Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn là một ngôi đền lớn với giá trị tôn giáo, lịch sử, tín ngưỡng và kiến trúc đáng kinh ngạc. Đây cũng là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm xứ Lạng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chi tiết về Đền Mẫu Đồng Đăng và những lưu ý khi dâng lễ nơi đây.
1. Thông tin tổng quan về Đền Mẫu Đồng Đăng
1.1. Đền Mẫu Đồng Đăng ở đâu?
Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những ngôi chùa Lạng Sơn nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Nơi đây tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía Bắc, địa hình núi cao gần biên giới Trung Quốc, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng chừng 4km. Đây là ngôi đền lớn mang đậm giá trị tâm linh của dân tộc, nhất là văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Nếu muốn tham quan, vãn cảnh, tìm chốn yên tĩnh bạn hãy đến đây vào một ngày gần nhất.
Đền thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước tới nguyện cầu các đấng linh trên cao phù hộ độ trì, cuộc sống ấm no, gia khuyến hạnh phúc. Với tấm lòng thành kính của mình, bạn sẽ được bề trên nghe thấu, phù hộ độ trì. Đồng thời, trong tâm khảm mỗi người sẽ tìm thấy hi vọng, hướng tới cuộc sống viên mãn.
Xem thêm: Tổng hợp văn khấn đền đầy đủ chính xác
1.2. Đền Mẫu Đồng Đăng thờ ai?
Chứng kiến hàng trăm năm thăng trầm của lịch sử đất nước, đền Mẫu đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần. Ngày nay, đền đã khang trang và bề thế với 5 khu thờ tự bao gồm:
– Phía trong cùng là Tam bảo, nơi đây thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm Bồ Tát.
– Tiếp theo phía ngoài là gian thờ Tam tòa Thánh mẫu bao gồm Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ.
– Gian thờ bên phải là thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín.
– Chính điện là gian thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục.
– Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….
Trong đó, đền nổi tiếng là gắn liền với thần tích về Chúa Liễu Hạnh gặp gỡ Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.
1.3. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng diễn ra khi nào?
Ngày 10 tháng Giêng thường niên là ngày chính của lễ hội đền Mẫu Lạng Sơn. Nhưng từ những ngày đầu năm mới, nhân dân địa phương và du khách tứ xứ đã hành hương về cửa đền dâng lễ cầu bình an, may mắn, phát tài phát lộc. Không chỉ được tiếp thu những giá trị văn hóa tâm linh mà du khách còn có thể tạm gác bỏ cuộc sống xô bồ, hối hả để tận hưởng không gian linh thiêng hướng về cội nguồn.
Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Sau khi tổ chức phần lễ long trọng dâng hương tưởng nhớ các vị thần linh, phần hội cũng được ban quản lý tổ chức không kém phần náo nhiệt, hoành tráng. Các trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa cổ truyền được nhiều người hưởng ứng như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Ngoài ra, người tham dự lễ hội còn được chiêm ngưỡng hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, Vịt quay, Khâu nhục, Phở chua, Mía…
1.4. Câu chuyện Chúa Liễu Hạnh gặp gỡ Phùng Khắc Khoan
Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, danh xưng là Quỳnh Hoa. Sau khi hết hạn về trời nhưng vẫn mang duyên nợ nơi trần thế, Bà thường hay hiển linh giúp dân phù đời, cũng thường ngao du sơn thủy thưởng ngoạn cảnh đẹp tại nhiều nơi. Khi chu du đến Lạng Sơn,Bà thấy một ngôi chùa nằm tại vị trí phong cảnh hữu tình nhưng lại bị ít người qua lại vãn cảnh, cỏ lấp dấu chân, tượng, bia bị phủ một lớp bụi mờ. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gảy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan nhận ra là Liễu Hạnh Công chúa, liền giao cho một khoản tiền nhờ các vị phụ lão ở nơi này tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật. Sau này, ngôi chùa được tôn tạo thành đền Mẫu Đồng Đăng như ngày nay.
2. Hướng dẫn sắm lễ đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn thờ chính là Phật và Thánh Mẫu. Bởi vậy, khi sắm lễ dâng đền cần lựa chọn những vật phẩm thích hợp. Mâm lễ không cần to nhưng phải đủ. Các bạn có thể sắm lễ chay hay lễ mặn tùy tâm.
– Lễ Chay: có thể bao gồm trà, quả, hương hoa, phẩm oản… dùng để cúng lễ ban Phật và Bồ Tát (nếu có). Mâm lễ chay cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
– Lễ Mặn: Nếu khách hành hương có quan điểm phải dùng lễ mặn thì các bạn nên mua đồ chay có hình dáng gà, lợn, giò, chả.
– Lễ đồ sống: Các bạn nên chú ý tuyệt đối không được dùng các loại đồ lễ sống như là gạo, trứng, muối hoặc đồ thịt tại các ban quan Bạch xà, Ngũ Hổ, Thanh xà ngự tại hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
– Cỗ sơn trang: Bao gồm những món ăn đặc sản chay của Việt Nam: Không được dùng ốc, lươn, chanh quả, cua, ớt,… Nếu bạn có loại gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng có thể chuẩn bị vào lễ này.
– Lễ ban thờ cậu, thờ cô: Thường gồm hương hoa, gương, oản, quả, lược… là những đồ chơi mà trẻ nhỏ yêu thích. Những loại lễ vật này được thiết kế cầu kỳ, rất đẹp mắt.
– Dâng lễ Tam Tòa Thánh mẫu cần dâng cả 3 vị chứ không nên chỉ dâng 1 hay 2 vị.
3. Văn khấn đền Mẫu Đồng Đăng
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, Tứ Vị Chầu Bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi đền Mẫu Đồng Đăng chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
4. Những lưu ý khi dâng hương đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn
Sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến viếng thăm đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn mà bỏ qua những kinh nghiệm sau đây. Chính vì vậy, để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa bạn hãy bỏ túi ngay những điều sau:
– Đầu tiên, khi đến tham quan đền hay bất cứ địa điểm linh thiêng nào, du khách cần chú ý đến trang phục. Cần ăn mặc trang nhã và lịch sự. Tránh mặc quần đùi, váy ngắn, quần áo hở hang đến những nơi tâm linh linh thiêng.
– Thứ hai, khi sắm lễ du khách không cần phải sắm quá nhiều lễ, lễ to nhưng phải đảm bảo đầy đủ.
– Ba là, thông thường ngày lễ Đền Mẫu vào mùa xuân sẽ rất đông. Vì thế bạn nên cân nhắc đến đền vào những ngày thường nếu không muốn đông đúc. Hơn nữa, không chỉ mùa xuân mà thời tiết quanh năm tại Lạng Sơn cũng rất mát mẻ.
– Bốn là, sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh tại đền Mẫu Đồng Đăng. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng cần hoá từng lễ một, bắt đầu từ lễ của ban thờ chính. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.
5. Lời kết
Trên đây là nội dung bài viết về Đền Mẫu Đồng Đăng và những lưu ý khi dâng lễ. Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn chuẩn bị được cho mình những thông tin hữu ích khi đến đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn để xin lộc, cầu danh. Chúc cho gia chủ luôn bình an, mạnh khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình để tiện lợi hơn trong việc cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Kính chúc toàn gia mọi sự hanh thông và vạn sự tốt lành!
Các bài viết liên quan