Không chỉ đến dịp Tết Nguyên Đán mà các ngày mùng 1, 15 hàng tháng là trên bàn thờ người Việt không thể nào thiếu đi các lọ hoa. Thế nhưng, bạn đã biết chọn loài hoa chưng bàn thờ nào mang nhiều ý nghĩa, không phạm tối kỵ chưa? Bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quánsẽ giúp bạn tìm hiểu các loại hoa cúng nên và không nên chưng trên bàn thờ. Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo!

1. Hoa cúng có ý nghĩa như thế nào?

Theo quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành đã làm được dâng cúng Phật, Thánh, gia tiên. Còn đối với các tăng ni, Phật tử thì cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân bởi mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Các loại hoa nên dùng trong cúng bái
Các loại hoa nên dùng trong cúng bái

Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

XEM THÊM:Hoa cúng rằm

2. Các loại hoa cúng nên chưng trên bàn thờ

2.1. Các loại hoa cúng ngày Tết

2.1.1. Hoa hồng đỏ

Hoa hồng đỏ là một loài hoa được biết đến bởi nó tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc và ngoài ra còn mang ý nghĩa là sự các tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu rất thích hợp dâng cúng trên bàn thờ.

Trong phong thuỷ, màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn, nếu dâng cúng hoa hồng đỏ thì gia chủ sẽ được thần Phật phù hộ giàu tài lộc, làm ăn phát triển, phát đạt hơn.

2.1.2. Hoa mai

Đây là loại hoa nở nhiều vào mùa xuân được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam. Một nhánh mai vàng được cắm trong bình và dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện cho không khí xuân về, đồng thời hoa mai còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.

Bên cạnh đó, hoa mai còn có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nguồn sinh khí giúp cho các thành viên trong gia đình được khoẻ mạnh và bình an.

2.1.3. Hoa cúc vàng

Đây là một số các loài hoa được sử dụng để cúng trên bàn thờ phổ biến nhất. Bởi hoa mang một màu vàng tươi sáng và bắt mắt với nhiều ý nghĩa khác nhau thể hiện cho lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu.

Trong phong thuỷ, hành kim có màu vàng là cung tài lộc, vì thể cúng hoa cúc sẽ giúp cho gia chủ gia tăng phúc khí, có nhiều tài lộc và cuộc sống được như ý.

2.1.4. Hoa sen

Nhắc đến hoa sen chúng ta liền nghĩa ngay đến hình ảnh của Đức Phật. Chính vì hoa có vẻ ngoài sang trọng, mùi hương thanh khiết nên hoa sen trở thành biểu tượng của Phật giáo.

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hoa sen thường xuất hiện nhiều trong chùa chiền, làm bệ ngồi của Phật. Hoa sen mang ý nghĩa cho sự nhẹ nhàng, trong trắng thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường.

2.1.5. Hoa đào

Đây là hoa cũng được sử dụng nhiều vào mùa xuân, nếu miền Nam có hoa mai thì miền Bắc sẽ có hoa đào. Vì thế, hoa đào cũng được xem là một biểu tượng cho ngày Tết.

Trong phong thuỷ hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ và mang đến một cuộc sống bình an cho mọi người, đồng thời hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

2.1.6. Hoa lay-ơn (hoa rơn)

Lay ơn còn được biết đến với một tên gọi khác đó là “kiếm lan” bởi hoa này có hình dáng thẳng đứng giống như một thanh kiếm còn bông thì rất giống hoa lan. Đây là loại hoa có dáng đẹp, thời gian tươi rất lâu, hoa thể hiện cho tình cảm ấm áp, sự chung thuỷ nên thường được dâng cúng nhiều vào dịp lễ Tết.

2.1.7. Cúc đồng tiền

Đây là loài hoa có nhiều màu sắc đa dạng, nhưng nếu dùng để cúng thì nên chọn những hoa có màu đỏ hoặc vàng hoặc những màu đậm để thể hiện cho sự biết ơn, lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên.

Cũng như tên gọi thì hoa còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và thịnh vượng cũng như thể hiện cho sức khỏe và tuổi thọ của gia chủ.

2.2. Các loại hoa ngày Rằm, mùng 1

Theo quan niệm dân gian, mùng 1, ngày rằm là hai thời điểm quan trọng để thắp hương, dâng lễ lên bàn thờ thần linh, gia tiên, trước là để tỏ lòng thành kính, sau là cầu mong các vị phù hộ cho gia đạo an khang, may mắn. Dưới đây là những loại hoa nên cắm trên bàn thờ ngày rằm, mùng 1:

2.2.1. Hoa cúng Phật

  • Hoa sen: Trong Phật giáo, hoa sen đại diện cho sự thanh tịnh và giác ngộ, trong cấu nhiễm mà không nhiễm ô, ở trần mà không nhiễm trần. Hoa sen trong phong thủy tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục và hoàn mỹ vì sống trong bùn nhưng không hề bị ảnh hưởng. Hoa sen giúp con người có thể tịnh tâm, làm kho không gian trong căn nhà trở nên ấm áp, yên bình hơn.
  • Hoa mẫu đơn: Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, và đại diện cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Trong các vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm tượng trưng cho phú quý, tình duyên.

2.2.2. Hoa dâng gia tiên

  • Hoa cúc: Theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc, tuổi thọ cũng như sự hoan hỉ đến nhà. Ngoài ra, hoa cúc trắng còn là loài hoa biểu tượng cho sự duyên dáng và lòng hào hiệp.
  • Hoa hồng: Hoa hồng không những là biểu tượng của tình yêu, giữ lửa hạnh phúc trong gia đình mà còn đem lại may mắn lâu dài cho gia chủ. Thân cây hoa hồng nhiều gai còn xua đuổi được tà khí xâm nhập. Lưu ý chỉ nên chọn hồng đỏ son, đỏ thẫm, tránh hồng phai hoặc các màu sắc khác.
  • Hoa huệ: Với vẻ ngoài tao nhã, hoa huệ đại diện cho lòng trung thành, sự tái sinh và tinh khiết. Ngoài ra, nụ hoa nhỏ vây quanh cành nên hoa huệ như tượng trưng cho sự sung túc, no đủ.
  • Hoa đồng tiền: Hoa đồng tiền rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á vì theo quan niệm của người da vàng, chúng sẽ mang lại ước vọng về những tháng ngày thịnh vượng và tài lộc, “tiền vào như nước”. Ngoài ra, loài hoa này còn là biểu tượng cho sức khỏe, tuổi thọ cho cả gia đình.

Trên đây là những loại hoa được cắm trên bàn thờ, tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo những loại hoa không nên cắm trên bàn thờ ở phần tiếp theo để tránh những điều không hay nhé!

XEM THÊM:Hoa ngày Tết

3. Các loại hoa không nên chưng trên bàn thờ

Hoa ly là loại hoa không nên dùng trong thờ cúng
Hoa ly là loại hoa không nên dùng trong thờ cúng

3.1. Hoa ly

Hoa ly loài hoa đẹp, có mùi thơm khá quyến rũ nhưng người ta lại kiêng không trưng hoa ly trên bàn thờ gia tiên vì hoa ly người ta nghĩ đến sợ ly tán, chia ly.

3.2. Hoa phong lan

Là loài hoa đẹp, bền nhưng cũng không nên dùng để cắm trên bàn thờ đặc biệt là bàn thờ Phật vì chữ “phong” gần nghĩa với phong tình, phong lưu, hoa lại có nhiều màu rực rỡ. Nếu thích thì bạn có thể thì bạn có thể mua cắm bàn thờ dịp Tết tuy nhiên nếu có loài hoa khác đẹp hơn có thể thay thế thì bạn không nên chọn hoa lan để trưng lên bàn thờ.

3.3. Hoa đại 

Hoa đại cũng là loài hoa có hương thơm đặc trưng, màu sắc đẹp. Nhưng loài hoa này lại được khuyên là không nên trưng trên bàn thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới.

3.4. Hoa nhài

Được coi là loài hoa nghịch cảnh, không đứng đắn nên dù đẹp, có hương thơm và là biểu tượng của sự tinh khiết nhưng hoa nhài vẫn được cho rằng là không nên trưng lên bàn thờ.

3.5. Hoa cúc vạn thọ

Hoa cúc vạn thọ được bán nhiều trong dịp Tết đặc biệt là Tết ở miền Nam nhiều gia đình chọn mua cúc vạn thọ về trưng khắp nhà cầu mong sự may mắn thịnh vượng. Tuy nhiên bông cúc vạn thọ không nên trưng trên bàn thờ để tránh gặp những điều không may mắn, đồng thời nó có mùi hôi nên không nên dâng lên ông bà tổ tiên.

3.6. Hoa dâm bụt

Đây là loài hoa có nhiều màu khác nhau, bông hoa đẹp nhưng do có chữ “dâm” vì vậy nên hoa dâm bụt cũng không nên dùng để trưng lên bàn thờ tổ tiên hay thờ phật.

3.7. Hoa phù dung

Mặc dù là loài hoa đẹp nhưng hoa phù dung lại “sớm nở tối tàn” vì vậy nó thể hiện cho cuộc đời ngắn ngủi đó cũng là lý do mà người ta không dùng hoa phù dung để trưng lên bàn thờ.

4. Các lưu ý khi chọn hoa dùng để thờ cúng

  • Không chọn hoa có màu hồng nhạt hoặc phớt đỏ, thay vào đó nên chọn hoa có màu vàng, đỏ tượng trưng cho nhà Phật.
  • Chọn hoa mai chưng Tết nên chọn những cây có cành nhiều nụ, vì đến Tết sẽ là thời điểm thích hợp để hoa nở rộ.
  • Chọn mua hoa cúng có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu như: Cúc vàng, huệ ta, hồng,…thể hiện được sự trang nghiêm, tôn kính.
  • Nếu dùng hoa đào để chưng ngày Tết cũng nên chọn mua những cành đào có nhiều nụ, tán đào tỏa tròn, các nhánh phân bố đều. Khi Tết đến hoa nở từ từ trông rất đẹp.
  • Hoa dùng để thờ cúng không nên là hoa nhựa, hoa giả vì hoa không được tươi, kém trang nhã, thiếu tôn trọng bậc tổ tiên.

5. Các mẹo khi mua và chơi hoa

5.1. Cách chọn hoa tươi

Điều đầu tiên trong các nguyên tắc chọn hoa tươi chính là chọn hoa có lá, cành, nụ, hoa còn tươi.

  • Thân hoa tươi có màu xanh, cứng, thân thẳng
  • Lá hoa xanh, cứng cáp, không bị dập, héo
  • Nụ và hoa đều phải cứng cáp, cánh hoa dày dặn, màu sắc tươi sáng, không có chỗ bị dập, héo.

Các bạn có thể kiểm tra độ cứng của hoa bằng cách đặt nhẹ lòng bàn tay lên đỉnh bông hoa, nếu cảm thấy độ mềm tức là hoa cũ.

Hoa cũ sẽ không còn lớp bóng và độ cứng như hoa mới. Có một số loài hoa đông lạnh, các bạn có thể kiểm tra bằng cách mang ra nắng vì hoa đông lạnh gặp nắng rất dễ bị héo.

Một mẹo nữa là hạn chế mua các bông hoa được người bán xịt nước lên cánh vì việc làm này dễ khiến bạn mua phải hoa cũ. Nếu mua một bó hoa cũng đừng chọn bó có 1-2 bông héo vì như thế dễ làm ảnh hưởng đến các bông hoa còn lại.

Dưới đây là mẹo chọn một số loại hoa phổ biến:

  • Hoa hồng: Chọn hoa có búp tròn, lá non tươi, xanh đậm, trên cành không tì vết, lá hoa xanh đậm, gai cứng và đều.
  • Hoa ly: Hoa ly tươi là hoa có nụ sẫm màu, nhụy và thân nhụy cứng, lá tươi, không bị khô, không có đốm thâm.
  • Hoa cúc: Cúc tươi là cúc có búp hoa tròn đầy, cánh hoa cứng cáp, cong tròn đều, lá xanh thẫm và nhụy tươi cứng, không bị dập hoặc dễ rụng.

5.2. Các mẹo bảo quản hoa tươi lâu

Để hoa tươi lâu, các bạn có thể tham khảo các mẹo đơn giản dưới đây:

  • Chọn hoa tươi, mới cắt
  • Các loại hoa cành mềm (cẩm tú cầu, tulip,…) sẽ không tươi lâu bằng các loại hoa thân cứng (cúc, hồng,…)
  • Rửa sạch lọ hoa trước khi cắm
  • Thường xuyên thay nước trong quá trình cắm hoa
  • Loại bỏ các phần lá/ nụ không cần thiết trên bông hoa. Với một số loại hoa muốn tươi lâu cần loại bỏ toàn bộ phần lá
  • Phần chân hoa cắt vát và chẻ 1 đoạn nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với nước
  • Hoa sau khi sơ chế ngâm vào nước ấm
  • Sử dụng chất dinh dưỡng cho hoa (đường/ giấm táo/ chanh/ vitamin/aspirin,…)
  • Đặt bình hoa ở nơi có nhiều ánh sáng
  • Không đổ nước quà đầy bình tránh làm thối lá
  • Không cắm quá nhiều hoa trong một bình để hoa có đủ oxy để thở.

6. Lời kết

Trên đây là các loại hoa cúng nên và không nên chưng trên bàn thờ vào ngày rằm, mùng 1 hay dịp Tết Nguyên Đán. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại hoa phù hợp để sử dụng trong mâm cúng của bạn nhé.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: