Đền Quan Lớn Tuần Tranh, hay được gọi tắt là Đền Tranh là một ngôi đền cổ là bến sông Tranh, đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang đậm nét đặc trưng văn hóa địa phương mà còn là nơi có tín ngưỡng tâm linh độc đáo. Mời Quý Anh Chị cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chi tiết về đền và những lưu ý khi dâng lễ đền Tranh như nào cho đúng!

1. Quan Tuần Tranh là ai?

Quan Lớn Tuần Tranh hay còn có tên gọi khác là Ông Lớn Tuần Tranh. Trong Ngũ Vị Tôn Quan, đây là ông quan thứ 5 (Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh), sau Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai trong tín ngưỡng thờ Tứ Phủ. Quan Lớn Tuần Tranh hay ngự về đồng nhất mặc dù là người được thỉnh cuối cùng. Trong các giá hầu đồng, đồng cậu sẽ mặc áo màu tím và cầm đại đao – là trang phục thời đánh giặc của Ông.

Đền Quan Lớn Tuần Tranh

2. Sự tích về Quan Lớn Tuần Tranh và đền thờ Ông

2.1. Sự Tích về Quan Lớn Tuần Tranh

Tương truyền, các câu chuyện về Ngài xoáy quanh đời Hùng Vương thứ 18. Ông là một trong 10 tướng tài đã có công cùng Vua Cha Bát Hải lập lên chiến thắng đánh đuổi quân xâm lược trong thần tích Đền Đồng Bằng.

Ngoài ra, còn có truyền thuyết vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay: Ngài là con thứ năm trong một gia đình lái đò trên sông Vĩnh (nay thuộc Ninh Giang, Hải Dương). Tuổi đã cao mà hai vợ chồng chưa có lấy một mụn con. Một ngày nọ, ông bà bắt gặp một bào thai, trong có một ổ trứng trắng, thấy làm lạ, vợ chồng tặc lưỡi đem về nhà theo dõi. Ổ trứng có 9 quả, trải qua 9 mùa trăng, vào một ngày mưa giông bão táp, ổ trứng nở ra 9 con rắn. Ông chồng sợ quá định đánh chết, nhưng qua thời gian dài có sự hiện diện của ổ trứng, vợ ông không muốn, vẫn ngày đêm trông nom lũ rắn. Ngày tháng trôi qua, lũ rắn cũng lớn dần. Năm ấy, đất nước có giặc, vua Hùng phải lập đàn khấn Thần Linh và truyền tin tìm hiền tài huấn luyện binh sĩ. Nghe tiếng loa truyền, 9 con rắn lập tức hóa thành 9 chàng trai cao to, vạm vỡ, cùng vào yết kiến nhà vua xin tham gia đánh giặc và cuối cùng đã thành công mang hòa bình về cho đất nước. Vua Hùng lập tức phong cho 9 chàng trai là 9 ông Hoàng. về sau, ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần, bỗng xuất hiện một vầng hào quang chói lòa, lập tức 9 chàng trai hóa trở lại thành 9 con rắn, bơi theo dòng Tam Kỳ dần biến mất. Từ đó, để tưởng nhớ công lao đánh giặc, dân làng đã lập đền thờ, thờ 9 người hùng ở dọc 2 bên dòng sông, từ bến đò Tranh (Hải Dương) đến tận cửa biển Diêm Điền (Thái Bình).

2.2. Đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh ở đâu?

Quan Tuần Tranh được thờ ở rất nhiều nơi, trong tất cả các đền, phủ, điện mẫu nhưng đền chính là đền Tranh – nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Đền Quan Lớn Tuần Tranh
Quang cảnh Đền Quan Lớn Tuần Tranh

Nơi đây trở nên đặc biệt với khách du lịch bởi lối kiến trúc tâm linh ấn tượng từ xa xưa và cũng là nơi gắn liền với tích về Quan Tuần Tranh.

Đền được lập từ triều đại nhà Trần tại vùng ngã ba giao giữa sông Tranh và sông Luộc.Đền còn thờ các vị thần linh Tứ Phủ nằm bên trong, còn lưu giữ các bảo vật quý hiếm cùng cổ vật từ xa xưa với giá trị văn hóa vô cùng lớn như: tượng Tứ Trụ bằng đá, hạc đồng, đỉnh đồng, cuốn thư, chén sứ,… và nổi bật nhất chính là tượng Quan Tuần Tranh được đúc hoàn toàn bằng đồng.

Năm 2009, Đền Quan Lớn Tuần Tranh được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia.

 

2.3. Lễ hội đền Quan Lớn Tuần Tranh

Vì được xem là nơi linh ứng, thờ tựu nên hằng năm các du khách cũng như người dân địa phương đề đổ về đền Quan Lớn Tuần Tranh để dâng hương, cúng bái cũng mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với cuộc sống. Và ngày 14/2 âm lịch hàng năm (ngày sinh của Quan Tuần Tranh) chính là ngày được nhiều người từ gần đến xa đổ về để cúng bái, cầu vận.

Hội đền Tranh bắt đầu mở từ ngày 10 đến ngày 20/2 là ngày mở tiệc đón, ngày Đản sinh. Còn ngày tiệc chính bắt đầu từ 20 đến 26/5 âm lịch – ngày Hóa.

3. Những lưu ý khi dâng lễ đền Quan Lớn Tuần Tranh

3.1. Thời gian đi lễ

Như đã nói ở trên, Quý Anh Chị có thể lưu ý về thời gian mở hội và ngày hội chính để dâng hương, cúng bái. Cùng với đó, nếu Quý Anh Chị là người từ phương xa đến, có thể cân nhắc về thời gian xuất phát để sáng sớm có thể đặt chân đến đền, tránh sự đông đúc, có không gian để bày lễ cũng như có được cho mình thời gian tốt để cầu vận. Thời gian này cũng thuộc mùa nóng ở Miền Bắc, nên đến đền sớm sẽ giúp cho bạn có thêm thời gian để tận hưởng không khí thoáng đãng bên bờ sông Tranh.

Đền Quan Lớn Tuần Tranh

3.2. Sắm lễ vào đền

Lê vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít tùy tâm của người dâng hương, có thể sắm các lễ chay hay lễ mặn để dâng đều được.

– Lễ chay: Oản, hoa quả, trà,…để dâng cửa Mẫu. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm tiền, vàng, hàng mã,… để dâng kèm.

– Lễ mặn: Gồm lợn, giò, chả, thịt luộc,… được làm cẩn thận, nấu chín để đặt ban công đồng.

– Lễ đồ sống: Trứng, gạo, muối hoặc thịt sống đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Trên đây là một số gợi ý để bạn có sự chuẩn bị từ trước khi đến đền để dâng hương hay cúng bái. Trong trường hợp hữu duyên ghé qua đền mà chưa có sự chuẩn bị gì, một nén hương ở cửa đền cũng đủ để chứng tâm cho bạn. Ngoài cổng đền cũng có nhiều gian hàng hỗ trợ làm sẵn lễ để dâng tiện cho du khách phương xa và các cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Xem thêm: Tìm hiểu đền Cô Bơ

3.3. Đi đền Quan Lớn Tuần Tranh cầu gì?

Dân gian thường truyền tai nhau là đến Đền Tranh “cầu gì được nấy” vì đây là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Việt Nam. Với tùy mong muốn của mọi người, mọi người từ khắp các nơi đổ xô về đây để cầu sức khỏe, bình an, công danh, tài lộc,….

3.4. Văn khấn Quan Lớn Tuần Tranh

Nam mô a Di Đà Phật!

Nam mô a Di Đà Phật!

Nam mô a Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con kính lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con kính lạy Quan Lớn Tuần Tranh tối linh.

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay là ngày….tháng… năm….. Chúng con đến đây có chút lễ vật: hương hoa, phẩm quả, vàng mã, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó, không có lễ mặn thì không kêu lễ mặn nếu không là phải tội đó, nên chú ý tuyệt đối không bày lễ mặn ở nơi cúng Phật) xin dâng lên các vị chư Phật, chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức bao la của các Ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong suốt quãng thời gian qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc của con đã hanh thông viên mãn. (Nếu gia chủ đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày). Chúng con xin được dâng lễ cảm tạ.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả tấm lòng thành kính của mình xin các Ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Gia chủ nêu cụ thể các việc cần cầu xin, các khó khăn gặp phải và hướng định giải quyết cụ thể nếu có).

Một lần nữa, con thay mặt toàn thể gia chung của chúng con, xin Ngài thương xót, dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ân đức …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a Di Đà Phật!

Nam mô a Di Đà Phật!

Nam mô a Di Đà Phật!

Đền Quan Lớn Tuần Tranh
Chú ý khi vào đọc văn khấn

3.5. Lưu ý khi đi đền Quan Lớn Tuần Tranh

Vì Đền Quan Tuần Tranh cũng như hầu hết các ngôi đền, chùa, miếu, điện. Đây là chốn linh thiêng, linh ứng và là nơi tôn nghiêm nên khi tham quan tại đền bạn nên chuẩn bị trang phục nghiêm trang, lịch sự thể hiện sự tôn trọng, tôn kính các bậc bề trên.

Đền Quan Lớn Tuần Tranh

Ngoài ra, con hương lưu ý tránh gây ồn ào, đùa giỡn hoặc xích mích với nhau khi tham quan đền. Không chen lấn xô đẩy nhau khi vào đền, chờ đến lượt thì dâng hương vào khấn. Muốn tham quan vẻ đẹp của đền thì nên thực hiện lễ xong các cửa trong đền.

Không nên đua nhau mua nhiều vàng mã to, vừa lãng phí tiền bạc, vừa gây ô nhiễm môi trường khi hóa vàng. Chỉ cần thành kính dâng lên các Ngài là các Ngài chứng tâm lòng thành rồi.

Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.

4. Lời kết

Trên đây là nội dung bài viết về Đền Quan Lớn Tuần Tranh và những lưu ý khi dâng lễ. Hy vọng, bài viết của Thăng Long Đạo Quán đã giúp các bạn chuẩn bị được cho mình những thông tin hữu ích khi đến Đền Quan Lớn Tuần Tranh để cầu lộc, cầu tài. 

Chúc cho gia chủ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an!

Các bài viết khác cùng chủ đề