Trong y học cổ truyền, nhắc đến công dụng trị mất ngủ, chắc hẳn ai cũng biết đến cây bình vôi. Bên cạnh đó, đây còn là dược liệu quý với các bệnh như đau dạ dày, gout, ho hen,… Vậy đặc điểm, tác dụng từ cây thuốc này như thế nào? Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về dược liệu này.

Cây bình vôi:

Tên gọi khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng…

Danh pháp khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers., họ Tiết dê (Menispermaceae)

1. Đặc điểm mô tả cây bình vôi

Trong thiên nhiên, cây bình vôi có hình dáng độc đáo, có thể dễ dàng nhận biết bởi những đặc điểm sau:

  • Cây dây leo, dài 2-6 m và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất.
  • Thân củ của cây phình to, hình dạng như bình đựng vôi. Da thân củ màu nâu đen, xù xì. Hình dáng thay đổi tùy theo từng khu vực đất trồng. Thân củ mọc lên thân màu xanh, nhỏ và mềm.
  • Củ có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng.
  • Lá cây bình vôi hình trái tim, mọc so le, có cuống dài khoảng 5-8 cm. Phiến lá mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn, đường kính khoảng 8-9cm; mép lượn sóng tai bèo.
  • Hoa có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt, tụ tập thành tán kép. Hoa cây bình vôi đơn tính khác gốc; hoa đực có cuống tán dài, hoa cái có cuống tán ngắn.
  • Quả có hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt hình móng ngựa có gai.

2. Phân bố địa lý

Cây phân bố rộng, ở châu Á cây có ở một số nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…

Tại Việt Nam, cây bình vôi trồng ở đâu? Chúng ta có thể được bắt gặp ở cả 3 miền Bắc Trung Nam, nhưng nhiều nhất là các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa…

Nó thường mọc ở rừng cây bụi hoặc có khi mọc ở hỏm đá. Ngoài ra, cây cũng được lựa chọn trồng trong nhiều gia đình do quan niệm phong thủy.

3. Bộ phận dùng để làm thuốc

Phần gốc thân phình thành củ của cây bình vôi.

4. Tác dụng của cây bình vôi

Từ xa xưa dược liệu đã được công nhận là một vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Vậy, theo quan niệm đông y và y học hiện đại, cây bình vôi chữa bệnh gì?

4.1. Theo đông y

Dược liệu có vị đắng, tính lương, được quy vào hai kinh là Tỳ và Can. Tác dụng chính của vị thuốc là trấn kinh, an thần, tuyên phế nên thường chủ trị các bệnh như: đau đầu, mất ngủ, ho ra đờm, ho lao, ho khan lâu ngày, hen suyễn, khó thở, trấn áp những cơn co thắt do tăng nhu động ruột, viêm dạ dày.

Bên cạnh đó, khi kết hợp với các loại dược liệu khác, cây bình vôi còn có tác dụng với những trường hợp bị mụn nhọt, lở loét, gout, cao huyết áp…

4.2. Theo y học hiện đại

Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy trong cây bình vôi có chứa rất nhiều  alcaloid. Các thành phần trên giúp cây bình vôi có tác dụng:

  • Tác dụng an thần
  • Cải thiện chứng mất ngủ
  • Cải thiện các bệnh đường tiêu hoa
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gút
  • Chữa trị các bệnh về đường hô hấp
  • Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
  • Nâng cao khả năng miễn dịch
  • Tác dụng hạ huyết áp

Ngoài những công dụng được nhắc đến  như trên thì củ bình vôi còn hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác như: người sốt nóng, thể trạng yếu, phụ nữ sau sinh nở cần bổ máu, bồi bổ cho người lao động nhiều, mất sức.

Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về cây thuốc quý nhé!