Trước khi xuất hiện đồng hồ và các mốc thời gian cụ thể thì ông bà ta thường hay sử dụng canh 1, canh 2, canh 3 để chỉ và nhận biết thời gian trong ngày. Vậy bạn có biết canh giờ là gì? Các canh giờ được chia ra như thế nào và cách tính canh giờ trong ngày ra sao không? Đừng lo lắng! Bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!

1. Canh giờ là gì?

Ngày xưa, mỗi khi mặt trời lặn, màn đêm buông xuống, quân lính ở thành sẽ bắt đầu đánh 3 tiếng trống liên tiếp. Người ta gọi đó là trống “thu không” (được hiểu là thu gom và dừng tất cả mọi việc lại). Đến 7h tối sẽ đánh trống bắt đầu vào canh 1, 9h tối bắt đầu đánh trống vào canh 2, canh 3 sẽ bắt đầu lúc 11h đêm, 1h sáng là canh 4. Cho đến 3h sáng sẽ đánh canh 5 và kết thúc bằng trống “tan canh” một hồi dài vào 5h sáng.

Hướng dẫn các cách tính canh giờ trong ngày
Hướng dẫn các cách tính canh giờ trong ngày

Còn theo liên lịch cổ của người Á Đông, một ngày sẽ được chia thành 12 canh giờ khác nhau, tương ứng với đó là 12 con giáp. Cụ thể như sau:

  • Giờ Tý – tuổi Chuột
  • Giờ Sửu – tuổi Trâu
  • Giờ Dần – tuổi Hổ
  • Giờ Mão – tuổi Mèo
  • Giờ Thìn – tuổi Rồng
  • Giờ Tỵ – tuổi Rắn
  • Giờ Ngọ – tuổi Ngựa
  • Giờ Mùi – tuổi Dê
  • Giờ Thân – tuổi Khỉ
  • Giờ Dậu – tuổi Gà
  • Giờ Tuất – tuổi Chó
  • Giờ Hợi – tuổi Lợn

2. Các cách tính canh giờ trong ngày

2.1. Cách tính canh giờ trong ngày theo 12 con giáp

Cách tính canh giờ trong ngày theo 12 con giáp cũng khá đơn giản. Để biết cách tính canh giờ trong ngày theo 12 con giáp, các bạn hãy tham khảo cách tính theo hướng dẫn dưới đây:

Giải thích về cách tính

Trong chiêm tinh học của Phương Đông đã phân chia 12 con giáp thành 12 chi (bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Trong đó chia thành 6 chi âm và 6 chi dương.

  • 6 chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão
  • 6 chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất

Đặc điểm cơ bản của chi dương là những con vật khỏe mạnh, dũng mãnh, cường tráng. Ngược lại chi âm lại khá dẻo dai và tĩnh. Hai chi này có sự đối lập với nhau nhưng lại luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Ngày xưa con người sẽ sử dụng các chi này để tính giờ trong ngày (khoảng 12h can chi, hay còn gọi là giờ âm lịch). Cụ thể, 1h của âm lịch sẽ bằng 2h của dương lịch.

Ý nghĩa của việc tính canh giờ trong ngày theo 12 con giáp

Ngày từ xa xưa, ông bà ta đã rất xem trọng việc sử dụng giờ âm lịch 12 con giáp để làm chuyện quan trọng như: Cưới hỏi, ma chay, động thổ, xuất hành, kinh doanh,… Mỗi một công việc đều có yêu cầu riêng theo từng giờ đẹp để mọi chuyện được suôn sẻ, thuận buồm. Trong trường hợp chưa được giờ đẹp hoặc ngày hôm đó xấu thì có thể hoãn công việc lại. Quý bạn có thể tham khảo công cụ xem ngày tốt xấu hôm nay của Thăng Long Đạo Quán để nhận được tư vấn chuẩn xác nhất.

Hướng dẫn tính giờ trong ngày theo 12 con giáp
Hướng dẫn tính giờ trong ngày theo 12 con giáp

Cách tính canh giờ trong ngày theo 12 con giáp

  • Giờ Tý (bắt đầu từ 23h đến 1h sáng): Theo Hán Việt thì gọi là Trung dạ, đây là khoảng thời gian nửa đêm. Trong giờ Tý là thời điểm mà chuột sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất, chúng ra ngoài kiếm ăn và trở về sau khi đã no bụng.
  • Giờ Sửu (bắt đầu từ 1h sáng đến 3h sáng): Nếu ở nông thôn thì bạn sẽ nghe được tiếng gà gáy sớm vào thời gian này. Người ta còn gọi đó là “hoang kê”. Người nông dân sẽ bắt đầu dắt trâu đi cày để trâu khỏe mạnh và tranh thủ khi trời còn chưa nắng.
  • Giờ Dần (bắt đầu từ 3h sáng đến 5h sáng): Đây là thời điểm trời chuẩn bị sáng, hổ sẽ ra khỏi hang để chuẩn bị đi săn sau một đêm dài say giấc. Vì vậy bạn cần phải thật cẩn thận ở thời gian này.
  • Giờ Mão (từ 5h đến 7h sáng): Đây là thời điểm mặt trời đã nhô lên chào ngày mới. Đây là thời gian những chú mèo cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu ngủ sau một đêm săn bắt chuột.
  • Giờ Thìn (từ 7h đến 9h sáng): Thời điểm này mọi người bắt đầu thức dậy và làm việc. Rồng là con vật không có thực, vì thế mọi người đã hình tượng hóa chúng.
  • Giờ Tỵ (từ 9h đến 11h trưa): Thời điểm gần cuối trưa này người ta sẽ gọi là “ngung trung”. Giờ này thì rắn sẽ không còn hoạt động mà chui vào hang để nấp.
  • Giờ Ngọ (từ 11h đến 13h chiều): Đây là thời điểm nắng nóng, oi bức nhất trong ngày. Theo ngũ hành, lúc này dương khí đã đạt đến cực điểm. Gọi là giờ Ngọ vì ngựa không chịu nằm im mà vẫn đứng nhai cỏ, đặc biệt, ngựa có bờm, trông giống như mặt trời đang rực cháy.
  • Giờ Mùi (từ 13h đến 15h chiều): Đây là thời gian mặt trời hướng về phía Tây để chuẩn bị khép một ngày dài. Giờ này người ta thường thả dê đi ăn để dê có sức khỏe tốt.
  • Giờ Thân (từ 15h đến 17h): Khoảng thời gian này tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái nhất vì chuẩn bị kết thúc ngày làm việc. Đặc biệt là khỉ, sau khi ăn no nó sẽ trở về nơi ở và hú lên những tiếng thỏa mãn, thích thú.
  • Giờ Dậu (từ 17h đến 19h): Giờ Dậu là giờ của những con gà, chúng bắt đầu vào ổ ngủ để chuẩn bị thức dậy sớm cho ngày hôm sau.
  • Giờ Tuất (từ 19h đến 21h): Mặt trời đã hoàn toàn nhường chỗ cho ánh trăng. Đây là thời điểm chó sẽ thực hiện nhiệm vụ canh gác, giữ nhà cho chủ nhân.
  • Giờ Hợi (từ 21h đến 23h đêm): Tất cả mọi vật đều đang say giấc nồng, riêng lợn là ngủ say nhất.

Như vậy, một canh giờ được quy định là 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý khi tính canh giờ bằng 12 con giáp

Trong cách tính giờ theo 12 con giáp thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đối với mỗi một can chi sẽ chia thành nhiều giờ khác nhau gồm: Đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Thế nhưng, người ta lại hay chọn giờ ở giữa bởi vì nó phù hợp nhất.
  • Ông bà xưa cũng sử dụng 12 con giáp để tính cho tháng âm lịch. Cụ thể: Tháng giêng (tuổi Dần), tháng hai (tuổi Mão), tháng 3 (tuổi Thìn), tháng 4 (tuổi Tỵ), tháng 5 (tuổi Ngọ), tháng 6 (tuổi Mùi), tháng 7 (tuổi Thân), tháng 8 (tuổi Dậu), tháng 9 (tuổi Tuất), tháng 10 (tuổi Hợi), tháng 11 (tuổi Tý), tháng 12 (tuổi Sửu).

2.2. Cách tính canh giờ theo Canh và Khắc cổ điển

Thông thường nhắc đến canh là thời gian ban đêm, còn khắc là thời gian của ban ngày. Cách tính như sau:

Tính giờ theo Canh:

  • Canh 1 bắt đầu từ 19h đến 21h (giờ Tuất)
  • Canh 2 bắt đầu từ 21h đến 23h (giờ Hợi)
  • Canh 3 bắt đầu từ 23h đến 1h (giờ Tý)
  • Canh 4 bắt đầu từ 1h đến 3h (giờ Sửu)
  • Canh 5 bắt đầu từ 3h đến 5h (giờ Dần)

Tính giờ theo Khắc:

  • Khắc 1 bắt đầu từ 5h đến 7h20 phút
  • Khắc 2 bắt đầu từ 7h20 đến 9h40
  • Khắc 3 bắt đầu từ 9h40 đến 12h trưa
  • Khắc 4 bắt đầu từ 12h đến 14h20
  • Khắc 5bắt đầu từ 14h20 đến 16h40
  • Khắc 6 bắt đầu từ 16h40 đến 19h tối

3. Tại sao giờ Tý lại bắt đầu từ 23h của ngày hôm trước?

Lịch can chi bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau này, khi đổi mới đều áp dụng theo múi giờ chuẩn quốc tế GMT(Greenwich Mean Time). Theo quy định này thì mỗi quốc gia lại có múi giờ riêng.

Việt Nam thuộc múi giờ UTC + 7:00, châm hơn so với múi giờ của Trung Quốc 1 giờ đồng hồ. Vì thế khi tính theo giờ Âm Lịch vẫn áp dụng theo múi giờ âm lịch của Trung Quốc vì thế giờ theo Can chi của ta sẽ nhanh hơn so với giờ chuẩn của đất nước là 1 giờ. Chính vì lý do trên, giờ Tý ở nước ta được xác định từ 23h ngày hôm trước đến 1h sáng ngày.

4. Lời kết

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tính canh giờ trong ngày cực đơn giản. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ HOTLINE: 1900.3333 để được giải đáp.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: