Cúng giao thừa bao nhiêu chén chè? Tại sao phải thờ cúng xôi chè trong đêm 30 Tết? Và hiện nay có các loại xôi chè nào? Không thờ cúng xôi chè được không? Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ý nghĩa cúng giao thừa bằng xôi chè

Theo truyền thống của người Việt thì trong mâm cỗ dâng lên các vị thần linh, tổ tiên đêm giao thừa không thể thiếu món xôi chè. Vì người xưa quan niệm rằng cuối năm nên thưởng thức những món ăn nhẹ nhàng, thanh tao và ngọt ngào sẽ giúp cho năm mới may mắn, hạnh phúc hơn.

Đại tiệc mừng năm mới từ thời các vị vua Nguyễn bắt buộc phải có món xôi chè nên nó đã dần trở thành truyền thống của dân tộc. Bởi sau khi đã ăn nhiều món ăn với dầu mỡ, thịt sẽ làm chúng ta chán, ăn xôi chè ngọt sẽ làm vị giác của bạn được giải tỏa, đổi vị.

→ Có nhiều người lý giải rằng có xôi chè trong bữa cúng giao thừa bởi vì ngày xưa người dân còn nghèo và không có nhiều món ăn để dâng lên các vị thần linh. Vì vậy nên đã làm thêm món xôi chè để mâm cỗ cúng nhiều món hơn và đỡ trống trải, các vị thần linh nhìn thấy thì sẽ không buồn. Và từ đó món chè được xuất hiện trong mâm cỗ cúng giao thừa đến tận ngày nay.

Xem thêm: Cúng giao thừa gồm những gì để mang lại may mắn, tài lộc

cúng giao thừa xôi chè
Cúng giao thừa xôi chè

2. Cúng giao thừa bao nhiêu chén chè?

  • Gợi ý các loại xôi chè 3 miền
Tên loại chèÝ nghĩa
Chè khoĐây là một loại chè không còn xa lại với người dân miền Bắc. Chè được làm từ đỗ xanh, đường, thảo quả nhưng nay thảo quả đã được thay thế bằng các hương vani, nước cốt dừa. Món ăn này được cho là mang lại may mắn, sung túc no đủ và mọi chuyện làm trong năm mới sẽ được thuận lợi, dễ dàng.
Chè đậu xanh vỏ quýtMón chè này là sự kết hợp của chè lục tàu xá của Hội An với chè đậu xanh đánh của Huế. Nó là món chè mà rất nhiều gia đình miền Trung nấu để dâng lên các vị tổ tiên vào đêm giao thừa. Vì theo quan niệm xưa món chè này có thể mang lại may mắn, ngăn ngừa bệnh tất cho sức khỏe mọi người trong gia đình tốt hơn trong năm mới.
Chè đậu đỏTheo quan niệm xưa thì màu đỏ sẽ đem lại may mắn và hạnh phúc. Vậy nên món ăn này được rất nhiều gia đình trên khắp cả nước nấu dâng lên các vị thần linh, hy vọng họ sẽ phù hộ cho gia đình trong năm mới.
Chè sen long nhãnĐây là món ăn ngày xưa thường chỉ có vua chúa mới có thể thưởng thức. Vì vậy người ta nấu chè sen để dâng lên thần linh, tổ tiên để tỏ lòng thành kính, hiếu thảo. Ngoài ra chè sen còn được hiểu theo một nghĩa khác đó là mong muốn năm mới sum họp, con cháu đầy nhà, gia đình hạnh phúc.
Chè trôi nướcTừ xa xưa ông cha ta đã quan niệm rằng ăn chè trôi nước sẽ giúp cho mọi việc trong năm mới được diễn ra trôi chảy, mọi sự đều hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa là đoàn tụ, sum họp, tròn đầy, mong muốn gia đình mọi người luôn yêu thương, đùm bọc lấy nhau khi có khó khăn.
Chè đậu xanh củ lùnĐây là món chè của người miền Tây Nam Bộ thường nấu vào dịp Tết Nguyên Đán. Nó mang một ý nghĩa ngày xuân gia đình đoàn tụ bên nhau, năm mới gia đình hòa thuận, yên ấm, mọi thành viên dù có đi xa đến đâu đều nhớ về gia đình, người thân.

Xem thêm: Cúng tất niên bao nhiêu chén chè?

Các loại chè cúng giao thừa
Các loại chè cúng giao thừa
  • Phong tục cúng giao thừa mấy chén chè

Cúng giao thừa bao nhiêu chén chè? Thông thường một mâm cỗ người ta sẽ bày chè theo số lẻ 1, 3, 5. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục tập quán của mỗi địa phương mà sẽ có số lượng chén chè khác nhau. Và không có quy ước chuẩn về số lượng các bát chè trong mâm cỗ.

Nhưng người miền Bắc thì thường cúng 1 chén chè, người miền Trung thì cúng 3 chén và người miền Nam thì lại cúng 5 chén. Dù số lượng chén chè là bao nhiêu thì bạn nên nhớ rằng lòng thành tâm của gia chủ mới là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện lễ cúng giao thừa.

3. Cách nấu chè kho thắp hương

Đầu tiên cần lưu ý chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ sau:

Nguyên liệu làm chè cúng

Các bước làm đơn giản từ Thăng Long Đạo Quán:

  • Bước 1: Xát sạch vỏ của đậu xanh, rửa sạch. Ngâm cho chúng mềm ra trong nước khoảng 4 tiếng rồi đem hấp chín.
  • Bước 2: Cho đậu xanh đã chín mềm vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước rồi xay nhuyễn, lọc 1 lần qua rây để đậu xanh thật nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Cho đường và đậu xanh đã xay vào chảo chống dính, đặt lên bếp, đun ở lửa nhỏ, vừa đun vừa đảo đều nhẹ tay đến khi đường tan ra, hỗn hợp bắt đầu sánh lại thì cho thêm nước cốt dừa, dầu mè vào khuấy cùng. Cứ đun như vậy cho đến khi chè đặc lại, khuấy thấy nặng tay thì tắt bếp.
  • Bước 4: Tạo hình cho chè – Múc chè vào khuôn, dùng tay ép chặt và giữ khoảng 30 giây, sau đó cho ra đĩa và trang trí vừng lên trên. Nếu không có khuôn, bạn cũng có thể dùng một chiếc đĩa hoặc bát sâu lòng, ấn chặt để tạo hình.

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long Đạo Quán giải đáp cho bạn về câu hỏi Cúng giao thừa bao nhiêu chén chè. Hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về phong tục tập quán của người Việt. Hãy thường xuyên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Thăng Long đạo quán cho ra mắt ứng dụng giúp cho bạn đọc cập nhật các kiến thức về phong thủy hàng ngày. Khi sử dụng bạn có thể xem được luận giải lá số chi tiết, cách vải vận bổ khuyết nhờ phong thủy nhà ở, văn phòng, bàn làm việc, số điện thoại, số tài khoản… Tải và cài đặt miễn phí ứng dụng phù hợp với điện thoại của bạn tại đây:

Các bài viết khác liên quan: