Đi chùa Rằm tháng Giêng cầu gì, nên đi chùa nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ bài cúng (văn khấn), những điều nên tránh khi đi chùa Rằm tháng Giêng.

1. Đi chùa Rằm tháng Giêng nên sắm và cầu những gì?

Khi đi chùa Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), bạn chỉ cần sắm những lễ vật như hoa quả tươi hoặc bánh kẹo, hương. Tránh sắm những lễ mặn như thịt gà, bò, lợn…

Ngoài ra, đi chùa vào Rằm tháng Giêng, bạn cũng nên cầu khấn những điều sau:

  • Cầu cho gai tiên, những người đã khuất được siêu thoát.
  • Cầu cho cha mẹ, người thân của mình cả năm bình an.
  • Sám hối, hóa giải nghiệp dữ cho bản thân.
  • Cầu hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ.

Xem thêm: Ngày, giờ tốt cúng Rằm tháng Giêng.

Đi chùa Rằm tháng Giêng

2. Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) nên đi chùa nào?

Rằm tháng Giêng là dịp lễ lớn nên đi chùa nào linh thiêng cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là các ngôi chùa linh thiêng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam mà bạn nên đi vào Rằm tháng Giêng.

2.1. Những ngôi chùa linh thiêng nhất Miền Bắc

  • Chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội): Tương truyền, đây là ngôi chùa Quan Thế Âm Bồ Tát đã từng tu hành nên chùa Hương được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất nhì miền Bắc.

Xem chỉ đường tới chùa Hương tại đây.

  • Chùa Yên Tử (huyện Uông Bí, Quảng Ninh): Người xưa vẫn kể lại rằng, dưới đời vua Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII), chùa Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước ta. Đến nay, chùa trở thành nơi hành hương của những người tín ngưỡng đạo Phật, Phật tử và là nơi nhiều người thường xuyên đến cầu may.

Xem chỉ đường tới chùa Yên Tử tại đây.

  • Chùa Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình): Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa được nhiều người Việt thường xuyên đến vào dịp đầu năm và Rằm tháng Giêng để cầu an, cầu may.

Xem chỉ đường tới chùa Bái Đính tại đây.

  • Chùa Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc): Đây là một trong những ngôi chùa phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Do đó, nhiều người Việt cho rằng ngôi chùa này rất linh thiêng. Hiện nay, chùa Tây Thiên được nhiều người đến để cầu xin tài lộc.

Xem chỉ đường tới Chùa Tây Thiên tại đây.

  • Chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh): Chùa Ba Vàng là nơi hành hương của nhiều Phật tử và cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại nước ta. Đây là ngôi chùa được nhiều người lui tới dịp Rằm tháng Giêng để cầu an.

Xem chỉ đường tới chùa Ba Vàng tại đây.

  • Chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh): Vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thường đến chùa Đâu để cầu cho mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an.

Xem chỉ đường tới chùa Dâu tại đây.

Đi chùa nào cúng Rằm tháng Giêng ỏ miền Bắc

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh).

2.2. Những ngôi chùa linh thiêng nên đi vào Rằm tháng Giêng ở miền Trung

  • Chùa Hoằng Phúc (Lệ Thủy, Quảng Bình): Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Trung, có lịch sử phát triển hơn 700 năm. Ngôi chùa này cũng từng được Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm, cầu phúc cho nhân dân. Vì vậy, từ xa xưa, chùa Hoằng Phúc được xem là ngôi chùa linh thiêng ở miền Trung.

Xem chỉ đường tới chùa Hoằng Phúc tại đây.

  • Chùa Thiên Mụ (Huế): Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào đời chúa Nguyễn Hoàng, được nhiều người dân từ Bắc tới nam đến để cầu may.

Xem chỉ đường tới chùa Thiên Mụ tại đây.

  • Chùa Tử Đàm (Huế): Khi nhắc tới chùa Tử Đàm, người ta sẽ nhắc tới sự linh thiêng và nguy nga, tráng lệ. Hàng năm, cứ vào dịp Rằm tháng Giêng, người dân ở Huế và các tỉnh lân cận lại tới đây để cầu bình an.

Xem chỉ đường tới chùa Tử Đàm tại đây.

  • Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam): Chùa Cầu là nơi thờ vị thần Bắc Đế Trần Võ – vị thần bảo vệ cho dân chúng luôn bình an. Vì vậy, ngôi chùa này cúng thu hút rất nhiều người từ thập phương đến dâng hương.

Xem chỉ đường tới chùa Cầu tại đây.

Đi chùa cúng Rằ tháng Giêng miền Trung

Chùa Thiên Mụ (Huế).

2.3. Những ngôi chùa linh thiêng nên đi vào Rằm tháng Giêng ở miền Nam

  • Chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh): Ngôi chùa này có lịch sử phát triển từ rất lâu đời (từ năm 1744). Hàng năm, cứ vào dịp lễ lớn như Rằm tháng Giêng, người dân lại đến đây dâng hương, cầu mong bình an đến với gia đình.

Xem chỉ đường tới chùa Giác Lâm tại đây.

  • Chùa Bà (Châu Đốc, An Giang): Chùa Bà là nơi người Việt thường đến để cầu an vào dịp đầu năm, Rằm tháng Giêng, vừa là nơi đến để tham quan với lối kiến trúc tuyệt đẹp.

Xem chỉ đường tới chùa Bà tại đây.

  • Chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai): Chùa Gia Lào được đánh giá là ngôi chùa linh thiêng, có gia trị tâm linh cao. Đến chùa Gia Lào vào dịp Rằm tháng Giêng, bạn vừa có thể cầu bình an, may mắn, vừa ngắm nhìn quần thể các chùa, núi tại đây.

Xem chỉ đường tới chùa Gia Lào tại đây.

  • Chùa Bà Đen (Tây Ninh): Chùa Bà Đen gắn liền với truyền thuyết núi Bà Đen. Ngôi chùa này thờ Bà Đen, rất linh thiêng. Do đó, cứ vào Rằm tháng Giêng và các dịp lễ lớn, người dân lại đến dâng hương cầu bình an, may mắn.

Xem chỉ đường tới chùa Bà Đen tại đây.

>> Xem thêm: Phong tục cúng Rằm tháng Giêng ở miền Nam.

Đi chùa cúng Rằm tháng Giêng ở miền Nam

Chùa Bà Đen (Tây Ninh).

3. Bài cúng Rằm tháng Giêng ở chùa

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dường rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

(Thành kính chắp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy)

Bài cúng đi chùa Rằm tháng Giêng

Đừng bỏ lỡ: Đi Miếu Ngũ Hành và những điều cần chú ý

4. Những điều nên tránh khi đi chùa Rằm tháng Giêng

Khi đi chùa Rằm tháng Giêng, bạn nên tránh những điều dưới đây:

  • Không nên sắm lễ mặn như thịt gà, thịt lợn, thịt bò… khi đi chùa Rằm tháng Giêng. Do đạo Phật kiêng sát sinh nên bạn chỉ cần sắm lễ chay, hoa quả, bánh kẹo, xôi chè là được.
  • Không cúng tiền vàng mã, tiền thật tại chùa trong dịp Rằm tháng Giêng.
  • Không đặt rượu, bia, thuốc lá ở bàn thờ Phật.
  • Tuyệt đối không mặc váy, mặc quần áo ngắn khi đi chùa. Nên mặc quần áo giản dị, trang nghiêm đến chùa.
  • Với phụ nữ đang trong kỳ “đèn đỏ” thì không nên đi chùa.
  • Trước khi đi chùa, bạn không nên quan hệ vợ chồng. Nếu có thì phải sau 3 – 6 tiếng sau mới được đi lễ chùa.
  • Không nên thắp nhiều hương trong chùa, gây ảnh hưởng đến môi trường trong chùa.
  • Tránh chụp ảnh, quay phim trong chùa.
  • Không hút thuốc, gây ồn trong chùa hay ngồi ở Phật đường.

Hy vọng những thông tin cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có kiến thức để đi lễ chùa phù hợp, đúng đắn hơn. Để cập nhật thêm kiến thức về Rằm tháng Giêng, bạn hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng không chỉ cung cấp miễn phí các công cụ tra cứu (xem ngày, giờ tốt xấu, xem tuổi kết hôn, xem Bát tự, Tử vi, vật phẩm cải vận bổ khuyết,…) mà còn hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy. Đặc biệt, mỗi ngày người dùng sẽ nhận một bản tin chia sẻ những điều nên hoặc không nên làm, dự đoán công việc, tình duyên, tiền tài của mình bế tắc hay thuận lợi.

Tải ngayứng dụng Thăng Long Đạo Quántheo Android hay iOS tại đây: