứng nghiệm chậm.

1.2.2. Cách tính

Công thức tính như sau: Lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh, rồi cộng thêm 1 là ra tuổi. Trừ từ năm nào thì khởi từ năm đó đếm xuôi kim đồng hồ, hết hàng chục tới hàng đơn vị dừng ở đâu thì sẽ là con giáp đó.

Ví dụ: người sinh năm 1991 = 2020 – 1991 = 29 + 1 = 30 tuổi, 2020 là Canh Tý = khởi từ Tý = 1 cách 1(Sửu) tới Dần = 11 cách (Mão) tới Thìn là 21 , nếu cách tiếp thì là 31 nhưng người 1991 mới 30 lên không thể tiến được nên phải đếm lùi theo hàng đơn vị từ đó 30 sẽ dừng ở Mùi vậy ta có người sinh năm 1991 tuổi Mùi.

Lưu ý: trong thiên can thì chỉ có xung nhưng trong địa chi (con giáp) có cả xung, khắc, hình, hại, phá.

Địa chi thuộc ngũ hànhĐịa chi thuộc phương vịĐịa chi Lục hợpĐịa chi Tam hợp
Dần, Mão thuộc MộcDần, Mão thuộc ĐôngTý, Sửu hợp ThổHợi, Mão, Mùi tam hợp Mộc
Tỵ, Ngọ thuộc HỏaTỵ, Ngọ thuộc NamDần, Hợi hợp MộcDậu, Ngọ, Tuất tam hợp Hỏa
Thân, Dậu thuộc KimThân, Dậu thuộc TâyMão, Tuất hợp HỏaTỵ, Dậu, Sửu tam hợp Kim
Hợi, Tý thuộc ThủyHợi, Tý thuộc BắcThìn, Dậu hợp KimThân, Tý, Thìn tam hợp Thủy
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc thổThìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc bốn phươngTỵ, Thân, hợp Thủy
Ngọ Mùi hợp Thổ
Địa chi Tam hộiĐịa chi Bán tam hợpĐịa chi Lục xungĐịa chi Tương hình
Dần, Mão, Thìn, phương Đông MộcBán hợp sinh: Hợi – Mão Mộc, Dần – Ngọ Hỏa

Tỵ – Dậu Kim, Thân – Tý Thủy

Tý Ngọ xungDần hình Tỵ, Tỵ hình Thân,Thân hình Dần là vô ơn chi hình.
Tỵ, Ngọ, Mùi phương Nam HỏaSửu Mùi xung
Thân, Dậu, Tuất phương Tây KimBán hợp Mộ: Mão – Mùi Mộc, Ngọ – Tuất Hỏa

Dậu – Sửu Kim, Tý – Thìn Thủy

Dần Thân xungMùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi gọi là trì thế chi hình.
Hợi, Tý, Sửu phương Bắc ThủyThìn Tuất xungTý hình Mão, Mão hình Tý gọi là vô lễ chi hình.
Tỵ Hợi xungThình hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.
Địa Chi tương pháĐịa Chi tương hại
Tý Dậu phá, Ngọ Mão phá, Thân Tỵ pháTý Mùi hại, Sửu Ngọ hại, Dần Tỵ hại
Dần Hợi phá, Thìn Sửu phá, Tuất Mùi pháMão Thìn hại, Thân Hợi hại, Dậu Tuất hại.

Khi chọn tuổi vợ chồng, xem tuổi kinh doanh, xem ngày cưới hỏi theo Địa chi, bạn nên tránh bộ tứ hành xung dưới đây:

  • Nhóm 1: Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
  • Nhóm 2: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
  • Nhóm 3: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.

Đây là các nhóm tứ hành xung nhưng chỉ xung theo cặp như ô lục xung, chứ không phải 4 địa chi xung nhau. Khi 2 người có cặp địa chi xung nhau thì dễ cãi cọ, bất đồng quan điểm, khó hòa hợp trong cuộc sống.

Kết luận: Khi chọn tuổi kết hôn, kinh doanh, quý vị nên tránh các cặp địa chi phạm phải Xung – Hại – Tuyệt. Bởi nếu phạm phải điều này, đối với vợ chồng có thể khiến cho cuộc sống gia đình luôn nghèo túng, gặp nhiều khó khăn, lục đục, con cái hay ốm đau, bệnh tật; đối với kinh doanh thì khiến làm ăn đi xuống, gây bất đồng quan điểm. Chính vì những lý do này mà địa chi của cặp đôi muốn cưới hay địa chi của 2 người muốn hợp tác kinh doanh được xem xét rất kỹ lưỡng.

1.3. Mệnh quái (cung phi) 

1.3.1. Khái niệm 

Mệnh quái (gọi tắt là quái, tên khác là cung phi) là khái niệm dựa trên bộ môn kinh dịch, đồng thời được xác định dựa trên giới tính và năm sinh. Quái gắn liền với các số tương ứng trong Bát quái, bao gồm: Càn – 6, Khôn – 2, Chấn – 3, Tốn – 4, Khảm – 1, Đoài – 7, Cấn – 8 và Ly – 9. Các quái này lại mang ngũ hành là: Càn – Kim, Khôn – Thổ, Chấn – Mộc, Tốn – Mộc, Khảm – Thủy, Đoài – Kim, Cấn – Thổ, Ly – Hỏa. Chỉ cần tìm ra được quái số thì quý vị sẽ biết được cung phi của mình là gì.

Mặt khác, mệnh quái được ứng dụng trong nhiều việc như tìm hướng bát trạch, hướng phòng ngủ, phòng khách, giường ngủ, bàn làm việc,…hợp với gia chủ), mua vật phẩm phong thủy, tìm hiểu tích cách, xét tuổi tác gia chủ,….Nếu quý vị muốn biết bản thân có hợp tuổi dựng vợ, gả chồng hoặc kinh doanh với người kia hay không thì đầu tiên cần tính cung mệnh trước.

1.3.2. Cách tính

Cộng tất cả các số trong năm sinh, sau đó lấy tổng đó chia cho 9, số dư của phép chia sẽ là mệnh quái. Nam tính nghịch trung cung khởi từ 6 = cung Khôn. Nữ tính thuận trung cung khởi từ 1 = cung Cấn.

Bạn có thể tra cung mệnh theo bảng sau:

Số dư123456789
NamKhảmLyCấnĐoàiCànKhônTốnChấnKhôn
NữCấnCànĐoàiCấnLyKhảmKhônChấnTốn

Ví dụ:

Nam sinh năm 1990 thì sẽ có 1 + 9 + 9 + 0 = 19, 19 : 9 = 2 dư 1. Kết quả nam sinh năm 1990 có mệnh quái là Khảm – Thủy, thuộc Đông Tứ mệnh.

Nữ sinh năm 1990 thì sẽ có 1 + 9 + 9 + 0 = 19, 19 : 9 = 2 dư 1. Kết quả nữ có mệnh quái là Cấn – Thổ, thuộc Tây tứ mệnh.

*Lưu ý: Mỗi cung lại tương ứng với các hướng và các mệnh khác nhau:
  • Cung Khảm – Chấn – Tốn – Ly (hướng Bắc – Đông – Đông Nam – Nam) thuộc Đông tứ mệnh + Đông tứ trạch.
  • Cung Khôn – Đoài – Càn – Cấn (hướng Tây Nam – Tây – Tây Bắc – Đông Bắc) thuộc Tây tứ mệnh + Tây tứ trạch.

Xem tuổi hợp kết hôn, kinh doanh

1.3.3 Xét mệnh quái 

Sau khi tính ra mệnh quái của cặp đôi muốn cưới xin hoặc giữa gia chủ với người muốn hợp tác làm ăn, quý vị tiến hành xem tuổi kết hôn, tuổi hợp tác kinh doanh có hợp hay không thông qua Bát biến Du niên. Cụ thể, cung mệnh của 2 người khi kết hợp với nhau sẽ cho ra 8 kết quả tương ứng với 8 cung Du niên là Thiên Y, Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức (Diên Niên), Họa Hại, Lục Sát, Ngũ Quỷ, Tuyệt Mạng. Mỗi cung này sẽ mang một ý nghĩa như sau:

  • Sinh Khí thuộc Mộc: hữu lộc lộc tồn, có quý nhân phù trợ, sự nghiệp hanh thông, sức khỏe dồi dào.
  • Phúc Đức (Diên Niên) thuộc Kim: phúc lộc đề đa, giữ được lộc dài lâu.
  • Thiên Y thuộc Thổ: tài lộc trời phú, có quý nhân trợ giúp, kinh doanh phất phát, làm ăn như diều gặp gió.
  • Phục Vị thuộc Mộc: gia tiên gia hộ độ trì, thừa hưởng phúc lộc của gia tiên để lại.
  • Họa Hại thuộc Thổ: thị phi phiền toái, chuyện không đâu ập tới, làm phúc phải tội, chuyện linh tinh khéo tới.
  • Lục Sát thuộc Thủy: tranh cãi bất đồng, kiện tụng, xô xát, lao lý rình rập.
  • Ngũ Quỷ thuộc Hỏa: đào hoa, các mối quan hệ nửa vời, gần được lại mất, vợ chồng không hòa thuận.
  • Tuyệt Mạng thuộc Kim: chú ý sức khỏe bản thân và người xung quanh, ốm đau bệnh tất, sức khỏe yếu đi.

Để biết mệnh quái của 2 người ra cung nào, ta cần dựa vào quy luật Bát biến Du niên sau:

“1 họa 2 tuyệt 3 sinh

1 + 2 thiên ý, 2 + 3 ngũ xà

1 + 3 lục sát xấu xa

Cả 3 cùng biến sẽ là diên niên

Nếu mà không biến, giữ nguyên còn mỗi Phục vị chứ còn cung chi?” 

Ví dụ: Xem tuổi nam sinh 1994 muốn lấy nữ sinh 1994 có hợp không?

Bước 1: Tính mệnh quái của cặp đôi:

Nam = 1 + 9 + 9 + 4 = 23, rồi đem 23 : 9 = 2 dư 3, vậy mệnh quái nam là Cấn (Thổ)

Nữ = 1 + 9 + 9 + 4 = 23, rồi đem 23 : 9 = 2 dư 3, vậy mệnh quái nữ là Đoài (Kim)

Bước 2: Xét cung mệnh của cặp đôi:

Cấn (3) + Đoài (3). Theo câu “cả 3 cùng biến sẽ là Diên Niên. Như vậy cung mệnh của nam và nữ sinh năm 1994 sẽ tạo ra Diên Niên thì sẽ có cuộc sống vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc tới đầu bạc răng long, làm ăn ngày càng phát đạt hơn.

Chú ý: 

Dưới đây là bảng kết hợp các mệnh quái nhằm giúp bách gia dễ dàng tra cứu cung mệnh, từ đó phán đoán tuổi hai người hợp hay xung, từ đó, tìm cách hóa giải cho vợ chồng có tuổi xung. Theo đó, mệnh quái của nam thuộc hàng ngang, nữ thuộc hàng dọc, quý vị hãy nhìn kỹ khi gióng tìm kết quả.

ChồngCànKhảmCấnChấn TốnLy KhônĐoài
Vợ
CànPhục VịLục SátThiên YNgũ QuỷHọa HạiTuyệt MệnhPhúc ĐứcSinh Khí
KhảmLục SátPhục VịNgũ QuỷThiên YSinh KhíPhúc ĐứcTuyệt MệnhHọa Hại
CấnThiên YNgũ QuỷPhục VịLục SátTuyệt MệnhHọa HạiSinh KhíPhúc Đức
ChấnNgũ QuỷThiên YLục SátPhục VịPhúc ĐứcSinh KhíHọa HạiTuyệt Mệnh
TốnHọa HạiSinh KhíTuyệt MệnhPhúc ĐứcPhục VịThiên YNgũ QuỷLục Sát
LyTuyệt MệnhPhúc ĐứcHọa HạiSinh KhíThiên YPhục VịLục SátNgũ Quỷ
KhônPhúc ĐứcTuyệt MệnhSinh KhíHọa HạiNgũ QuỷLục SátPhục VịThiên Y
ĐoàiSinh KhíHọa HạiPhúc ĐứcTuyệt MệnhLục SátNgũ QuỷThiên YPhục Vị

Kết luận: Việc sử dụng mệnh quái để dùng trong việc cưới hỏi, chọn người để kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết. Do đó khi kết hôn, chọn đối tác ngoài việc xét tuổi qua thiên can địa chi, chúng ta cần chú trọng tới mệnh quái. Nếu chúng ta muốn ít phiền toái, lận đận thì hãy nên kết duyên, hợp tác làm ăn với người cùng phương vị.

1.4. Chân mệnh 

1.4.1. Khái niệm

Chân mệnh là một ngũ hành bất kỳ dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh của mình (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Ví dụ: nam sinh 1990 có chân mệnh Mộc. Chân mệnh được tính dựa vào giờ ngày tháng năm sinh, qua đó, sẽ chỉ ra sự vượng suy cường nhược của mệnh chủ. Trong chân mệnh thì chia thành chân mệnh thịnh và chân mệnh suy:
  • Chân mệnh thịnh: là 1 trong số 5 ngũ hành trong mệnh có số lượng lớn nhất, có khả năng sinh hoặc hợp hóa các ngũ hành còn lại. Ví dụ, một người có ngũ hành Thổ chiếm 50%, Kim chiếm 20%, Thủy chiếm 30% và Hỏa chiếm 10%, Mộc chiếm 3%. Trong đó, ngũ hành Thổ gọi là Thịnh vì số lượng nhiều nhất.
  • Ngũ hành chân mệnh suy: là một trong 5 ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) yếu kém, cạn kiệt. Như ví dụ trên, Mộc (chỉ chiếm 3%) nên là ngũ hành chân mệnh suy.

1.4.2. Cách tính

Khi chọn tuổi dựng vợ, gả chồng hoặc chọn đối tác kinh doanh thì cần chú ý ngũ hành chân mệnh của mình là thịnh hay suy để chọn người phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể tự tính mà cần phải dựa vào công cụ lập lá số bát tự. Theo đó, nếu gặp đối tác/ nửa kia có thân vượng, thiên can, địa chi, phương vị dưới đây thì bạn sẽ được tính theo điểm như sau:

Các yếu tố so sánhTiêu chíĐiểm
Thân vượng

 

Đối tác/ nửa kia là người có thân vượng thuộc dụng hỷ thần
 + 5 điểm
Đối tác/nửa kia là người có thân vượng thuộc thân suy + 5 điểm
Đối tác/nửa kia là người có thân vượng thuộc ngũ hành đối lập dụng hỷ thần – 5 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có cùng dụng hỷ thần 0 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có thân vượng  0 điểm
Thiên canĐối tác/ nửa kia là người có thiên can hợp + 1 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có thiên can xung – 1 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có thiên can xung nhưng hợp ngũ hành 0 điểm
Địa chiĐối tác/ nửa kia là người có địa chi hợp và ngũ hành tương sinh + 2 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có địa chi hợp nhưng ngũ hành không hợp + 1 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có địa chị xung khắc – hình – hại – phá – 2 điểm nhưng nếu không phạm đủ bộ thì – 1 điểm
Đối tác/ nửa kia là người có đia chi không tốt không xấu + 0,5 điểm
Phương vị
Đối tác/ nửa kia là người cùng phương (đông/ tây tứ mệnh)
 + 2 điểm
Đối tác/ nửa kia là người khác phương (đông/ tây tứ mệnh) – 2 điểm

Như vậy, sau khi tính điểm theo bảng trên, nếu đạt trên 5 điểm thì bạn nên chọn người kia để hợp tác/ cưới xin, còn nếu dưới 5 điểm thì không nên hợp tác/ cưới xin với người đó. Tuy nhiên, cách tính trên chỉ mang tính tham khảo, việc chọn người cưới xin, đối tác phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

1.5. Ngũ hành

1.5.1. Ngũ hành là gì?

Trình bày và phân tích trong tác phẩm nổi tiếng bách gia thời kỳ Tiên Tần và Tần Hán thì hàm nghĩa của Ngũ hành chủ yếu có những phương diện sau: 

  • 5 loại vật chất cơ bản: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Trong Thượng thư – Chu thư – Hồng phạm có viết: “Thủy Hỏa giả, bách tính chi sở ẩm thực dã; Kim Mộc giả, bách tính chi sở hưng tác dã; Thổ giả, vạn vật chi sở tư sinh”. (Thủy Hỏa là cái để muôn dân ăn uống. Kim là cái để làm ra chế tác. Thổ là cái để nuôi dưỡng). 
  • 5 loại nguyên tố cơ bản: 5 loại nguyên tố cơ bản là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy tương hỗ mà cấu thành vũ trụ vạn vật.
  • 5 hành tinh lớn: Chỉ Thần tinh (sao Thủy), Thái Bạch tinh (sao Kim), Huỳnh hoặc tinh (sao Hỏa), Tuế tinh (sao Mộc) và Trấn tinh (sao Thổ). 5 hành tinh lớn này vận hành theo tinh khí vũ trụ. Chúng vận hành trong vũ trụ theo một nhất định, đồng thời có sự quan hệ mật thiết với 4 mùa, nên gọi là Ngũ hành. 

1.5.2. Thứ tự của Ngũ hành

Căn cứ vào Hà đồ có thể biết thứ tự của Ngũ hành: 1 và 6 thuộc Thủy; 2 và 7 thuộc Hỏa; 3 và 8 thuộc Mộc; 4 và 9 thuộc Kim; 5 và 10 thuộc Thổ. 

Vì vậy, thuộc tính lần lượt Ngũ hành là: Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5. 

1.5.3. Ngũ hành đại diện cho những vật gì?

Thế gian vạn vật đều có thuộc tính Ngũ hành của riêng mình, hiểu được thuộc tính của chúng mới có thể điều tiết được sự cân bằng Ngũ hành. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về một số vật xung quanh ta và thuộc tính mà chúng đại diện trong Ngũ hành. 

  • Kim đại diện cho tất cả những thứ khí cụ kim loại và sắc nhọn, đồng thời còn đại diện cho khỉ và gà. 
  • Thủy đại diện cho phòng vệ sinh, bể cá. Nếu như nước quá nhiều thì nhà vệ sinh, điều hòa có thể xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước. 
  • Mộc đại diện cho gỗ, giường gỗ, đồ gỗ, tủ gỗ, sàn gỗ, sách vở. Khi Mộc vượng còn đại diện cho máy hút bụi, giày mới, hoa cỏ cây cối; Khi suy lạc thì đại diện cho những cái cũ, cây cối hoa cỏ khô héo, thị phi, kiện cáo. 
  • Hỏa đại diện cho bếp, bà chủ, hoa anh đào, ánh đèn, sạc pin. Trong đó ánh đèn vàng thích hợp đối với người cần Hỏa, ánh đèn trắng cần cho những ai kỵ nguyên tố này. 
  • Thổ đại diện cho tạp vật, gốm sứ. Đặc là tạp vật – đại kỵ trong phong thủy. Nhưng chỉ cần tạp vật cất trong tủ thì có thể giảm thiểu được bất lợi của nó. 

1.5.4. Tại sao khi tìm hiểu về Thiên can, Địa chi phải biết về Ngũ hành 

Lý do là bởi khi đề cập tới Thiên can, Địa chi thì rất nhiều vấn đề về các nội dung phong thủy này đề cập đến Ngũ hành từ phương vị, hợp xung và các mùa. 

Ngũ hành cho chúng ta biết thuộc tính, tốt xấu của Thiên can, Địa chi ấy. Nếu không tìm hiểu sâu về Ngũ hành sẽ không nắm vững được các nội dung trên. Ví như “Cưỡi ngựa xem hoa” khi tìm hiểu Thiên can, Địa chi mà không xét tới Ngũ hành. 

2. Mối quan hệ giữa các yếu tố xem tuổi

2.1. Mối quan hệ giữa Địa Chi và Ngũ Hành

Địa chi có thuộc tính phương vị Ngũ hành khác nhau của mỗi cái, hơn nữa đại diện cho tháng, thuộc 4 mùa:

  • Dần, Mão thuộc Mộc, Thìn thuộc Thổ, đều thuộc phương Đông, tương ứng với mùa xuân. 
  • Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa, Mùi thuộc Thổ, đều thuộc phương Nam, tương ứng mùa hạ.
  • Thân, Dậu thuộc Kim, Tuất thuộc Thổ, đều thuộc phương Tây, tương ứng với mùa thu. 
  • Hơi, Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ đều thuộc phương Bắc tương ứng với mùa đông. 

2.2. Mối quan hệ giữa Thiên Can và Ngũ Hành

10 Thiên can và 5 phương của Ngũ hành tương ứng với nhau: Giáp Ất có Ngũ hành thuộc Mộc, tương ứng với phương Đông. Bính Đinh có ngũ hành thuộc Hỏa, tương ứng với phương Nam; Mậu Kỷ có ngũ hành thuộc Thổ tương ứng với trung ương. Canh Tân có ngũ hành thuộc Kim tương ứng với phương Tây. Nhâm Quý có ngũ hành thuộc Thủy tương ứng với phương Bắc. Do được ghép vào thuộc tính Ngũ hành, giữa 10 Thiên can cũng có quan hệ sinh khắc, căn cứ vào tương sinh tương sắc thuộc tính Ngũ hành từng cái. 

3. Cách xem hợp tuổi và luận giải

Để xem bạn có hợp tuổi kinh doanh, kết hôn, hợp tác… với người còn lại hay không thì cần dựa vào 4 yếu tố Thiên can, Địa chi, Mệnh quái, Chân mệnh, sau đó luận giải. Tuy nhiên, đối với những người không am hiểu kiến thức mệnh lý, Bát tự thì để tự xem hợp tuổi là điều không dễ dàng và đa số thường nhờ chuyên gia. 

Nắm rõ sự bất cập này cũng như muốn giúp mọi người tiết kiệm thời gian, tiền bạc, Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Bạn chỉ cần lựa chọn phiên bản phù hợp theo Android hoặc IOS để tải về là có cơ hội sử dụng miễn phí công cụ XEM TUỔI HỢP TÁC LÀM ĂN và XEM TUỔI KẾT HÔN. Đồng thời, bạn còn được trải nghiệm với nhiều công cụ tra cứu khác như: xem Bát tự, Tử vi, phong thủy nhà cửa, phong thủy số,… và hiểu biết thêm nhiều kiến thức phong thủy Việt khác để áp dụng vào cuộc sống.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: