Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh ‘‘đầu năm đi vay – cuối năm đi trả’’. Ngày càng nhiều người biết đến nơi này bởi sự linh thiêng kỳ lạ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chi tiết về đền Bà Chúa Kho và những lưu ý khi dâng lễ!

1. Bà Chúa Kho là ai?

Bà Chúa Kho là một người phụ nữ quê ở làng Quả Cảm, bà có nhan sắc xinh đẹp, giỏi trong việc tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực. Bà là người trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà đã chiêu dân, lập ấp, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp ở cùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng.

Đền Bà Chúa Kho
Hình ảnh Đền Bà Chúa Kho

Sau này ở dưới triều Lý bà trở thành Hoàng Hậu, giúp vua trong việc quản lý đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặt sát hại trong lúc phát lương thực cứu đỡ dân làng. Nhà vua rất cảm kích tấm lòng của bà nên đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân ở Cô Mễ đã lập Đền Bà Chúa kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho để bày tỏ lòng thành kính và nhớ ơn của bà.

2. Sự tích đền Bà Chúa Kho

Từ thời Hùng Vương, giặc phương bắc kéo quân sang xâm lược nước ta. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn bộ Bản bộ đến trang Tiên Lát. Nơi đây là địa hình thuận lợi cho cả việc phòng giặc và đánh giặc.

Năm ấy ở làng Quả Cảm có một người con gái thông minh, giỏi giang và tháo vát. Người đặc biệt khéo léo trong việc sản xuất, tích trữ lương thực, thực phẩm và giúp dân chống giặc đói.

Đền Bà Chúa Kho
Tượng Bà Chúa Kho

Vua Lý đem lòng yêu mến đã đưa bà về cung và làm hoàng hậu. Tháng giêng năm Đinh Tỵ 1077 quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta. Toàn dân được dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đoàn kết chống lại quân Tống. Tại làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo – ngôi làng của Bà đã được chọn làm nơi đặt lương thực cho quân kháng chiến. Bà là người đảm bảo lương thực, đời sống cho quân đội tại chiến tuyến. Trong quá trình đi tiếp tế cho dân thì bà bị quân giặc giết. Nhà vua cảm kích trước tấm lòng của bà đã cho người xây dựng đền thờ cúng và phong bà là Phúc Thần. Người dân cũng biết ơn và nhớ thương bà đã lập đền thờ ở kho lương cũ và đặt tên cho đền là đền Bà Chúa Kho.

3. Đền Bà Chúa Kho ở đâu?

Lúc mới xây dựng còn hoang sơ, đền thờ bà Chúa Kho nằm tại lưng chừng núi Kho, Bắc Ninh. Ngày nay, sau quy hoạch lại thì đền thờ bà Chúa Kho có địa chỉ tại làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho

Ban đầu chỉ là đền thờ nhỏ dần dần đến triều nhà Lê đền thờ Bà đã được trùng tu và mở rộng có: cổng tam quan, đường, sân, cung đệ nhị, hậu cung,…

Năm 1989, đền thờ Bà Chúa Kho được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. 

Trước khi đi đền, quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.

4. Những lưu ý cần biết khi dâng lễ ‘‘vay vốn’’ tại đền thờ bà Chúa Kho

4.1. Thời gian diễn ra lễ hội đền bà Chúa Kho

– Ngày 14 tháng Giêng hàng năm là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Nhưng thường sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa thì mọi người đã kéo về đây đi lễ từ những ngày đầu xuân năm mới và kéo dài cho hết tháng Giêng.

4.2. Đi lễ Bà Chúa Kho cầu gì?

– Mọi người đi lễ Bà Chúa Kho cầu tài, cầu lộc, cầu bình an nhưng đa phần là để ‘‘vay vốn’’ Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt,…

Đền Bà Chúa Kho
Cầu gì khi đến Đền?

– Nghi thức ‘‘vay vốn’’ rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn được hay không, người ta vẫn phải trả lễ, tạ lễ và cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.

4.3. Sắm lễ đền Bà Chúa Kho

Khi đến lễ ở Đền Bà Chúa Kho thì không quan trọng ít hay nhiều, sang hay mọn mà quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của mỗi người.

  • Lễ chay: gồm hương, hoa quả, trà, phẩm oản,… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Một lễ chay khác để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: nếu gia chủ có quan điểm phải có lễ mặn thì nên mua đồ chay hình tướng lợn, gà, giò, chả.
  • Lễ đồ sống: tuyệt đối không dùng đồ sống như trứng, gạo, muối, thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch Xà.
  • Mâm Sơn Trang: gồm những đặc sản chay Việt Nam. Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh…
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: phải dùng đồ chay thì mới có phúc, cầu nguyện mới được linh ứng.
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: bao gồm hương hoa, quả, oản, gương, lược,… những đồ chơi thường làm cho trẻ nhỏ. 

4.4. Cách hạ lễ ở đền Bà Chúa Kho

– Sau khi dâng lễ, khấn ở các ban thì cần thờ đợi hết một tuần nhang. Khi hết một tuần nhang thì có thể thắp thêm một tuần nhang nữa và vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem đi hóa vàng.

– Hóa sớ xong thì mới lễ dâng cung khác. Khi hạ lễ thì phải hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng lễ ở bà thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược,… thì để nguyên trên bàn không nên gom vào và không đem về.

4.5. Chi tiết bài văn khấn đền Bà Chúa Kho

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết thánh chúng

– Con kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh

– Con kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên thánh mẫu, Thủy tiên Thánh mẫu

– Con kính lạy Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, tả hữu quan Hoàng

– Con kính lạy Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng

– Con kính lạy Đương niên hành khiển chí đức tôn thần

– Con kính lạy Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương

– Con kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh Bạch xà thần linh

Con kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh cảm thông các sự, chấp lễ, chấp bái, chứng minh công đức phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là ….

Ngụ tại …..

Hôm nay là ngày…

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng, thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin cho con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa kho Thánh mẫu.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ngoài ra cũng có các phiên bản khác của văn khấn đền bà Chúa Kho, các bạn có thể tìm hiểu tại Thăng Long Đạo Quán.

4.6. Lưu ý khi đi đền Bà Chúa Kho

– Đền thờ là nơi linh thiêng và thanh tịnh, bạn cần lưu ý về trang phục ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc những đồ hở hang, gây phản cảm. Khi đi bạn sẽ phải di chuyển nhiều, tránh đi giày cao gót và đi giày thể thao sẽ dễ dàng di chuyển.

– Đi đến nơi về đến chốn: khi đi lễ Bà Chúa Kho thì bạn nên đi thẳng đường, không nên la cà các quán hoặc tiện thể đi thăm quan du lịch, như vậy sẽ không được linh thiêng. Nếu muốn thăm quan du lịch thì gia chủ nên đi thực hiện lễ xong hết các đền, rồi hẵng đi.

– Đây là nơi đông người dễ có kẻ gian trà trộn lợi dụng móc túi, bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt, trang sức quý giá trong người.

– Nên chuẩn bị lễ từ nhà để bày tỏ lòng thành ý, cũng như không bị đắt khi mua ở gần đền. Văn khấn Bà Chúa Khi, bạn nên chuẩn bị trước ở nhà, hoặc đọc thuộc càng tốt, nếu không thì ghi chép ra giấy sau khi cúng xong thì phải đi hóa luôn. 

5. Lời kết

Trên đây là nội dung bài viết về Đền Bà Chúa Kho và những lưu ý khi dâng lễ. Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn chuẩn bị được cho mình những thông tin hữu ích khi đến Đền Bà Chúa Kho để xin lộc, ‘‘vay vốn’’. Chúc cho gia chủ luôn bình an, mạnh khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình để tiện lợi hơn trong việc cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Kính chúc toàn gia mọi sự hanh thông và vạn sự tốt lành!

Xem thêm các bài viết liên quan: