Ấn đền Trần xuất hiện từ thời nhà Trần và được đông đảo người dân tin tưởng đến tận ngày nay. Con người ta tin rằng việc sử dụng ấn đền Trần sẽ mang lại bình an, sức khoẻ cũng như con đường công danh sự nghiệp khởi sắc. Vậy ấn đền Trần có mấy loại? Ý nghĩa và cách treo ấn đền Trần như thế nào để được hiệu quả. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán giải đáp tất cả những thắc mắc trên trong bài viết tổng hợp dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Nguồn gốc của Ấn đền Trần?

Lễ hội khai ấn đền Trần (hay còn gọi là xin ấn) là một tập tục không thể thiếu của người dân Việt Nam từ triều đại nhà Trần. Đây là triều đại có bề dày lịch sử và mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong triều đại phong Kiến nhà Trần, dân ta đã ba lần đập tan sự xâm lược của quân Nguyên Mông và được mệnh danh là triều đại bách chiến bách thắng. Lịch sử kể lại rằng, sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, vua Trần Thái Tông để ăn mừng đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công – phong tước cho các tướng có công đánh giặc tại phủ Thiên Trường. Kể từ ngày đó, cứ đến ngày này là các vua Trần lại tổ chức nghi lễ khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên. Thông qua nghi lễ khai ấn này, những vị tướng có công cũng được phong chức tước và một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần cũng bắt đầu. Dân gian ta cũng đã xây dựng khu di tích đền Trần trên nền phủ Thiên Trường để tưởng nhớ và đời đời nhớ ơn 14 vị Trần.

ấn đền trần có mấy loại
Giải mã ấn đền Trần có mấy loại

2. Ý nghĩa của Ấn đền Trần

Ban đầu, nghi lễ khai Ấn đền Trần được tạo ra nhằm mục đích nhân văn lớn lao, cầu mong cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, người người nhà nhà được hưởng hạnh phúc. Mọi người được hưởng lộc ấn đền Trần cũng được tích thêm công đức, năm mới đến với mọi người cũng thêm phần may mứn, lao động thêm phần hiệu quả, may mắn.

Trên ấn đền Trần có bốn chữ “tích phúc vô cương” với hàm ý ban phát phúc – lộc đến với con cháu đồng thời răn dạy con cháu đời sau phải giữ gìn và phát huy những phẩm chất quý giá của ông cha ta để lại thì phúc lộc mới được bền vững. Nhìn chung, việc ban ấn – xin ấn chính là răn dạy con người ta cách làm người, hành động này mang ý nghĩa giáo dục đời sau vô cùng sâu sắc.

ấn đền trần có mấy loại

Tuy nhiên, ngày nay việc xin ấn đang bị biến chất đi với mong muốn “thăng quan – tiến chức”. Nếu như bạn xin ấn không đúng mục đích thì việc có ấn trong tay cũng không có ý nghĩa gì.

2. Ấn đền Trần có mấy loại?

Đến năm 2009 tại Nam Định người ta mới phát hiện được một bản ấn gỗ được xác định là ấn Trần Triều Quốc Bảo có niên đại chế tác vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; còn bản ấn được khai phát tại đền Trần Nam Định vào ngày rằm tháng giêng từ năm 2000 đến nay là bản “Trần Miếu Tự Điển” có niên đại xuất xứ từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến đầu Thế kỷ XX, có sau bản Trần Triều Quốc Bảo. Tuy nhiên sau gần 20 năm khai ấn Trần Miếu Tự Điển vẫn được xem là ấn thiêng, nên vẫn được Đền Trần Nam Định đưa ra khai ấn hàng năm và vẫn được khách thập phương mong ước đón nhận. Còn tại đền Trần Kiếp Bạc, Hải Dương đang lưu giữ 4 chiếc ấn bằng đồng của đức thánh Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Đây cũng được xem là ấn thiêng hàng năm được tổ chức khai ấn, rất nhiều người ngưỡng mộ, trân trọng khi được nhận ấn này. Như vậy đến nay qua việc khai ấn đền Trần có 3 loại ấn như sau:

– Trần Triều Quốc Bảo nghĩa là “Ấn báu của Triều Trần”

– Trần Miếu Tự Điền là “điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần” . Ấn này bản đầy đủ phát tại đền Trần Nam Định được in trên giấy lụa. Phía trên có 3 chữ: từ phải qua trái là Thiên Trường cung, Ở giữa có 4 chữ to đọc trên xuống, từ phải sang trái là Trần Miếu Tự Điển, Phía mép viền dưới của chữ to có 4 chữ nhỏ là tích phúc vô cương nghĩa là Ban phúc đức không giới hạn- lâu dài cho con cháu.

– Bốn loại ấn của đức thánh Trần ở đền Kiếp Bạc gồm: Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn, Vạn Dược Linh Phù, Quốc pháp Đại Vương, Phi thiên thần kiếm linh phù. Cụ thể như sau: 

  • Ấn thứ nhất: Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn (ấn của Hưng Đạo Vương triều Trần), hình vuông, kích thước 10 x 10 cm. Đây là phù ấn quan trọng nhất, nội dung thể hiện uy quyền và sức mạnh của Đức Thánh Trần.
  • Ấn thứ 2: Vạn Dược Linh Phù (phù ấn linh thiêng của đền Vạn Dược), hình vuông, kích thước 4,3 x 4,3 cm là phù ấn linh thiêng giúp mọi người có sức khỏe, bình an, vạn vật được sinh sôi, phát triển, trường sinh.
  • Ấn thứ 3: Quốc pháp Đại Vương (ấn phù Quốc pháp của Đức Thành Trần), hình vuông, kích thước 4,5 x 4,5 cm là phù ấn thể hiện quyền uy của Đức Thánh Trần, bắt mọi thế lực trong tam giới phải tuân theo luật pháp, lẽ phải và sự công bằng.
  • Ấn thứ 4: Phi thiên thần kiếm linh phù (phù ấn linh thiêng của Phi thiên thần kiếm – thanh kiếm thiêng của Đức Thánh Trần), hình chữ nhật, kích thước 5,2 x 7,8 cm là phù ấn dùng để cầu bình an, trừ quỷ, trừ tà. 

Thông thường khi xin ấn người ta cũng muốn xin luôn cả 4 loại ấn này trên nền vải lụa.

Xem thêm: Văn khấn đền Trần đầy đủ nhất

3. Cách treo ấn đền Trần

Bên cạnh tìm hiểu ấn đền Trần có mấy loại thì đừng quên tìm hiểu cách treo. Xin ấn đền Trần là một tập tục đẹp đầu năm mới của người dân Việt Nam và đến nay nó vẫn được duy trì. Tuỳ theo mong muốn của từng người, tuỳ theo tâm nguyện từng người mà ấn đền Trần được dán ở các vị trí khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Dán hướng Tây để tăng tài lộc
  • Dán hướng chính Bắc để cầu công danh – sự nghiệp
  • Dán hướng Đông Nam để cầu sức khoẻ
  • Dán hướng Tây Bắc  để mong được cầu học hành, thi cử, đỗ đạt

Còn nếu bạn chỉ muốn cầu nguyện bình an, hạnh phúc cho gia đình thì hãy dán trên tường, sau lưng chỗ ngồi làm việc, nên hướng ấn vào mình là được.

ấn đền trần có mấy loại
Treo ấn đền Trần như thế nào?

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý một số vị trí không được dán ấn:

  • Không đặt ấn lên ban thờ tổ tiên vì như vậy là xúc phạm tổ tiên, làm trái với lễ nghĩa.
  • Không dán ấn vào hướng nhà vệ sinh
  • Không dán ấn trên tường nhà vệ sinh
  • Không gấp ấn để trên bàn, không gấp để vào ví
  • Không để ấn trên ô tô vì dễ bị nhiễm âm khí

Ngoài ra, quý vị đừng quên sử dụng công cụ XEM NGÀY TỐT XẤU. Lui tới những địa điểm tâm linh rất cần chọn ngày xuất hành hợp mệnh bản thân.

4. Lời kết

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi Ấn đền Trần có mấy loại và ý nghĩa cũng như cách treo ấn Trần chuẩn xác nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngàn ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán giải đáp.

Đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại và nhận ngay 5 ngày sử dụng app với tài khoản VIP để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thuỷ hợp mệnh mọi lúc, mọi nơi.

Các bài viết khác liên quan