Cúng giao thừa bàn thờ Phật là nghi lễ quan trọng với những gia đình theo đạo Phật. Do đó cần có sự chuẩn bị chỉn chu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ giờ cúng, mâm lễ và văn khấn cúng giao thừa bàn thờ Phật đầy đủ, chính xác nhất.
1. Cúng giao thừa bàn thờ Phật vào giờ nào?
Với những gia đình thờ Phật thì vào đêm 30 vẫn cúng giao thừa ở bàn thờ Phật. Thông thường, cúng giao thừa ở bàn thờ Phật được thực hiện sau khi cúng giao thừa ngoài trời và trước khi cúng giao thừa tổ tiên ở trong nhà. Thời gian cúng giao thừa ở bàn thờ Phật sẽ từ 11h đêm – 1h sáng.
Xem ngày giờ tốt, xấu để chọn ngày, giờ đẹp.
2. Cúng giao thừa bàn thờ Phật gồm những gì?
Theo tín ngưỡng dân gian, Phật ăn chay nên mâm cúng bàn thờ Phật là những món chay. Một số lễ vật và món ăn truyền thống cúng ở bàn thờ Phật là:
- 1 lọ hoa cúc.
- 1 cây nến.
- 3 chén nước.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 cây trầm hương.
- Thức ăn chay: 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ, 1 đĩa rau xào/ luộc, thịt gà chay, thịt lợn chay, bánh kẹo.
3. Văn khấn cúng giao thừa bàn thờ Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Con kính lạy Mười Phương Phật, Mười Phương Pháp, Mười Phương Tăng.
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ……………… Gia đình chúng con là: (liệt kê họ tên) ……………………………………….. Ngụ tại:………………………………………………
Trước án kính cẩn thưa trình:
Năm cũ qua đi bước sang năm mới
Mong cuộc đời đến với an vui
Hành tin rộn rã tiếng cười
Hoà bình hạnh phúc mọi người thương nhau.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến thành tâm sắm sửa phẩm vật hương hoa, cơm canh thanh đạm, chi nghi phẩm vật thanh khiết trên hết dâng cúng Mười Phương Tam Bảo, đến chư vị Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Tiên linh nội ngoại cùng cửu huyền thất tổ, lục thân quyến thuộc. Kính thỉnh mời chư vị lai lâm chứng giám, thụ hưởng lễ vật.
Ngưỡng nguyện Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng cùng chư vị thiện thần từ bi gia hộ cho gia đình thân quyến Nội Ngoại an khang thịnh vượng, gia đình êm ấm thuận hòa, tử tôn hiếu thuận, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, tội diệt phước sanh, thiện căn tăng trưởng, đạo tâm kiên cố. Đời đời kiếp kiếp nương bóng từ bi tu theo Phật đà, thoát khỏi đường mê, quay về bờ giác, muôn việc hanh thông, trên dưới một lòng, thực hành Chánh pháp, bốn ân nguyện đáp, ba cõi đều nhờ, tất cả sang bờ an vui giải thoát, giới hương thơm ngát lan tỏa mười phương, hai cảnh âm dương đồng nương lợi lạc.
Phổ nguyện gia môn hưng thịnh, quyến thuộc bình an, nội ngoại tiên linh cùng cửu huyền thất tổ nhiều đời xả bỏ ưu phiền, nhất tâm hướng thiện, quy y Tam Bảo, thoát khỏi mê đồ, tin sâu Nhân quả, tránh xa điều ác làm các việc lành, tinh tấn tu hành, gây tạo vô lượng công đức lành rồi nương nhờ Phật lực sớm vãng sanh về cõi giới an lạc, đời đời không còn thối chuyển với Chánh pháp.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo, chứng thành đạo quả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
4. Lưu ý khi cúng giao thừa bàn thờ Phật
Khi cúng giao thừa bàn thờ Phật, bạn cần bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây:
- Chỉ nên cúng Phật bằng đồ ăn chay, tuyệt đối không nên cúng bằng đồ ăn từ thịt động vật.
- Khi đọc văn khấn, trong gia đình cần tránh mâu thuẫn, cãi vã.
- Cần ăn mặc trang nghiêm khi cúng.
Như vậy, cúng bàn thờ Phật đêm giao thừa là nghi lễ rất quan trọng. Với những thông tin mà Thăng long Đạo quán vừa cung cấp, hy vọng sẽ giúp bạn có cách cúng giao thừa bàn thờ Phật đúng hơn. Để xem thêm ngày, giờ tốt – xấu vào những việc khác (ngày, giờ nhập trạch, động thổ, khai trường, đặt bàn thờ, mua xe…), hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại. Ứng dụng này sẽ giúp bạn xem ngày giờ tốt – xấu nhanh chóng, chính xác và bổ sung những kiến thức bổ ích về phong thủy, phong tục Việt Nam khác.
Bạn hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây: