Khi đi phúng viếng đám ma, phong bì là thứ không thể thiếu trong thủ tục viếng thăm người mất và chia buồn với gia đình tang lễ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết phong bì đám ma đúng cách. Một phong bì được viết chuẩn xác nhất, phải thể hiện được sự chân thành, trang trọng, nỗi niềm tiếc thương cho sự ra đi của người khuất, cũng như chia buồn với gia quyến. Để hiểu rõ được vấn đề này, hãy cùng theo chân Thăng Long Đạo Quán khám phá thôi nào!
1. Phong bì đám ma dùng để làm gì?
Phong bì đám ma hay còn được gọi là phong bì phúng viếng. Trong phong bì là một khoảng tiền được gọi là tiền phúng mà người sống dùng để viếng người khuất và chia buồn với gia đình tang lễ.
Đây được coi là một tục lệ của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, mang ý nghĩa tiễn đưa người khuất ra đi thanh thản, không còn vướng bận bụi trần. Khoản tiền này cũng là tiền hỗ trợ gia đình tang lễ lo hậu sự chu toàn cho người mất, thể hiện tinh thần tình làng nghĩa xóm, tình cảm anh em, gia đình gắn kết ở người Việt.
Bạn có biết rằng, phong bì đám ma khi quý công ty đi phúng viếng sẽ khác với cách ghi của bạn bè đi phúng viếng, hay gia đình thông gia đi phúng viếng không? Chỉ là một chiếc phong bì đơn giản, nhưng ở mỗi đơn vị, tổ chức sẽ có cách ghi khác nhau.
Vậy ghi phong bì viếng đám ma như thế nào chuẩn chính xác, giữ lịch sử?
Xem thêm: Điều kiêng kỵ khi viếng đám ma
2. Cách ghi phong bì đám ma như thế nào là chuẩn nhất?
Trong văn hóa Việt Nam, giá trị của việc biết ơn nguồn gốc và tôn trọng nghĩa tử luôn được ca ngợi. Vì thế, cách viết phong bì phúng viếng cũng cần được coi trọng để đảm bảo ý nghĩa về sự thành kính, biết ơn những gì người đã khuất lúc còn sống đã làm.
2.1. Cách viết phong bì đám ma thông dụng
Cách viết phong bì đám ma theo một khuôn mẫu nhất định là sự lựa chọn của nhiều người bởi tính đơn giản mà vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm, tôn trọng người khuất và gia đình họ.
Mẫu này chỉ gồm 2 mục chính là người gửi và người nhận:
- Người gửi: Tên người đi phúng viếng
- Người nhận: Kính viếng (Người đã mất)
Bên cạnh các từ như “Kính viếng”, bạn cũng có thể sử dụng những từ khác như: “Vô cùng thương tiếc (Ông/bà)”, “Thành kính phân ưu”, “Kính điếu”, “Xin chia buồn” khi ghi trên phong bì đám tang.
Nhiều người không biết ý nghĩa của cụm từ “Thành kính phân ưu”. “Phân ưu” có nghĩa là chia sẻ nỗi đau buồn, do đó “Thành kính phân ưu” mang ý nghĩa chân thành chia buồn và thường được ghi trên những vòng hoa viếng người đã qua đời.
2.2. Con cháu, người thân đến phúng viếng
Khi con cháu, người thân đi phúng viếng có thể viết như sau:
- Người gửi: ghi rõ danh xưng con – cháu – cô – bác,…
- Người nhận: Kính viếng, kính viếng hương hồn,…(ông/ bà/…(người khuất))
2.3. Viết phong bì viếng đám ma của công ty
Đối với công ty đi phúng viếng, họ thường có những mẫu phong bì thiết kế riêng mang bản sắc công ty. Việc dùng phong bì thiết kế riêng như vậy để tránh nhầm lẫn và tạo sự khác biệt với các phong bì khác nhưng vẫn giữ được sự thành kính với người khuất và gia khuyến.
Khi đóng vai trò là công ty đi phúng viếng, bạn có thể lựa chọn cách ghi trên phong bì như sau:
- Người gửi: Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty ABC
- Người nhận: Kính viếng hương hồn cụ… Hoặc thành kính phân ưu, Vô cùng thương tiếc, Chia buồn, Kính điếu.
2.4. Gia đình thông gia đến phúng viếng
Cách viết phong bì phúng viếng cho gia đình thông gia có thể được thể hiện như sau:
- Người gửi: Gia đình thông gia AB (trong đó AB là tên của gia đình thông gia)
- Người nhận: Kính viếng/Vô cùng thương tiếc/Thành kính phân ưu/Kính điếu
Tìm hiểu: Kiêng kỵ trong 49 ngày có tang
2.5. Bạn bè tới phúng người thân của bạn mình
Nếu bạn bè đến phúng viếng người thân của bạn, bạn có thể lựa chọn các cách ghi trên phong bì như sau:
- Người gửi: Tập thể lớp … Trường … / Các cháu ABC bạn của X.
- Người nhận: Kính viếng hương hồn Bác (ông, bà,…).
3. Ghi phong bì viếng đám ma 49 ngày
49 ngày của người khuất, gia đình tang điếu thường tổ chức lễ siêu thoát cho người khuất và làm cơm mời những người tham gia tang lễ đến dùng bữa cơm cảm ơn với gia đình.
Sau đây là mẫu phong bì đơn giản khi đi lễ viếng 49 ngày:
- Người gửi: Tên người tham dự lễ
- Người nhận: Kính lễ hoặc thắp hương
4. Những lưu ý quan trọng phúng khi đi phúng đám ma
Đám tang là nơi trang nghiêm và tiếc thương người đã khuất, khiến không khí trở nên rất nặng nề.
Vì vậy, khi tham dự đám viếng, mọi người cần lưu ý để tỏ lòng thành tâm kính viếng và tránh gây tổn thương cho gia đình người đã mất.
- Không được cười đùa hay nói to tiếng hay cãi nhau trong tang lễ
- Không nên để chuông điện thoại khi đang phúng viếng
- Không được mặc đồ lòe loẹt khi đến tang lễ
- Không nên khóc khi đang khâm liệm
- Một số người nên kiêng đến đám ma: Phụ nữ có thai, người vừa ốm dậy, người già vì đa phần đây đều là người có sức khỏe yếu, đám ma là nơi âm khí mạnh, không tốt.
Số lần vái lạy cần chú ý: Khi thắp hương cho người quá cố, chúng ta cần lưu ý số lần vái lạy theo đúng cách. Khi người đã mất nằm trong quan tài, chúng ta lạy 2 lạy và vái 2 vái. Nếu gia chủ theo Phật và có di ảnh người trên bàn thờ Phật, khách viếng sẽ lạy 3 lạy và vái 2 vái cho Phật, sau đó vái 2 vái cho người đã khuất.
Khi thắp hương cho người đã được an táng, chúng ta lạy 4 lạy và vái 3 vái. Lưu ý rằng “vái” và “lạy” là hai hành động khác nhau. Vái là chắp hai tay trước ngực, đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom xuống sau đó ngẩng lên. Lạy là bày tỏ lòng tôn kính tuyệt đối, với thế lạy của nam và nữ khác nhau.
5. Mẫu câu chia buồn với gia đình tang quyến
Một số mẫu câu chia buồn thông dụng bạn có thể tham khảo:
Mẫu 1: Chúng ta đều trải qua sinh lão bệnh tử. Chia buồn cùng gia đình. Mong rằng vong hồn của… sớm được siêu thoát về miền cực lạc.
Mẫu 2: Thay mặt anh em, tôi xin chia buồn cùng gia đình. Xin phép được thắp nén hương cầu cho linh hồn … được an nghỉ.
Mẫu 3: Ai cũng phải về cõi vĩnh hằng, xin chia buồn cùng gia đình. Xin phép gia đình cho tôi thắp nén hương tưởng nhớ…
Mẫu 4: Sinh lão bệnh tử không ai tránh khỏi, gia đình xin đừng quá đau lòng và hãy chăm sóc sức khỏe của mình. Xin kính viếng.
Mẫu 5: Em hiểu được nỗi đau anh/chị đang trải qua. Hãy cố gắng vượt qua để … có thể yên tâm nhắm mắt.
Đám tang là nơi đòi hỏi sự trang nghiêm và kính trọng để tưởng nhớ người đã mất và chia buồn với gia đình tang quyến. Vì vậy, ngoài việc biết cách viết phong bì đám ma cho đúng thì bạn cần chú ý đến các tác phong và lời nói của mình khi tham gia tang lễ nhé. Hy vọng, những thông tin Thăng Long Đạo Quán chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Các bài viết khác liên quan: