Bát tự là một bộ môn (hay trường phái) có dung lượng kiến thức rất lớn và khó. Nhiều người tuy yêu thích và muốn tự học trường phái này nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Vậy hãy tham khảo ngay 8 điều cơ bản cần biết cho người mới nhập môn Bát tự. 

1. Giới thiệu Bát tự cho người mới nhập môn

1.1. Nguồn gốc 

Bát tự (hay còn gọi là Tứ trụ) là một bộ môn bắt nguồn từ thời cổ Trung Quốc. Được biết, vào thời Đường (618 – 907) có một vị “thần tiên sống” tên Lạc Lộc. Ông dùng Can Chi của Tam trụ (ngày, tháng, năm sinh) chuyển qua ngũ hành rồi theo sinh khắc chế hóa là có thể tiên đoán chuẩn xác vận mệnh của con người. Được biết, trọng tâm lý luận của Lạc Lộc là trụ năm bởi theo ông nó là “chúa tể” của 4 mùa 12 tháng và 360 ngày. Sau này, phương pháp coi mệnh này được Lý Hư Trung – nhà thông thái của hoàng gia nhà Đường tiếp tục thâm cứu, bổ sung và lưu trữ dưới dạng thể Phú.

Đến đời Ngũ Đại (907 – 960), ghi chép về cách xem mệnh này được một cao nhân tên Từ Cư Dịch (tự là Tử Bình) nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hơn. Ông nhận thấy nếu xét đủ Tứ trụ bao gồm: giờ – ngày – tháng – năm sinh thì kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, hệ thống lý luận Tứ trụ Bát tự  của Từ Cư Dịch được dùng mãi cho đến tận ngày nay và để bày tỏ lòng biết ơn với công lao của ông, người đời gọi đó là phương pháp Tứ trụ Tử Bình.

Qua đời nhà Tống (960-1279), Tứ trụ Tử Bình phát triển thành một bộ môn khoa học và được phép truyền dạy không chỉ trong nước mà còn lan sang cả các nước Đông Nam Á.

Tứ trụ Bát tự (8 chữ) là một bộ môn nghiên cứu dựa theo Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh để luận đoán cuộc đời con người từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, phân tích thời vận thịnh suy, hung cát, đồng thời giúp tìm ra phương pháp cải vận bổ khuyết.

1.2. Ý nghĩa

Bát tự (Tứ trụ) giúp mỗi người hiểu biết chi tiết các khía cạnh cuộc đời từ tính cách, gia đình, tình duyên cho đến tiền tài, công danh, sự nghiệp,… đồng thời dự đoán thời điểm thích hợp lui hay tiến, cần nhẫn nại hay mạnh dạn phát triển. Ngoài ra, bộ môn này còn vạch ra được những vấn đề trong chân mệnh để từ đó quý vị biết cách dưỡng ưu sửa khuyết.

Song ý nghĩa chủ yếu mà môn Bát tự đem lại chính là giúp mỗi người nắm rõ được ưu nhược điểm của bản thân. Từ đó, tìm ra phương pháp tối ưu cuộc sống, phát huy hết những khả năng tiềm ẩn bên trong và phát triển bản thân theo quy luật tự nhiên.

1.3. Ứng dụng

Theo các chuyên gia mệnh lý, Bát tự được ứng dụng nhiều nhất trong việc xem vận mệnh và lựa chọn vật phẩm cải vận bổ khuyết. Cụ thể:

  • Xem vận mệnh: mỗi người cần phải lập lá số Bát tự (Tứ trụ) từ đó giải mã tất tần tật về cuộc đời bản thân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập lá số Bát tự và luận giải

  • Chọn vật phẩm cải vận bổ khuyết: thông qua phân tích Bát tự của mỗi người để tìm ra vấn đề trong chân mệnh, từ đó tìm ra cách thích hợp nhất để bổ khuyết có thể là đặt tên, chọn phương vị quý nhân, hay sử dụng vật phẩm phong thủy (trang sức, đá, cây, phật hộ mệnh,…)

2. Bát tự nhập môn: 8 điều cơ bản cần biết

Nghiên cứu về Bát tự đòi hỏi mỗi người phải có khả năng tưởng tượng và suy luận logic. Bởi bộ môn này không có hình dung cụ thể và hệ thống cơ sở lý luận rất rộng. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu nôm na Bát tự chính là 8 chữ thể hiện qua trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Ví dụ: một người sinh vào lúc 20h30 ngày 14/2/1996 sẽ có Bát tự là: Bính Tý – Kỷ Sửu – Tân Tỵ – Mậu Tuất. 

Bát tự có rất nhiều lớp phức tạp không thể trong “một sớm một chiều” mà ta có thể bóc tách hết được. Vì vậy, đối với những người mới bắt đầu Bát tự nhập môn thì cần nắm rõ 8 điều cơ bản sau.

2.1. Thiên Can

Thiên can (hay gọi tắt là Can) là tên gọi đầy đủ của Thập can, đại diện về phần dương của bộ Lục thập Hoa giáp, cũng có hợp và xung lẫn nhau, nhưng hợp thì hợp 2 chiều còn xung thì xung 1 chiều. Trong 10 thiên can sẽ chia thành 2 nhóm như sau:
  • 5 Can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • 5 Can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Trong Bát tự, Thiên can đóng vai trò như là “Khí bề mặt”. Tức là phản ánh khái quát đặc điểm bên ngoài cũng như số mệnh của một ai đó. Để hiểu rõ ý nghĩa từng Can, ta có thể tham khảo bảng sau:

Thuộc ngũ hànhThuộc phương vịTương hợpTương khắcĐại diện mùaÝ nghĩa
GiápMộcĐôngKỷ Mậumùa XuânCây cỏ bắt đầu phá vỏ để đâm chồi và nảy lộc.
ẤtMộcĐôngCanhKỷmùa XuânCây đã lẩy mầm nhưng vẫn chưa hình thành lá.
BínhHỏaNamTânCanhmùa HạVạn vật đang phát triển một cách nhanh chóng.
ĐinhHỏaNamNhâmTânmùa HạVạn vật bước vào quá trình đâm chồi, nảy lộc.
MậuThổTrung tâmQuýGiápTứ quýVạn vật đang phát triển rất tươi tốt.
KỷThổTrung tâmGiápQuýTứ quýVạn vật đã trưởng thành.
CanhKimTâyẤtGiápmùa ThuBắt đầu hình thành quả.
TânKimTâyBínhẤtmùa ThuQuả của vạn vật đã đạt độ hoàn mỹ.
NhâmThủyBắcĐinhBínhmùa ĐôngHạt giống đã chín, sinh mệnh mới bắt đầu
QuýThủyBắcMậuĐinhmùa ĐôngTrải qua thời kỳ nhất định, vạn vật lại nảy nở, sinh mệnh được hình thành.
  • Cách tính Thiên can:

10 Thiên can sẽ được quy ra số từ 0 đến 9. Chữ số cuối của năm sinh chính là Thiên can của gia chủ. Ví dụ, nam sinh năm 1991 có Thiên can là Tân hay nữ sinh năm 1996 thì có thiên can là Bính.

Bảng giá trị tương ứng với 10 thiên can:

CanhTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỷ
0123456789

Trong Bát tự, Thiên can yếu tố cực kỳ quan trọng để dự đoán vận mệnh của con người. Đồng thời, Can được làm tiêu chí đánh giá “bề nổi” của con người gồm: đặc điểm tính cách, nhận thức,…

2.2. Địa Chi

Địa Chi (hay còn gọi tắt là Chi) là đại diện cho phần âm và 12 con giáp, được xác định bằng năm sinh. Chẳng hạn, người sinh năm 1990 là tuổi Ngọ ( ngựa). Bên cạnh đó, trong quy luật của trời đất có âm ắt phải có dương nên địa chi cũng giống như thiên can, được chia thành 2 nhóm âm và dương. Cụ thể:

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Tính chất của chi dương thường là động, cường tráng, do vậy cát hung đều ứng nghiệm nhanh. Tuy nhiên khi gặp suy sẽ có tai họa xảy ra nhanh hơn.
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Tính chất của chi âm thường có tính chất mềm dẻo, cát hung thường ứng nghiệm chậm.

Trong bộ môn Bát tự, mười hai địa chi không đơn giản là mười 12 con giáp mà mang theo sức mạnh của thời gian mà chúng còn đại diện cho các mùa và cho chúng ta biết về sức mạnh của các nguyên tố. Các Chi giống như rễ cây là nền tảng quan trọng để phân tích Bát tự. Ngoài ra, sự xung khắc xảy ra ở các chi trong mỗi trụ còn gây ảnh hưởng lớn hơn ở thiên can.

Dưới đây là những thuộc tính và ý nghĩa của 12 địa chi mà bạn có thể tham khảo:

Thuộc ngũ hànhThuộc phương vịÝ nghĩa
ThủyBắc nghĩa là tu bổ nuôi dưỡng, tức là mầm mống của vạn vật được nảy nở nhờ dương khí
SửuThổbốn phươngnghĩa là kết lại, tức là các mầm non tiếp tục lớn lên.
DầnMộcĐôngnghĩa là đổi dời, dẫn dắt, tức là chỉ mầm vừa mới nứt đã vươn lên khỏi mặt đất.
MãoMộcĐôngnghĩa là đội, tức là vạn vật đội đất mà lên.
ThìnThổbốn phươngnghĩa là chấn động, tức mọi vật qua chấn động mà lớn lên.
TỵHỏaNamnghĩa là bắt đầu, tức chỉ vạn vật đến đây đã có sự bắt đầu.
NgọHỏaNamnghĩa là bắt đầu tỏa ra, tức chỉ vạn vật bắt đầu mọc cành lá.
MùiThổbốn phươngnghĩa là ám muội, tức chỉ âm khí đã bắt đầu có, vạn vật hơi suy giảm.
ThânKimTâynghĩa là thân thể, tức chỉ thân thể vạn vật đều đã trưởng thành.
DậuKimTâynghĩa là già, tức chỉ vạn vật đã già dặn, thành thục.
TuấtThổbốn phươngnghĩa là diệt, tức chỉ vạn vật đều suy diệt.
HợiThủyBắc nghĩa là hạt, tức chỉ vạn vật thu tàng về thành hạt cứng.
  • Các mối quan hệ hợp xung giữa 12 địa chi:
Địa chi Lục hợpĐịa chi Tam hợpĐịa chi Bán tam hợp
Tý, Sửu hợp Thổ

Dần, Hợi hợp Mộc

Mão, Tuất hợp Hỏa

Thìn, Dậu hợp Kim

Tỵ, Thân, hợp Thủy

Ngọ Mùi hợp Thổ

Hợi, Mão, Mùi tam hợp Mộc

Dậu, Ngọ, Tuất tam hợp Hỏa

Tỵ, Dậu, Sửu tam hợp Kim

Thân, Tý, Thìn tam hợp Thủy

Bán hợp sinh: 

Hợi – Mão Mộc, Dần – Ngọ Hỏa

Tỵ – Dậu Kim, Thân – Tý Thủy

Bán hợp Mộ: 

Mão – Mùi Mộc, Ngọ – Tuất Hỏa

Dậu – Sửu Kim, Tý – Thìn Thủy

Địa chi Lục xungĐịa chi Tam hộiĐịa chi Tương hình
Tý Ngọ xung

Sửu Mùi xung

Dần Thân xung

Thìn Tuất xung

Tỵ Hợi xung

 

Dần, Mão, Thìn, phương Đông Mộc

Tỵ, Ngọ, Mùi phương Nam Hỏa

Thân, Dậu, Tuất phương Tây Kim

Hợi, Tý, Sửu phương Bắc Thủy

Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân,Thân hình Dần là vô ơn chi hình.

Mùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi gọi là trì thế chi hình.

Tý hình Mão, Mão hình Tý gọi là vô lễ chi hình.

Thình hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.

Địa Chi tương pháĐịa Chi tương hạiĐịa chi Tứ hành xung
Tý Dậu phá, Ngọ Mão phá, Thân Tỵ phá

Dần Hợi phá, Thìn Sửu phá, Tuất Mùi phá

Tý Mùi hại, Sửu Ngọ hại, Dần Tỵ hại

Mão Thìn hại, Thân Hợi, hại, Dậu Tuất hại.

Dần – Thân – Tỵ – Hợi xung

Thìn – Tuất – Sửu – Mùi xung

Tý – Ngọ – Mão – Dậu xung

  • Cách tính địa chi:

Lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh, rồi cộng thêm 1 là ra tuổi. Trừ từ năm nào thì khởi từ năm đó đếm xuôi kim đồng hồ, hết hàng chục tới hàng đơn vị dừng ở đâu thì sẽ là con giáp đó.

Ví dụ: người sinh năm 1991 = 2020 – 1991 = 29 + 1 = 30 tuổi, 2020 là Canh Tý = khởi từ Tý = 1 cách 1(Sửu) tới Dần = 11 cách (Mão) tới Thìn là 21 , nếu cách tiếp thì là 31 nhưng người 1991 mới 30 lên không thể tiến được nên phải đếm lùi theo hàng đơn vị từ đó 30 sẽ dừng ở Mùi vậy ta có người sinh năm 1991 tuổi Mùi.

Nếu Thiên can đại diện cho “bề nổi” thì Địa chi chính cho “phần chìm” mà ta cần giải đoán trong Bát tự.

2.3. Âm dương

Âm dương là thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó phản ánh hai mặt luôn đối lập nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại và phát triển. Chính vì có ý nghĩa như vậy nên âm dương còn được xem là khái niệm để giải thích cho hiện tượng duy trì trạng thái cân bằng trong vạn vật. Trong đó:

  • Dương là đại diện cho sự mạnh mẽ, tính hướng lên trong thiên địa. VD: về tự nhiên, dương chính là mặt trời, ban ngày, nắng ấm, ánh sáng,…Về con người, dương đại diện cho nam giới.
  • Âm là đại diện cho sự yếu mềm, lạnh lẽo, tính hướng xuống trong thiên địa. VD: về tự nhiên, âm chính là mặt trăng, ban đêm, lạnh lẽo, bóng tối,…Về con người, âm đại diện cho nữ giới.

Thuyết âm dương là cơ sở triết lý của nhiều môn ngành, trong đó có Bát tự. Cụ thể mỗi trụ của Bát tự mang Can, Chi âm hoặc dương. Mỗi Can Chi đó lại tương tác dựa theo một trong 4 quy luật gồm: Đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyển thể. Từ đó gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chân mệnh.

Học thuyết âm dương là một cơ sở lý luận quan trọng mà người mới nhập môn Bát tự cần học.

2.4. Ngũ hành

Học thuyết ngũ hành là sự vận động và chuyển hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thuyết này diễn giải quy luật của vạn vật thông qua 2 mối quan hệ tương sinh và tương khắc.

  • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Trong Bát tự, ngũ hành không phải là vật chất được hiểu đơn giản theo tên gọi của chúng mà còn là cách quy ước dùng để xem xét mối tương tác hài hòa hay xung khắc trong chân mệnh. Bởi lẽ Bát tự gồm 4 trụ, mỗi trụ lại chứa một cặp Can Chi. Từng Can, Chi lại có ngũ hành khác nhau. Các ngũ hành thuộc Thiên can hay Địa chi này lại có sự cường suy, vượng nhược khác nhau, khi tương tác sẽ gây ra mất cân bằng chân mệnh.

Mặt khác, dựa theo cơ sở lý luận của thuyết ngũ hành sẽ giúp tìm ra ưu nhược điểm của Bát tự, từ đó tìm được phương pháp cải vận bổ khuyết thích hợp.

2.5. Thập thần + Thần sát

Ngoài Can Chi, âm dương, ngũ hành, bộ môn Bát tự còn dùng các loại thần để luận giải vận mệnh con người. Trong đó điển hình là Thập thần và Thần sát.

  • Thập thần

Thập thần (còn có nhiều tên gọi khác là Thập tinh, Lục thân, Thông biến tinh,…) không phải chỉ thần thánh mà chỉ các danh phận trong gia đình, bao gồm: bản thân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái. Trong bát tự, có 10 thần. Mỗi thần sẽ cho biết thông tin riêng về số phận hay tính cách của một người.

Thập thầnÝ nghĩa Đại diệnSinh ra Khắc
Tỷ KiênNgang vaiAnh chị em ruộtThực thầnThiên tài
Kiếp TàiNgang vaiAnh chị em ruộtThương quanChính Tài
Thực thầnTôi sinh raCon traiChính quan
Thương quanTôi sinh raCon gáiThất sát
Thiên tàiTôi khắcVợ hai, dì ghẻThiên quanThiên ấn
Chính TàiTôi khắc Vợ cảChính quanChính ấn
Thiên quan (Thất sát)Khắc tôiThiên quanThiên ấn
Chính quanKhắc tôiTỷ Kiên
Thiên ấnSinh tôiBố dượng, bố nuôiNhật chủThực thần
Chính ấnSinh tôiBố đẻ, mẹ đẻTỷ kiênThương quan
  •  Thần sát

Hai chữ “Thần” và “Sát” ở đây không phải ám chỉ thần thánh mà là tiêu chí dùng để dự đoán cát hung trong Tứ trụ. Cụ thể, Thần là chỉ cát tinh (sao tốt) thể hiện điềm lành, điều tốt. Sát là hung tinh (sao xấu) thể hiện một sự việc nào đó bị cản trở, khó phát triển.

Thần Sát trong Tứ Trụ bao gồm: 15 sao tốt và 10 sao xấu.

Thần sát Ý nghĩa 
Thiên Ất quý nhânám chỉ sự thông minh, trí tuệ, gặp hung hóa cát
Nguyệt Đức quý nhânám chỉ tính tình nhân từ, cuộc đời phúc nhiều, ít gặp nguy hiểm. 
Đức, Tú quý nhânám chỉ người thành thật, rộng lượng, hào hiệp, tài hoa.
Văn Xương quý nhânám chỉ người khí chất, văn thơ giỏi, thông minh, ham học, ham hiểu biết, muốn vươn lên.
Thái Cực quý nhânám chỉ người thông minh hiếu học, tính cách chính trực, phúc thọ song toàn, không giàu cũng thuộc nhà sang. 
Thần Lộc vượngám chỉ công danh thuận lợi, phúc lộc đề đa, hữu lộc tồn
Tướng Tinhám chỉ người văn võ song toàn, được mọi người kính phục, có khả năng lãnh đạo.  
Trạch Mãxem xét theo thời vận thập thần theo lưu niên đại vận. Tới năm thịnh làm ăn phát đạt, năm xấu thì cần dụng hỷ thần.
Kim dưám chỉ người có phúc, thông minh, phú quý, tính cách uyển chuyển ôn hòa.
Kim Thầnám chỉ trong thời vận nếu gặp thịnh thì càng thuận lợi, nếu gặp suy cũng hóa giải được. 
Khôi Canh quý nhânám chỉ vào những năm kỵ thần thì nghèo đói rách nát, còn năm tốt cho Dụng hỷ thần thì giàu sang tuyệt trần.
Tam Kỳ quý nhânám chỉ người mệnh Ðắc thời, đắc địa, đắc nhân. 
Từ Quán và Học Đườngám chỉ thông minh khéo léo, văn chương nhưng gặp kỵ thần thì khổ trăm bề. 
Hàm Trì (hay Đào Hoa)ám chỉ người đào hoa, phong lưu, đẹp, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề, làm đa nghề cái gì cũng làm được nhưng không giỏi cái gì.
Hồng DiễmHồng Diễm cũng gần giống đào hoa, nữ thì nhiều đời chồng, nam thì nhiều đời vợ, tha phương tự tại, tính tình cởi mở hòa đồng.
Kình Dươnglà hung thần, đem đến tai họa, thương tật, của cải hao tán
Kiếp Sátám chỉ về điều hung, tai họa bệnh tật, bị thương, hình pháp.
Tai Sátám chỉ sự máu me, chết chóc, lành ít dữ nhiều
Vong Thầnám chỉ sự sắc sảo, mưu lược, tính toán gió chiều nào theo chiều đó tùy cơ ứng biến.
Nguyên thầnám chỉ xấu người xấu cả nết 
Cấu và GiảoCấu nghĩa là liên lụy, Giảo nghĩa là trói buộc, cột vào. Mệnh gặp hai sát đó thân bị khắc sát, nhưng nhiều cơ mưu, chủ về nắm các việc hình phạt hoặc là tướng soái, những việc sát hại.
Không Vongám chỉ không nhờ vả được cha mẹ, anh chị em, bản thân có khí vận cũng khó mà thành phúc. 
Thiên la và Địa võnglà hung thần ác sát, là một trong những tiêu chí lao tù. Nếu trong tứ trụ có Thiên la hay Địa võng còn thêm tam hình thì khi gặp năm tuổi khó tránh khỏi lao lý . 
Tứ phếám chỉ thân yếu bệnh tật, năng lực kém, nếu không được trợ giúp thì thân dễ tàn phế, dễ kiện tụng lao lý tù đày . 
Thập ác – đại bạiám chỉ 1 ác nhân không được ân xá. Tất cả mọi thứ trở thành cát bụi, Nếu gặp cát thần mới hóa hung thành cát 
Âm Dương sai lệchám chỉ vợ chồng bất hòa, ly hôn, dễ bị bệnh tật. 

Thập thần và Thần sát được ứng dụng chủ yếu trong phân tích thời vận thịnh suy, hung cát của con người ở lá số Bát tự.

2.6. Dụng Hỷ thần

Thông thường các thầy mệnh lý hay nói “Dụng Hỷ thần” nên một số người nhầm tưởng Hỷ thần và Dụng thần là một. Tuy nhiên, hai loại thần này có khái niệm và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Dụng thần là chỉ một ngũ hành bất kỳ (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) có tác dụng giúp cân bằng chân mệnh, khiến gia chủ tâm an vững trí. Còn Hỷ thần là một ngũ hành bất kỳ làm giảm đi thân vượng. Hỷ thần đứng sau Dụng thần, tuy có vai trò không lớn nhưng cũng có lợi cho việc cân bằng ngũ hành chân mệnh.

Ví dụ: Một người thân vượng Mộc. Có thể cân bằng chân mệnh bằng cách:

  • Chọn Dụng thần tốt nhất là Kim. Bởi Kim khắc Mộc sẽ làm giảm Mộc từ đó làm cho thân đỡ vượng, chân mệnh trở về trạng thái cân bằng.
  • Hoặc dùng Hỷ thần Hỏa. Bởi Mộc sinh Hỏa, như vậy sẽ giảm bớt thân vượng Mộc.

Dụng Hỷ thần được áp dụng chủ yếu trong thuật cải vận bổ khuyết bao gồm: đặt tên bổ khuyết, chọn phương vị quý nhân, vật phẩm cải vận (đá, cây, phật hộ mệnh, sim phong thủy, số tài khoản,…).

2.7. Vòng trường sinh

Trong Bát tự, vòng trường sinh cho biết sự mạnh yếu đối với cặp Thiên Can Địa Chi hay sự mạnh yếu của Thập Thần. Mà muốn biết sự cường nhược như thế nào thì lại phụ thuộc vào phần điểm. Bên cạnh đó, vòng trường sinh gồm 12 cung tương ứng với 12 giai đoạn biến hóa từ khi sinh ra cho đến khi bị hủy và chuẩn bị phát triển một giai đoạn mới. Cụ thể:

12 cung Ý nghĩa 
Trường sinhám chỉ vạn vật mới đâm chồi như trẻ mới sinh (từ 0 tới 1 tháng)
Mộc dụcám chỉ vạn vật bắt đầu nảy lộc như trẻ bắt đầu biết lẫy (từ 1 tới 3 tháng)
Quan đớiám chỉ vạn vật dần mạnh lên như trẻ từ học bò, biết đi, học nói, ăn cơm,…( từ 01 tuổi tới 18 tuổi)
Lâm quanám chỉ vạn vật đã trưởng thành như một người lớn đi học, đi làm, kiếm tiền lấy vợ sinh con (18 – 27 tuổi)
Đế vượngám chỉ vạn vật hùng vượng như trưởng thành cực điểm, nghĩa, thời điểm có thể làm việc lớn (27 – 45 tuổi)
Suyám chỉ vạn vật sau thời vượng bắt đầu chuyển sang già yếu (45 – 60 tuổi)
Bệnhám chỉ vạn vật cội khô như già yếu, lão hóa, bệnh tật, (60 – 80 tuổi)
Tửám chỉ vạn vật đã bị hủy diệt như suy kiệt (80 – 100 tuổi)
Mộám chỉ vạn vật kết thúc 1 đời, yên nghỉ (đã mất )
Tuyệtám chỉ thể xác đã tan và hòa cùng thành đất (chuyển hóa)
Thaibắt đầu khởi tạo mới, tụ khí tạo thành thai, hình thành (thai nguyên)
Dưỡng ám chỉ vạn vật bắt đầu một kiếp mới  (thai nguyên 03 tháng)

Vòng trường sinh là một trong những cơ sở lý luận quan trọng giúp giải mã lá số bát tự.

2.8. Tiểu vận, Đại vận

Các chuyên gia cho rằng mệnh là yếu tố thiên định, bẩm sinh mà ta không thể thay đổi, còn vận là phản ánh những thuận lợi hay khó khăn, thịnh vượng hay suy nhược của cuộc đời trong từng giai đoạn. Mỗi người thường trải qua đại vận hoặc tiểu vận, trong đó:

  • Đại vận là chỉ sự thuận lợi hay khó khăn của từng giai đoạn cuộc đời (10 năm/ lần). Dựa theo các thuật toán của môn bát tự sẽ tính được Thập thần, Thần sát, ứng với từng giai đoạn.
  • Tiểu vận là sự thịnh suy, hung cát của mỗi năm, mỗi tuổi. Xét về những thay đổi cuộc đời của một người qua tiểu vận sẽ cụ thể, chi tiết hơn. Giống như đại vận, tiểu vận cũng tính dựa theo Thập thần hay Thần sát.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về Bát tự nhập môn ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang mệnh lý của quý vị. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về bộ môn này quý vị hãy theo dõi và đón đọc các bài viết tiếp theo trên ứng dụng điện thoại Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng chia sẻ thường xuyên tin tức về mệnh lý, phong thủy cũng như hỗ trợ hàng loạt các công cụ tra cứu miễn phí gồm: Lập lá số Bát tự và Tử vi, xem phong thủy Bát trạch, xem ngày giờ tốt xấu, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,…. Đồng thời, mọi thắc mắc, vấn đề của người dùng sẽ được giải đáp chính xác từ các chuyên gi phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây: