Cúng và hóa vàng ngày Rằm là phong tục diễn ra hàng tháng của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cúng Rằm cần vàng mã gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ một số lưu ý khi cúng và hóa vàng ngày Rằm cho bạn.
1. Ý nghĩa của việc cúng và hóa vàng ngày Rằm
Cúng và đốt vàng mã ngày Rằm là phong tục truyền thống của người Việt. Người Việt quan niệm “trần sao âm vậy” nên việc cúng và đốt vàng mã vào ngày Rằm có rất nhiều ý nghĩa:
- Thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
- Giúp những người đã khuất nhận được lễ vật cần thiết để phục vụ cho sinh hoạt ở cõi âm, để tổ tiên có cuộc sống đầy đủ, tiện nghi.
Tuy nhiên, hiện nay có một số người quan niệm rằng không nên đốt vàng mã (hóa vàng) vì làm vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và lãng phí tiền của. Do đó, tùy thuộc vào tín ngưỡng của từng gia đình, địa phương mà có thể hóa vàng hoặc không. Hoặc nếu đốt vàng mã thì bạn chỉ nên đốt với lượng vừa phải. Và khi hóa vàng thì nên thực hiện ở nơi quy định, thoáng đãng, sạch sẽ. Tránh gây ra tnhf trạng cháy nổ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh.
Xem thêm: Cách thắp hương ngày rằm, mùng 1 chuẩn theo phong tục Việt
2. Cúng Rằm cần vàng mã gì?
Vàng mã là lễ vật chỉ để cúng gia tiên, không dùng để cúng thần linh, Phật. Do đó, bạn chỉ nên dâng vàng mã lên bàn thờ gia tiên. Tùy vào quan niệm, điều kiện của từng gia đình thì sẽ chuẩn bị số lượng tiền vàng khác nhau. Tuy nhiên, tiền vàng cúng Rằm cần có những thứ cơ bản như tiền âm phủ và vàng thỏi bằng giấy (ít nhất 3 lễ và nhiều nhất 9 lễ tiền vàng).
Ngoài những lễ vật trên, bạn có thể cúng thêm các lễ vật khác như quần áo gia tiên, ô tô, nhà cửa…với số lượng vừa phải hoặc không dùng cũng không sao. Vì không phải ngày rằm nào cũng bắt buộc phải cúng những đồ vàng mã này.
Xem thêm: Cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối?
3. Những lưu ý khi cúng và hóa vàng vào ngày Rằm
Khi cúng và hóa vàng vào ngày Rằm, bạn cần bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây:
- Sau khi hương cháy 2/3 nén thì bạn mang vàng mã ra đốt.
- Nên đốt vàng mã cháy hết để gia tiên nhận được lễ vật lành lặn. Theo quan niệm dân gian, nếu đốt vàng mã không cháy hết thì người cõi âm sẽ nhận được lễ vật bị rách.
- Cần đốt vàng mã ở trong lư để tránh tàn tro bay ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi đốt, bạn nên tưới 1 ít nước lên tro để tránh lửa lan ra ngoài, gây cháy nổ.
- Cúng vàng mã ngày Rằm quan trọng là lòng thành của gia chủ. Do đó, bạn chỉ nên cúng và hóa hàng với số lượng vừa phải.
Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi cúng Rằm cần vàng mã gì và chia sẻ những lưu ý khi cúng, đốt vàng mã ngày Rằm. Hy vọng rằng, thông tin mà Thăng Long Đạo quán vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc cúng và hóa vàng. Để thuận lợi hơn trong việc theo dõi những thông tin về phong tục, phong thủy Việt Nam, hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại. Hơn nữa, khi dùng ứng dụng này, gia chủ sẽ được trải nghiệm miễn phí các công cụ vô cùng hữu ích như xem lá số Bát tự, Tử vi, xem ngày – giờ tốt, xấu, xem Bát trạch…
Tải ngayứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho dòng máy Android hoặc iOS tại đây: