Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Nghi lễ thể hiện lòng hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân ta. Lễ Vu Lan được diễn ra vào ngày Rằm tháng 7. Vậy, cúng lễ Vu Lan như thế nào cho đúng chuẩn. Mời quý gia chủ đón đọc bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quánđể biết thêm thông tin chi tiết nhé.
1. Cúng lễ Vu Lan rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn?
1.1. Mâm cỗ cúng gia tiên trong lễ Vu Lan rằm tháng 7
Thông thường, người dân sẽ chuẩn bị một lễ cúng gia tiên tại gia vào rằm tháng 7 để tỏ lòng biết ơn. Gia chủ chuẩn bị đồ lễ cúng không cần là mâm cao cỗ đầy. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia đình với tổ tiên.
Lễ vật:
– Hương
– Rượu, nước
– Quần áo giấy
– Hoa tươi
Mâm cỗ:
Mâm cỗ trong lễ Vu Lan cúng rằm tháng 7 gia tiên thường là mâm cỗ mặn. Các món ăn trong lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Các gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng theo sở thích của gia tiên khi còn sống. Hoặc, gia đình có thể chuẩn bị các món theo đặc điểm vùng miền và theo mùa vụ tùy vào khẩu vị.
– Thịt gà
– Canh xương/ canh rau củ (thường dùng các loại rau củ như ngô, bông cải xanh, su hào, cà rốt, nấm…)
– Nem/ giò/ chả
– Rau luộc: rau cải luộc, củ cải luộc, cà rốt luộc…
– Xôi chè
1.2. Mâm cỗ cúng Phật trong lễ Vu Lan rằm tháng 7
Ngoài ra, nhiều gia đình còn có mâm cỗ cúng Phật thể hiện lòng biết ơn tới Đức Phật luôn che chở và độ bình an. Lễ cúng thường được chuẩn bị là lễ chay gồm:
Lễ vật:
– Hương
– Rượu, nước
– Hoa tươi
Mâm cỗ:
Trong giáo lý nhà Phật thì không cần mâm cao cỗ đầy, các gia chủ chỉ cần thực hiện lễ cúng với tâm đức của mình thì hoàn toàn có thể được phù hộ.
– Bánh trôi chay
– Canh chay
– Xôi đỗ/ xôi gấc
– Hoa quả
– Nem chay
– Rau củ luộc chay
2. Văn khấn lễ Vu Lan rằm tháng 7
Gia chủ có thể tham khảo bài cúng gia tiên rằm tháng 7 thường được sử dụng cụ thể như sau:
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ… và chư vị hương linh.
Hôm nay là Rằm tháng Bảy năm 2019.
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…..
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
3. Rằm tháng 7 có nên tụng kinh không?
Ngoài ra, vào lễ Vu Lan, nhiều người theo Phật còn tụng kinh cầu an. Tụng kinh Vu Lan rằm tháng 7 thường có những bài kinh sau:
2.1. Kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà là một trong 3 bài kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông. Bài kinh này thường dùng để cầu siêu, mang ý nghĩa chính là mong muốn cho các linh hồn tìm được nơi nương tựa, sớm siêu sinh.
Nội dung kinh A Di Đà gồm 2 phần chính: Miêu tả vẻ đẹp ở Tây phương cực lạc và pháp môn niệm Phật để được vãng sinh vào nước An Lạc.
2.2. Kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn là bài kinh cầu bình an Rằm tháng 7 phổ biến nhất. Đây cũng là bài kinh thường được dùng trong các dịp cầu an khác.
Kinh Phổ Môn gồm 3 phần: Thần lực trì danh Quan Âm, cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân, phương pháp ngũ âm và ngũ quán. Nội dung chính của kinh nói về cách tu tâm dưỡng tính, từ đó giải thoát bản thân khỏi những đau khổ. Đồng thời, bài kinh cũng nói lên sự bao dung của Bồ Tát với chúng sinh, để chúng sinh được hạnh phúc.
2.3. Kinh Địa Tạng
Kinh Địa Tạng là bộ kinh nói về công đức, oai lực của Địa Tạng Vương. Bài kinh này thường được các chùa chiền tụng niệm vào tháng 7 âm lịch.
Nội dung chính của Kinh Địa Tạng nói lên bổn phận của người sống với những người quá vãng. Đồng thời nêu lên kiếp sống dưới âm phủ do quả báo hoặc phước đức đã tạo nên khi còn tại thế.
2.4. Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan là bài kinh thường được tụng trong tháng Vu Lan (tháng 7 âm lịch). Mục đích bài kinh này là để hồi hướng công đức cho cha mẹ, đồng thời nối tiếp truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, kinh Vu Lan còn được dùng trong các dịp chúc thọ ông bà, mừng sinh nhật cha mẹ hoặc trong lễ cầu siêu cho cha mẹ, ông bà đã khuất.
Nội dung chính của bài kinh nói về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên Bồ Tát đối với người mẹ đã khuất và nói về cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
>> Xem thêm: Lễ Vu Lan nên đi chùa nào?
Trên đây là một số chia sẻ của Thăng Long Đạo Quán về việc cúng lễ Vu Lan rằm tháng 7. Kính chúc quý gia chủ có một lễ cúng thuận lợi.
Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu thêm các vấn đề về phong thủy qua các công cụ của chúng tôi.
Tải ứng dụng tại đây!