Câu hỏi “Cúng ông Táo xong thì làm gì?”. “Cúng ông Táo xong mới lau dọn bàn thờ?” hay “Thời điểm nào thích hợp để lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương?” là thắc mắc chung của nhiều người. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này. Đồng thời, tìm hiểu thêm về cách dọn bàn thờ, tỉa chân hương cho đúng nhé!
1. Cúng ông Táo xong mới lau dọn bàn thờ?
Theo quan niệm dân gian, sau khi ông Công ông Táo lên chầu trời, các vị thần sẽ rời đi nên bàn thờ – nơi an toạ của các vị thần sẽ bị trống. Bởi vậy, đây là thời điểm thích hợp để bao sái (lau dọn bàn thờ), tỉa chân hương mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm đến bàn thờ.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, công việc rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ, tổng vệ sinh phòng thờ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo. Nếu cúng ông Công ông Táo buổi sáng thì chiều có thể tiến hành nghi lễ. Còn nếu bạn cúng vào chiều 22 tháng Chạp thì phải đến sáng hôm sau bạn mới được thực hiện các nghi lễ đó.
Vậy cúng ông Táo xong dọn bàn thờ như thế nào để không làm ảnh hưởng đến các vị thần linh và tài lộc của gia đình? Dưới đây là các cách dọn bàn thờ chuẩn nhất dành cho bạn khi ngày lễ ông Táo đang tới gần:
Bước 1: Xin phép các vị thần linh để dọn dẹp bàn thờ
Theo quan niệm xưa thì trước khi dọn dẹp bàn thờ gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, cùng với đó là phải chuẩn bị một phần lễ để cúng trước khi dọn dẹp, rút chân hương. Việc làm này để xin phép thần linh được dọn dẹp, các vị thần tạm lánh sang một bên để việc dọn dẹp không làm ảnh hưởng đến các vị thần linh.
Ngày xưa thì chỉ có nam giới trong nhà mới được thực hiện việc dọn dẹp. Nhưng hiện nay tất cả mọi người đều được phép làm việc này. Chỉ cần cẩn thận, tỉ mì để không làm xê dịch bát hương và làm vỡ các đồ dùng trên ban thờ là được.
Bước 2: Chuẩn bị vật dụng lau dọn bàn thờ
Các vật dụng để lau bàn thờ gồm:
- Chổi
- Khăn lau sạch
- Nước lau bàn thờ được pha từ các thảo dược: quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Hoặc bạn có thể sử dụng rượu gừng để thay thế nếu không tìm được các thảo dược trên.
- Giấy hoặc khăn trải bàn sạch được dùng để bài vị của các vị thần linh, gia tiên. Nếu thờ ông Công ông Táo cùng gia tiên thì phải để các bài vị này riêng biệt.
Bước 3: Lau dọn bàn thờ
Lau dọn bạn phải thực hiện theo 1 quy trình, theo hướng, theo chiều nhất định, không phải thuận đâu lau đó. Theo các chuyên gia tâm linh thì bạn nên lau từ trên xuống dưới. Lau tượng, bài vị phải dùng khăn mềm để lau, tránh làm xước hoặc làm mờ sơn trên những vật này.
Sau đó là thay bình hoa, nước cúng, trên bàn thờ không nên để hoa héo. Vì việc hoa héo tàn, nó có thể mang đến những điều xui xẻo cho gia đình.
Khi đã dọn dẹp xong thì cần để bài vị về đúng vị trí ban đầu, thắp 3 nén nhang mời thần linh, tổ tiên tiếp tục về quy tụ trên bàn thờ.
2. Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương ngày lễ ông Công ông Táo
Bàn thờ là nơi các vị Táo quân an tọa trong cả một năm. Giống như ngôi nhà của bạn, thường được quét dọn thường xuyên thì bàn thờ cũng vậy.
Bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc sái tịnh bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên. Không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo hoặc sau ngày Táo Quân về trời. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được.
Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thể hiện lòng thành của gia chủ, mong muốn các vị Táo có được nơi sạch sẽ để giúp gia đình tránh khỏi ma quỷ, bảo vệ sự bình yên của gia đình.
3. Những lưu ý khi dọn bàn thờ, tỉa chân hương
Việc dọn dẹp, rút tỉa chân hương sau khi cúng ông Công ông Táo là việc trọng đại, cần cẩn thận, tỉ mỉ khi dọn bàn thờ.
Những chú ý khi dọn bàn thờ, tỉa chân hương:
- Xin phép trước khi lau dọn. Người xưa thường chuẩn bị đĩa hoa quả và đi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó thắp 1 nén hương thông báo cho thần linh, tổ tiên biết. Văn khấn xin dọn dẹp bàn thờ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. trú tại……
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật”.
- Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.
- Không được xê dịch bát hương, tượng của các vị thần. Vì những vật này là sợi dây liên kết nối giữa cõi âm và dương. Nên nếu xê dịch thì sợi dây này sẽ bị đứt, mang đến tai họa cho gia đình. Nếu không may dịch chuyển bát hương và tượng thì bạn cần phải thắp hương xám hối để mọi việc trở về vị trí ban đầu.
- Nếu tượng thần linh được làm bằng đồng thì không nên lau bằng rượu gừng, nước tẩy rửa hóa chất. Nó có thể làm cho tượng bị oxi hóa.
- Người dọn dẹp kiêng ăn cá chép, kiêng ăn thịt chó, thịt mèo, kiêng uống rượu rắn trước khi thực hiện nghi lễ này.
- Trong khi rút tỉa chân nhang không nên nhấc cả bát hương đổ ụp xuống, không nên xê dịch chân hương. Nên giữ bát hương chắc và để lại một vài nén hương, tốt nhất là 9 nén, không nên để 4, 14 và 25 nén hương.
- Khăn lau hoặc chổi quét bàn thờ phải được dùng khăn mới, chuyên biệt, hạn chế sự chung đụng.
Trên đây là một vài điều chú ý và giải đáp về việc “Cúng ông Táo xong thì làm gì?”, “Cúng ông Táo xong mới lau dọn bàn thờ?”. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương để thực hiện cho đúng.
Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích hãy chia sẻ và đánh giá tốt cho bài viết nhé. Đây sẽ là động lực giúp Thăng Long đạo quán gửi đến các bạn những thông tin hữu ích hơn nữa.