Người xưa có câu “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”. Xứ Đoài Sơn Tây vốn là vùng đất đẹp trong đôi mắt thi nhân, vùng đất này không chỉ gây ấn tượng với con người ta bởi cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình mà còn là vì những phong tục tập quán truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Đây còn là vùng đất của ngôi chùa Khai Nguyên cổ tự – một biểu tượng của Xứ Đoài Sơn Tây. Cùng tìm hiểu về ngôi chùa Khai Nguyên Sơn Tây thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Giới thiệu về chùa Khai Nguyên Sơn Tây
Chùa Khai Nguyên trước đây có tên là Tản Viên, Cổ Liên tự hay chùa Tản Viên Sơn Quốc tự.
1.1. Vị trí chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Ngôi chùa này nằm ngay sát với khu di tích lịch sử đền Măng Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km.
1.2. Đường đến chùa Khai Nguyên Sơn Tây
Chùa Khai Nguyên Sơn Tây nằm ở ngoại thành Hà Nội. Để đến chùa, các bạn đi về hướng ĐCT08 qua Nguyễn Trãi. Đến nút giao đường 80, các bạn cần rẽ phải đi về hướng Thạch Thất/ Quốc Oai. Tiếp tục đi qua ĐT419 sẽ đến Quốc lộ 32. Từ đây, hãy rẽ vào ĐT82 rồi đi thẳng đến Cao Sơn rồi tiếp tục chạy thêm 2km nữa là có thể đến với chùa Khai Nguyên.
Nếu vẫn chưa hình dung được đường đi các bạn có thể đi theo chỉ dẫn trên Google Map để tránh đi nhầm nhé vì ở gần Hồ Tây cũng có một ngôi chùa mang tên Khai Nguyên.
Sau khi tham quan chùa Khai Nguyên, quý Phật tử có thể cân nhắc hành hương tại các ngôi chùa khác tại Hà Nội dịp mùng 1 nhé.
2. Lịch sử xây dựng chùa
Theo sử sách ghi chép còn sót lại trên tấm bi ký thì chùa Khai Nguyên Sơn Tây được xây dựng từ rất sớm, từ khoảng đầu thế kỷ XVI dưới thời nhà Lý. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và hai cuộc chiến tranh Pháp – Mỹ, từng nơi trên chùa đều mang đậm dấu ấn thời gian nhưng cũng bị phá huỷ không ít. Đến năm 2003, nhờ sự đóng góp, giúp đỡ của người dân địa phương cũng các tăng ni phật tử cùng nhau chung tay tôn tạo, trùng tu lại chùa.
Đến năm 2008, Đại Đức Thích Đạo Thịnh được bổ nhiệm về trông nom chùa Khai Nguyên. Ngài đã xin chuyển chùa về vị trí cũ và chùa đã được chuyển về vị trí trước cửa đền Trung vào tháng 7/2008.
Do muốn giữ lại nguyên vẹn nét cổ kính, đậm hơi thở Phật giáo nên quá trình trùng tu chỉ sửa những phần hư hại. Sau gần hai thập kỷ mặc dù quá trình trùng tu chưa hoàn thiện nhưng chùa Khai Nguyên cũng đã có một diện mạo mới hoành tráng hơn, mang trong mình vẻ đẹp giao thoa cổ – kim hài hoà.
Xem thêm về: Văn khấn đền Bà Chúa Kho và cách sắm lễ
3. Kiến trúc chùa Khai Nguyên Sơn Tây
Kiến trúc chùa Khai Nguyên thuộc hàng top đầu trong những ngôi chùa ở miền Bắc.
3.1. Kết cấu chùa
Chùa được xây dựng theo lối thiết kế “nội công ngoại quốc” với tổng diện tích lên đến 5000m2, bao gồm các phần chính: tháp Trống, tháp Chuông, động Quan Âm, chính điện, suối Quan Âm và nội viện. Bên trong chùa là các gian thờ chính được bố trí theo kiểu “Tiền Phật hậu Tổ”. Kế đến là các khu vực như: Tăng đường, Tả vu, Hữu vu, Tháp Báo Ân, Gác trống,… So với các ngôn chùa như Yên Tử, Ngọc Hoàng thì Tản Viên có diện tích nhỏ hơn nhưng về kiến trúc thì lại không hề kém cạnh.
Diện tích của từng khu vực chính trong chùa cụ thể như sau: Dãy nhà khách khoảng 400m2 có thiết kế hai tầng, dãy Tăng Độ có diện tích khoảng 250m2, nội viện có diện tích cỡ 6ha mang tầm cỡ quốc gia – đây cũng là nơi diễn ra các khoa tu mùa hè.
Bên ngoài chùa là hồ nước lớn hình chữ nhật cùng làn nước xanh biếc như ngọc, quanh năm mang lại không khí trong lành, mát mẻ cho toàn bộ không gian chùa. Trên mặt hồ là lầu gác mô phỏng lại kiến trúc của chùa Một Cột. Bên trong lầu gác thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và đây cũng là nơi cất giữ bộ kinh Địa Tạng cực quý hiếm, không phải nơi đâu cũng có được.
3.2. Nét kiến trúc Phật giáo tiêu biểu
Nét đẹp Phật giáo của chùa Tản Viên được thể hiện từ từng đường nét cho đến các pho tượng đặt tại chùa.
Khu vực chính điện chùa là ba pho tượng của ba vị thần Thánh Tản Sơn. Ngoài ra ngôi chùa này còn đặc biệt nổi tiếng với bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Tượng cao 72 mét, đường kính bệ 1200m2. Tượng được khởi công xây dựng từ năm 2015. Đến năm 2018, trụ trì chùa đã sang Vancouver Canada để thỉnh Phật ngọc Nephrite về Việt Nam để làm yểm tâm của tượng Phật A Di Đà. Bên trong pho tượng được xây thành 13 tầng trong đó 12 tầng được bố trí để khách tham quan và một tầng âm xây thành lục đạo luân hồi, gồm các cõi khác nhau: a tu la, địa ngục, quỷ ngã,… giúp các phật tử tu thân tích đức. Theo Đại Đức Thích Đạo Thịnh trụ trì chùa Khai Nguyên, tượng Phật này được xây dựng nhằm truyền tải thông điệp “vì hoà bình thế giới”, cầu quốc thái dân an, thế giới hoà bình, Phật pháp hưng long.
Chùa Khai Nguyên là điểm đến quen thuộc của các tăng ni phật tử thập phương bởi đây là nơi lưu giữ 2000 pho tượng lớn nhỏ ở gian Tam bảo vừa tạo nên kiến trúc độc đáo cho chùa vừa tạo nên không gian Phật Giáo thanh tịnh.
Bên cạnh những điểm nổi bật trên phải kể đến: giếng Rồng Tiên (vừa là nơi cấp nước nằm gần Nội viện, vừa là nơi trấn tích ngôi chùa), biển non bộ mô phỏng thần Kim Quy 2 đầu đang vái Phật cầu kinh, tượng Phật Di Lặc, hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815), quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22 (năm 1870),…
Xem thêm về: Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên linh ứng 100%
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về chùa:
4. Những lưu ý khi đến chùa Khai Nguyên
Trước khi đến chùa, các bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Ăn mặc gọn gàng, kín đáo, tránh mặc đồ quá ngắn. Nếu lỡ mặc đồ quá ngắn, hãy mượn khăn bản to bên ngoài và quấn quanh người hoặc không được bước vào trong chùa nhé!
- Không rải vàng mã hoặc tiền lẻ, chỉ nên bỏ tiền vào hòm công đức trong chùa
- Không đi dép vào trong chùa
- Trước khi vào khấn vái tắt chuông điện thoại và dọn dẹp cẩn thận sau khi lễ
- Không được tự ý động chạm, bẻ hoa ngắt cành trong khuôn viên chùa
- Không được nói lớn, ăn uống bừa bãi tránh là ô uế không gian chùa.
- Chùa Khai Nguyên có hoạt động khoá tu mùa hè hàng năm vào tháng 6 và 7. Mỗi khoá tu kéo dài 1 tháng với sự tham gia đông đảo của các tăng ni phật tử và các học sinh sinh viên. Thông qua khoá tu này sẽ giúp tâm hồn con người ta thêm thanh tịnh, giàu lòng từ bi hơn.
- Cuối tuần, chùa cũng có các buổi chia sẻ pháp thoại giúp con người ta hiểu thêm hơn về Phật pháp.
Xem thêm về: Phủ Tây Hồ thờ ai? Lưu ý khi đi Phủ Tây Hồ
5. Lời kết
Bên cạnh vẻ đẹp về kiến trúc thì chùa Khai Nguyên được đông đảo người dân biết đến là chốn Phật pháp linh thiêng. Đến đây con người ta có thể bỏ lại phía sau bao bộn bề của cuộc sống, giúp tôi luyện một tấm lòng từ bi, tâm hồn thanh tịnh, không tham sân si với đời. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét đẹp Phật giáo của ngôi chùa Khai Tây Sơn. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được các chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán giải đáp.
Đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại, nhận ngay 5 ngày app VIP để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thuỷ hợp bản mệnh theo link dưới đây:
Các bài viết khác liên quan: