Cúng Thổ Công là một tập tục không thể thiếu của người dân Việt trong ngày Rằm tháng 7 nói riêng, các dịp lễ Tết khác nói chung. Vì cúng nhiều chư vị thần linh nên nhiều người vẫn băn khoăn bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công chính xác là như thế nào?

1. Bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công

Theo truyền thống, vào ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch), người Việt sẽ sửa soạn nhiều mâm lễ cúng Phật, chư vị thần linh, gia tiên và chúng sinh. Theo đó, thần linh theo tín ngưỡng Việt Nam chính là Quan đương Niên hành Khiển hàng năm, Thành Tào Phán Quan, Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền hậu Địa Chủ Tài Thần, Thần hoàng bản xúc, Thần Hoàng Bản Cảnh, Ngài định Phúc Táo quân, Long mạch Tài Thần, Ngài Bản Gia Táo Quân và tất cả các thần linh cai quản khu vực, từng gia đình như thần Thổ Công.

Trong văn hóa tín ngưỡng Á Đông, Thổ Công hay còn gọi là ông Địa, Thổ Địa hay Thổ thần, là một vị thần cai quản nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Mỗi vùng đất sẽ có Thổ Công riêng, vì lẽ đó dân gian mới có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá.” Cũng vì vậy, mà cúng Thổ công trở thành một tập tục quan trọng nhằm cầu bình an, may mắn cho gia đình.

Mặt khác, mỗi gia đình sẽ có cách thờ Thổ Công riêng và theo 3 dạng chính như sau:

  • Làm bàn thờ Thổ Công riêng: thường đặt dưới đất.
  • Thờ chung với bàn thờ thần linh, gia tiên: thường bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên phải là bát hương gia tiên, bên trái là bát hương bà Cô Tổ.
  • Thờ chung với Thần Tài: thường đặt dưới đất.

Thờ Thổ Công thường là hương, hoa, nhang, đèn, cỗ chay hoặc mặn và đồ vàng mã. Các gia đình cúng Rằm tháng 7 nên tùy vào điều kiện gia đình để dâng lễ.

Bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công
Bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công

Sau đây là bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nước CHXHCN Việt Nam, năm… (tên gọi của năm theo âm lịch) ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Nay tín chủ là…(họ tên người khấn), quê xã… huyện… tỉnh…, ngụ tại… cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái.

Kính cẩn dâng trầu rượu, trà nước, vàng bạc, đèn nhang,, hoa quả, cùng mọi phẩm vật.

Cung mời:

Đức bản gia Thổ công tại vị ở trước

Đức Thổ địa thần kỳ tại vị ở trước

Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước.

Xin chư thần giáng làm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm được hưởng phúc bình an, không tai nạn, không hạn, không ách, đắc tài, sai lộc, vạn sự hanh thông.

Thượng hưởng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng văn khấn Rằm tháng 7 ông Công theo cuốn Tập tục và nghi lễ dâng hương do Hòa thượng Thích Thanh Tứ hiệu đính như sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

–    Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

–    Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…………………….

Tín chủ con là………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………..

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa; Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

2. Những lưu ý khi cúng Thổ Công Rằm tháng 7

Ngoài chuẩn bị học sẵn bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công, khi bạn sửa soạn dâng hương lễ cho thần Thổ Công thì cần chú ý một số điều sau:

  • Không dùng hoa giả, trái cây giả

Nhiều gia đình hiện này vì muốn giữ sự “tươi mới” được lâu thường dùng các loại hoa quả, trái cây giả dâng lên bàn thờ Thổ Công. Tuy nhiên, việc làm này được coi là lừa dối, xúc phạm thần linh. Thờ cúng phải thành tâm, nhà có sao dâng lên vậy.

  • Không dùng đồ chay giả mặn hay đồ mặn giả chay

Tránh sát sinh hay chạy theo xu hướng mới, không ít gia đình đã lựa chọn những món chay giả mặn hoặc mặn giả chay để làm mâm cỗ cúng Thổ Công. Điều này cũng tương đương với việc cúng hoa quả giả. Đều là việc làm không tốt. Như vậy, khi làm cỗ cúng Thổ Công Rằm tháng 7 không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần sự thành tâm.

  • Không cúng tiền âm phủ

Do Thổ Công là thần tiên nên khi sắm lễ, bạn cần tránh dùng tiền âm phủ. Chỉ nên dùng vàng mã hoặc tiền thật.

  • Đọc dõng dạc, lưu loát

Khi khấn bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công, người đọc cần nói âm lượng vừa phải, rõ ràng. Tốt nhất là học thuộc văn khấn trước khi cúng.

  • Nên cúng vào buổi sáng hoặc chiều tối

Các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 Thổ Công vào trước 19 giờ tối. Bởi theo quan niệm dân gian, sau giờ này là hết Rằm, các vị thần linh cũng khó tương thông, “lắng nghe” được nguyện cầu của người trần thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn giờ hoàng đạo để dâng lễ.

>> Xem thêm:Chọn giờ tốt – xấu cúng Rằm tháng 7 Thổ Công

cúng thổ công rằm tháng 7

>> Xem thêm: Cúng Rằm tháng 7 tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bài cúng Rằm tháng 7 Thổ Công mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn giải đáp thêm nhiều vấn đề khác thì hãy truy cập chuyên mục Phong tục Việt Nam. Hoặc bạn có thể cài đặt ứng dụng điện thoại Thăng Long Đạo Quán để được cố vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.

Ngoài ra khi tải ứng dụng bạn sẽ có cơ hội sử dụng miễn phí các công cụ tra cứu (xem Bát tự, Tử vi, xem phong thủy nhà cửa,…). Nhanh tay cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán phù hợp tại đây: