Không khí Tết sẽ trở nên nhộn nhịp hơn kể từ ngày tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Theo tục của người Việt, Táo Quân gồm 2 ông và 1 bà. Vào ngày này, các Táo sẽ về chầu trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu xảy ra trong năm qua để từ đó, Ngọc Hoàng có cơ sở để luận công tội. Vì thế, đến ngày này người dân thường chuẩn bị một mâm lễ để dâng lên, mong các Táo sẽ lên tâu bẩm điều tốt với Ngọc Hoàng. Trong mâm cỗ, “Cúng ông Táo bằng chè trôi nước được không?” – đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Sau đây, hãy cùng Thăng Long Đạo Quán đi tìm hiểu nhé!
1. Cúng ông Táo bằng chè được không?
Ngoài mâm cỗ chính gồm: giò, bánh chưng, xôi, hoa quả, trầu cau, rượu, 1 lọ hoa, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, bánh kẹo, rượu, hương thơm, nếu có điều kiện kinh tế và nhiều thời gian chuẩn bị thì bạn có thể cúng thêm gà luộc nguyên con, 1 bát canh, 1 món xào… Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món chè để dâng lên cúng ông Công ông Táo.
>> Xem thêm: Mâm lễ ông Táo
1.1. Gợi ý các loại chè cúng ông Công ông Táo
Gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo bằng chè, tuy nhiên không phải ai cũng biết nên cúng loại chè nào, sợ phạm phải điều không nên. Dưới đây là gợi ý một vài loại chè cho bạn có thể bổ sung vào mâm cỗ cúng Táo Quân.
- Chè hoa cau: chè làm từ nguyên liệu chính là đỗ xanh, bột sắn. Loại chè này có vị ngọt nhẹ, thanh tao, có sự kết dính và hương vị độc đáo,
- Chè kho: Chè kho là món ăn phổ biến dâng tổ tiên của người Việt, thường được sử dụng vào ngày Rằm, mùng 1 đầu tháng hay ngày lễ. Nguyên liệu chính cho món chè này là đậu xanh và cốt dừa, rất dễ làm.
- Xôi chè: món chè này cũng được làm với nguyên liệu chính là đỗ xanh và bột sắn, gạo nếp, cũng thường được sử dụng trong các ngày lễ cúng.
- Chè trôi nước: đây là món chè được dùng nhiều trong các ngày lễ, cúng Rằm ở cả miền Bắc và miền Nam, vừa dễ làm, vừa ngon vừa có ý nghĩa.
Ngoài ra, còn nhiều loại chè khác có thể dùng trong lễ cúng ông Công ông Táo, đảm bảo một mâm cỗ đầy đủ trong ngày tiễn ông Táo về trời.
1.2. Cúng ông Táo bằng chè trôi nước
Chè trôi nước ở mỗi miền lại có những cách nấu khác nhau nhưng vào ngày lễ ông Công ông Táo, người ta thường làm chè trôi nước chay chỉ bao gồm: bột nếp và nguyên liệu tạo màu, đường thốt nốt, mè và gừng để nấu. Nhiều gia đình thường nấu chè trôi nước bằng bếp củi tượng trưng cho thần Bếp để tỏ lòng thành.
Ý nghĩa của chè trôi nước cúng ông Công ông Táo: Người dân cho rằng, món chè này có nét đặc trưng là dễ ăn no, viên lại chè trơn tru, có nhiều nước. Khi ăn món này, ông Táo trước khi về trời được no bụng, điều kiện về trời cũng “xuôi chèo mát máy”. Và đây cũng là một loại đồ cúng dễ làm.
Chè trôi nước được đặt trong mâm cúng ông Công ông Táo cùng các món khác, làm đầy đủ hơn cho mâm cỗ cúng ngày trọng đại 23 tháng Chạp.
Xem thêm:
2. Cúng ông Táo mấy chén chè?
Việc chuẩn bị đồ cúng lễ là rất quan trọng, vì thế mà việc “cúng ông Táo mấy chén chè?” cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Theo tục của người xưa, trong mâm cỗ chỉ cần 1 chén chè gọi là lòng thành kính dâng lễ lên các Táo. Ngoài ra, nhiều người vẫn cúng đủ 3 chén chè cho đủ 3 Táo (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ). Chén đựng chè thường được dùng là chén nhỏ.
Quan trọng nhất trong lễ cúng ông Công ông Táo vẫn là cái tâm hướng về những sám hối và những mong cầu chính đáng.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là một biểu hiện cho sự chuyên tâm thành kính của gia chủ, vì thế dù không cần quá cầu kỳ nhưng bạn cũng cần chuẩn bị cho thật tươm tất đầy đủ. Các Táo sẽ nhìn vào đó để phần nào thấy được mong muốn của gia chủ. Chỉ còn vài ngày nữa là đến dịp lễ quan trọng này, hãy thu xếp thời gian và chuẩn bị sớm cho mâm cỗ cúng gia tiên đề huề nhé!
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.