Nhiều người vẫn không phân biệt được ông Công ông Táo và cho rằng đó là các vị thần linh trông coi việc bếp núc. Do đó, cứ vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, có không ít gia đình cúng ông Táo dưới bếp. 

1. Tại sao cúng ông Táo dưới bếp?

Theo quan niệm của nhiều người, Táo quân là các vị thần linh “3 cỗ đầu rau” hay là tượng trưng cho “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp. Cho nên, cứ vào 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, có không ít gia đình chọn cúng ông Công ông Táo dưới bếp. Mặt khác, một số nhà còn làm bàn thờ Táo Quân riêng đặt thờ dưới bếp mới mong muốn cầu xin các vị thần giúp “giữ lửa” cho gia đình. 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, bếp không phải là nơi thích hợp để cúng các vị Táo Quân. Bởi nơi đây là chuyên nấu ăn sẽ sinh ra uế tạp, không đủ trang trọng để thể hiện lòng thành kính của gia chủ. 

cúng ông táo dưới bếp
Nhiều người nhận định Táo quân là thần bếp nên phải cúng dưới bếp.

2. Văn khấn cúng ông Công ông Táo dưới bếp

Theo phong tục thờ phụng của dân tộc Việt Nam, bài cúng ông Táo dưới bếp không phân biệt với bài cúng trên nhà. Thông thường, mọi người đều hành lễ với bài văn khấn sau: 

Nam mô a di đà Phật! 

Nam mô a di đà Phật! 

Nam mô a di đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! 

Nam mô a di đà Phật! 

Nam mô a di đà Phật! 

3. Những lưu ý khi đọc bài cúng ông Táo dưới bếp

Đọc bài khấn ông Công ông Táo dưới bếp không quá khó nhưng gia chủ cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau. 

  • Người đọc bài cúng ông Táo dưới bếp có thể là chồng hoặc vợ hoặc chủ hộ. Các thành viên còn lại có thể chắp tay tham gia nghi lễ hoặc không. Quan trọng là thể hiện lòng thành kính đối với thần linh. 
  • Trước khi cúng ông Công ông Táo dưới bếp, người đọc cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc kín đáo, nghiêm túc. Tránh mặc áo ba lỗ, mặc quần đùi hay váy ngắn.
  • Thái độ khi đọc bài cúng ông Táo dưới bếp phải nghiêm túc, thành tâm, to, rõ ràng, rành mạch. Nếu không được cho là bất kính với thần linh
  • Điều quan trọng nữa là không cầu xin tài lộc, phú quý, sung túc mà nên xin các Táo Quân báo những điều hay, tốt đẹp trong năm với Thiên đình. 
Khi đọc bài cúng ông Táo dưới bếp cần thái độ nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.

Trên đây là những kiến thức mà Thăng Long Đạo Quán đã dày công tìm tòi và tổng hợp về bài cúng ông Công ông Táo dưới bếp. Nếu muốn thường xuyên cập nhật thêm nhiều tin tức phong thủy Việt khác thì bạn có thể tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về máy. Giống như một cẩm nang cầm tay nhỏ, ứng dụng cung cấp nhiều mảng kiến thức khác nhau như: Bát tự, Tử vi, phong thủy nhà cửa, phong thủy số, cải vận bổ khuyết,… và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí các công cụ tra cứu. 

Bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: