Nhắc đến chùa Thanh Lương người ta sẽ không khỏi trầm trồ suýt xoa không chỉ bởi kiến trúc mà còn là với những câu chuyện ly kỳ gắn liền với nó. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về sự tích cũng như kiến trúc chùa Thanh Lương Phú Yên thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Giới thiệu về chùa Thanh Lương Phú Yên

Chùa Thanh Lương là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng bậc nhất tại xứ Nẫu. Đây là ngôi chùa cho bạn cảm giác cực kỳ thanh tịnh, bình dị từ kiến trúc đến những đồ vật nhỏ nhất tại chùa. Chùa Thanh Lương được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao và mang trong mình hơi thở của vùng đất đầy hơi thở của biển, của nắng và của gió này.

chùa thanh lương phú yên
Tìm hiểu về chùa Thanh Lương Phú Yên

Từng tán cây, ngọn cỏ ở chùa Thanh Lương đều mang trong mình sức sống khác lạ và dường như chúng đều có cái hồn riêng của mình. Đến với ngôi chùa, bước qua cánh cổng chùa, các bạn có thể bỏ lại toàn bộ ồn ào, bộn bề của cuộc sống thường ngày để thưởng thức cái dung dị, bình yên của tiếng chim hót, tiếng lá cây đung đưa dưới bầu trời xanh biếc.

Chùa Thanh Lương sẽ không mang đến cho bạn sự trầm trồ về cảnh quan, khiến bạn phải wow lên kinh ngạc vì độ kì vĩ nhưng chắc chắn sẽ khiến tâm hồn bạn trở nên thanh tịnh hơn bao giờ hết.

Khi tham quan chùa xin quý vị hãy đọc ngay bài viết về đi chùa có nên lấy lộc về không, để xem những lưu ý tránh phạm phải những húy kỵ nhé.

1.1. Vị trí chùa Thanh Lương

Chùa Thanh Lương toạ tại thông Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An, thuộc tỉnh Phú Yên. Ngôi chùa này nằm cách thành phố Tuy Hoà 10km. Vị trí của chùa khá đặc biệt bởi nó được bao quanh bởi cộng đồng dân cư sinh sống bằng nghề chài lưới bám biển hàng ngày. 

Phía Đông tiếp giáp với biển, phía Tây tiếp giáp với những bãi cát trắng trải dài nên không khí luôn trong lành, mát mẻ và đôi lúc bạn còn cảm nhận được vị mặn từ gió biển.

1.2. Đường đến chùa Thanh Lương

Để đến được chùa Thanh Lương các bạn có thể đi theo hai hướng dưới đây:

  • Hướng 1: Đi từ trung tâm thành phố Tuy Hoà, các bạn men theo đường Lê Duẩn hướng về phía Bắc khoảng 10km. Sau đó, đi đến ngã tư thì rẽ trái xuống bến cảng Long Thuỷ – Hòn Chùa và tiếp tục đi thẳng khoảng 300m nữa là đến nơi.
  • Hướng 2: Các bạn có thể đến chùa Thanh Lương từ hướng Bãi Xép Gành Ông. Từ đây, các bạn có thể men theo một con đường nhỏ hướng về Tuy Hoà. Nếu đi từ hướng này thì chỉ chưa đầy 2km là bạn có thể đến chùa.

1.3. Lịch sử xây dựng chùa

Ngôi chùa này được xây dựng nhờ vào sự di cư của một bộ phận người Hoa. Tương truyền lại rằng, vào cuối thế kỷ XVIII, có một bộ phận người Hoa di cư xuống vùng Phú Yên để mở rộng công việc làm ăn kinh doanh buôn bán. Tại đây họ sống thành từng cụm nhỏ một và đã cùng nhau xây dựng nên ngôi chùa Thanh Lương này để tiện bề chiêm bái, cầu bình an cho cuộc sống hành ngày và cho công việc kinh doanh.

chùa thanh lương phú yên
Một khối hình kiến trúc tại chùa Thanh Lương Phú Yên

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sinh sống, nhóm cư dân đó di cư đến một khu vực khác và ngôi chùa không còn ai thờ phụng nữa. Nhưng sau thời gian giải phóng, người dân quay trở lại khu vực này sinh sống và làm nghề chài lưới để sống qua ngày. Dần dần khu vực Mỹ Quang này cũng trở nên đông đúc hơn và ngôi chùa cũng được chiêm bái và phục dựng trở lại với vẻ đẹp nguyên vẹn vốn có của nó và dần được đông đảo du khách ghé thăm hơn.

Xem thêm: Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào

2. Sự tích tại chùa Thanh Lương

Ngôi chùa Thanh Lương “xứ Nẫu” gắn liền với một sự tích khá linh thiêng về bức tượg Phật trôi dạt từ ngoài khơi xa vào cửa chùa.

Không ai biết chính xác tượng Phật này trôi dạt từ đâu, cũng không ai đoán được bức tượng ấy đã lênh đênh trên biển bao lâu. Điều duy nhất mà những người dân làng nơi đây biết được là bức tượng này trôi dạt vào cửa chùa Thanh Lương vào một ngày mưa sóng to gió lớn năm 2004. Dù sóng mạnh nhưng bức tượng cứ lập lờ ở sát cửa chùa, không hề bị đánh dạt đi ra bãi cát như những cây gỗ lớn khác.

Thấy lạ nên mọi người bèn đi báo cho trụ chì chùa. Chính đích thân trụ trì chùa là ngài Đại Đức Thích Quảng Ngộ và các tăng ni phật tử đã chứng kiến. Cùng với sự giúp sức của dân làng mọi người đã đưa bức tượng này về chùa và bắt đầu thờ phụng, chiêm bái trong điện Quan Âm Linh Ứng.

chùa thanh lương phú yên
Hình ảnh bức tượng

Theo trụ trì Đại Đức Thích Quảng Ngộ, bức tượng Phật được tạc từ gỗ quý, dáng đứng trên một con rồng. Chiều cao tượng là 2,2m, chiều ngang 0,6m và tượng nặng 74kg. Dù bị ngấm nước lâu, dù bị rất nhiều hà bám trên thân tượng, hai cánh tay tượng cũng bị gãy và nhiều chỗ bị bào mòn nhưng vẫn không ngăn việc bức tượng thoát ra vẻ uy nghiêm và từ bi. trụ trì chùa và người dân đã quyết định giữ nguyên hiện trạng của bức tượng Phật này và đưa vào thờ phụng. Ngài cũng cho biết:” Phật tử nơi đây ít gọi bức tượng này là tượng phật Quan Thế Âm mà hay gọi là tượng “Mẹ”, biểu trưng đầy ý nghĩa cho người Mẹ phương Đông. Khi thỉnh tượng về Tam Bảo của chùa, trên tượng chi chít những vết hà biển đục như nói rằng “Mẹ” đã phải gánh chịu mọi nỗi khổ, hứng chịu mọi nỗi đau trên thế gian này. Điều đó cũng chính là “hạnh” vị tha của Quan Thế Âm”. Đây thực sự là cuộc gặp gỡ nhân duyên có một không hai, không phải ai cũng có được. Ngày nay, những bậc giáo phẩm trong Hội Đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và các nhà khảo cổ cũng đã về chiêm bái bức tượng Phật này và đều trầm trồ trước vẻ đẹp cũng như nét huyền bí của nó.

Từ sau khi thờ phụng bức tượng Quan Âm này, cuộc sống người dân nơi đây cũng hạnh phúc, trù phú hơn, mỗi lần ra khơi cũng mưa thuận gió hoà hơn.

3. Kiến trúc chùa Thanh Lương Phú Yên

3.1. Ngôi chùa xây dựng từ san hô biển và gáo dừa

Chùa Thanh Lương Phú Yên được trụ trì Đại Đức Thích Quảng Ngộ từng bước bảo tồn và tái tạo lại. Ngôi chùa mang đậm hơi thở bình dị của miền biển, của kiến trúc Việt. Chất liệu chính xây dựng nên ngôi chùa chính là san hô biển và gáo dừa.

chùa thanh lương phú yên
Cổng chùa Thanh Lương

Bằng sự khéo léo tài hoa của đôi bàn tay của những người thợ lành nghề, và sự sáng tạo của trị trì chùa mà từ những gáo dừa thô ráp, những mảnh san hô dày cộp xù xì đã trở nên vô cùng ăn khớp nhau, tạo nên những hoạ tiết độc đáo, những hình khối vuông vắn, những đường cong mềm mại. Nội thất bên trong chùa cũng được làm từ chất liệu này nên tạo nên một tổng thể hài hoà, độc đáo mà không phải ngôi chùa nào cũng có được. Một số điểm nổi bật nhưng cũng mang đầy hơi thở Phật Giáo các bạn có thể chiêm ngưỡng khi đến với ngôi chùa Thanh Lương này chính là: đầu rồng, kỷ hà,…

3.2. Kết cấu chùa

Kết cấu chùa Thanh Lương Phú Yên gồm 4 phần: cổng Tam Quan, hồ Long Thuỷ, điện Quan Âm và Thiền đường. 4 phần này tạo nên một khung cảnh vô cùng bình dị nhưng không kém phần uy nghiêm. Tuy không đẹp lộng lẫy, xa hoa như những ngôi chùa khác nhưng nét đẹp hiền hoà nhưn chính cảnh vật, con người nơi đây càng làm ngôi chùa này thêm phần hấp dẫn.

3.3. Những bức tượng Phật có 1 không 2

Tuy được làm từ chất liệu đặc biệt, kết cấu chùa đặc biệt nhưng điểm nổi bật nhất của chùa Thanh Lương Phú Yên phải kể đến những bước tượng Phật độc đáo, có 1 không 2 mà không phải ngôi chùa nào cũng có được.

Từ cổng chùa bước vào các bạn sẽ bắt gặp tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại ngay trước mắt. Phía bên trái chùa từ cổng vào là hồ sen quanh năm toả ngát hương thơm.

Kế đến là bức tượng Phật bà mỉm cười nhân hậu cùng bàn tay nhô lên khỏi mặt nước tạo nét độc đáo mà thanh tịnh cho ngôi chùa. Bức tượng này cao khoảng 7m, được xây dựng và khánh thành vào tháng 9/2019. Sau bức tượng là mái tam quan cổ kính núp dưới bóng cây cổ thụ già.Ngoài ra là những bức tượng Phật được tạc nên từ vỏ trai nằm sâu dưới đáy biển hay bức tượng Phật được thếp vàng uy nghi tráng lệ, tất cả tạo nên một khung cảnh linh thiêng, thiền tịnh hiếm có. Các bạn có thể chiêm ngưỡng thêm một số hình ảnh mang đầy hơi thở Phật giáo, thanh tịnh của ngôi chùa ở phần dưới đây:

chùa thanh lương phú yên

chùa thanh lương phú yên

4. Những lưu ý khi đến chùa Thanh Lương

Đây là một chốn linh thiêng nên khi đến chùa, mọi người và đặc biệt là các bạn trẻ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không ăn mặc hở hang, phản cảm. Các bạn nữ có thể mặc váy nhưng phải dài qua đầu gối, trang nhã, lịch sự.
  • Không dùng điện thoại ở khu vực thờ tự hoặc chánh điện.
  • Không chụp ảnh quay lưng về phía tượng Phật
  • Không lớn tiếng
  • Không ăn uống xả rác bừa bãi, không tụ tập tám chuyện trong khuôn viên chùa
  • Không tuỳ ý thắp hương, đóng công đức bừa bãi, rải tiền khắp nơi
  • Khi gặp các tăng ni phật tử và trụ trì chùa các bạn nên chắp tay hình búp sen và chào hỏi bằng câu “A Di Đà Phật”. Điều này sẽ mang lại công đức vô lượng cho người vãn cảnh chùa và người nhà chùa.

5. Lời kết

Chùa Thanh Lương không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà nó còn là chốn đi về cho những tâm hồn thanh tịnh, cho những người con tâm luôn hướng Phật. Nếu có cơ hội thì đừng bỏ qua cơ hội đến với nơi đây nhé!

Đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại của mình, nhận ngay 5 ngày app VIP để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thuỷ phù hợp với bản mệnh của mình nhé!

Đừng bỏ lỡ các bài viết khác trong chuyên mục: