Cúng ông Táo rằm tháng 7 là dịp lễ thiêng liêng, không thể bỏ qua. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc cúng ông Táo rằm tháng 7 năm 2021 giờ nào tốt, mâm lễ có những gì, cách cúng, văn khấn cúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên, giúp bạn có kiến thức chi tiết hơn về lễ cúng ông Công, ông Táo rằm tháng 7. 

1. Cúng ông Táo rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Cúng ông Táo vào rằm tháng 7 thường được làm cùng với lễ cúng gia tiên, các chư vị thần linh. Đây là dịp lễ lớn trong năm, là ngày để người trần nhớ đến công ơn cai quản bếp núc, đất đai của ông Công, ông Táo. Bên cạnh đó, cúng ông Công, ông Táo vào rằm tháng 7 cũng là dịp để gia chủ cầu xin các vị thần này bắt giam oan hồn khỏi quấy nhiễu đến mảnh đất mà chúng ta đang sống.

Cúng ông táo rằm tháng 7

2. Giờ đẹp cúng ông Táo rằm tháng 7

Năm 2021, ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch là ngày 21, 22/8 âm lịch. Bạn có thể chọn 1 trong 2 ngày này để cúng rằm, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, gia đình.

Nếu cúng vào ngày 14 âm lịch, khung giờ đẹp để cúng là:

  • Giờ Mão (5-7h).
  • Giờ Thân (15-17h).
  • Giờ Tuất(19-21h).

Nếu cúng vào ngày 15 âm lịch, bạn nên chọn khung giờ hoàng đạo dưới đây:

  • Giờ Thìn (7-9h).
  • Giờ Mủi (13-15h).
  • Giờ Tuất (19-21h).

Xem ngày giờ tốt xấu để biết khung giờ hoàng đạo và ý nghĩa của các ngày giờ đẹp, xấu.

3. Cách cúng ông Táo rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là dịp quan trọng nên bạn cần chuẩn bị cúng ông Táo chỉn chu và cúng một cách trang nghiêm. Dưới đây là mâm lễ cần chuẩn bị và hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Táo.

3.1. Mâm lễ cúng ông Táo rằm tháng 7

Mâm cúng ông Táo rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn và được cúng chung mâm với gia tiên. Trong mâm lễ cần những lễ vật bắt buộc như:

  • 1 chai rượu nhỏ.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 đĩa trầu cau.
  • 3 hoặc 9 lễ tiền vàng.
  • Nến.
  • 1 ấm trà.
  • 1 lọ hoa cúc

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng ông Công, ông Táo, bao gồm:

  • 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ.
  • 1 bát canh xương hầm rau củ hoặc canh mọc.
  • 1 đĩa nem rán.
  • 1 đĩa rau luộc hoặc xào.
  • 1 đĩa giò lụa.

Trên đây là gợi ý các món ăn trong mâm cỗ mặn. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh mâm cỗ sao cho phù hợp với điều kiện, phong tục vùng miền và gia đình.

Món ăn cúng ông táo rằm tháng 7

Một số món ăn cúng ông Táo rằm tháng 7

3.2. Hướng dẫn cách cúng ông Táo rằm tháng 7

Nghi thức cúng ông Táo vào rằm tháng 7 rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Châm 1 cây nến đặt trên bàn thờ.
  • Bước 2: Châm 1, hoặc 3, 5, 7, 9 cây hương (nhang), sau đó chắp tay, đọc văn khấn cúng ông Táo thật thành tâm.
  • Bước 3: Sau khi đọc văn khấn xong, bạn lạy trước bàn cúng 3 lạy rồi cắm hương lên chân hương.
  • Bước 4: Khi hương cháy hết ⅔ cây, bạn mang tiền vàng đi hóa vàng.

4. Văn khấn cúng ông Táo rằm tháng 7

Do cúng ông Táo rằm tháng 7 đều cúng chung với tổ tiên và các chư vị thần linh khác nên văn khấn ông Táo cũng là văn khấn tổ tiên, các vị thần khác. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo rằm tháng 7 chính xác:

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân và Chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao, nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn cúng ông táo rằm tháng 7

5. Những lưu ý khi cúng ông Táo rằm tháng 7

Khi cúng ông Táo rằm tháng 7, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi làm mâm cúng ông Táo mùng 7 tháng giêng, bạn không nên cúng các món như thịt vịt, thịt ngan, thịt chó, cá mè, mực, thịt trâu… Theo quan niệm dân gian, cúng các món này sẽ khiến cho gia chủ gặp điều xui xẻo.
  • Nên cúng vào ban ngày hoặc chiều tối, không nên cúng ông Táo khi trời đã tối hẳn vì lúc này, cửa âm phủ đã đóng.
  • Nên ăn mặc chỉnh tề, gia đình tránh cãi cọ khi cúng ông Táo.
  • Sau khi cúng ông Táo thì phải đợi 3 tuần hương (2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng) thì mới được hạ lễ.
  • Tuyệt đối không nên cúng ông Công, ông Táo rằm tháng 7 ở ngoài trời, vì dịp này có rất nhiều cô hồn, làm khơi dậy lòng tham của cô hồn.
  • Không nên đốt quá nhiều vàng mã, chỉ nên hóa 9 lễ tiền vàng hoặc thấp nhất là 3 lễ để đổi lấy sự thanh thản trong tâm hồn gia chủ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ giờ hoàng đạo, mâm lễ, cách cúng và văn khấn cúng ông Táo rằm tháng 7. Mong rằng với những kiến thức do Thăng long Đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Nhằm giúp quý gia chủ thuận lợi hơn trong việc cập nhật thông tin về phong thủy, phong tục Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng ứng dụng Thăng Long Đạo quán. Với ứng dụng này, gia chủ không những được cung cấp các kiến thức kể trên mà còn được trải nghiệm công cụ tra cứu miến phí, bao gồm Tử vi, Bát tự, xem ngày tốt/ xấu, xem số tài khoản, số sim hợp phong thủy. Đặc biệt, mỗi ngày, quý vị sẽ được nhận một bản tin phong thủy để biết được hôm nay nên – không nên làm gì, sức khỏe, tình duyên, tài lộc như thế nào.

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán miễn phí cho dòng máy Android và IOS tại đây: