Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á khác như Campuchia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… cũng tổ chức Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Theo đó, Trung thu gọi là tết gì còn phụ thuộc văn hóa vào mỗi đất nước. 

1. Trung thu gọi là tết gì?

Nhiều người phương Đông quan niệm cuộc đời và mặt trăng có một mối liên hệ sâu sắc. Trăng tròn thì hạnh phúc sum vầy, trắng khuyết thì đau buồn, chia ly. Đặc biệt, vào trung thu (nghĩa là giữa mùa thu, ngày 15/8 âm lịch), vầng trăng tròn, sáng và đẹp nhất. Người xưa tin rằng đó là ngày lành thích hợp để tiên đoán mùa màng cũng như để đoàn tụ, ăn bánh uống trà, vui chơi, ngắm trăng.

Theo đó, Trung thu trở thành một ngày lễ truyền thống lớn, độc đáo của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên Singapore, Thái Lan, Hồng Kông,… Vậy ngoài Việt Nam, tại mỗi đất nước Trung thu gọi là tết gì? Tập tục chào đón ngày lễ và món ăn truyền thống ở các nơi ra sao?

  • Triều Tiên

Tại Triều Tiên, Trung Thu còn được gọi “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm thu) hoặc là Tết Hangawi. Trong đó, “Han” có nghĩa là lớn và “gawi” tức là Rằm tháng Tám (ngày 15/8 âm lịch). Theo phong tục, vào buổi sáng người dân Triều Tiên sẽ làm các món ăn truyền thống để đi tảo mộ dâng lên tổ tiên, thần linh để cảm tạ vì mùa màng bội thu.

Trong đó, bánh muffin là một món bánh nướng xốp không thể thiếu trong mâm lễ Tết Hangawi. Lọi bánh này có hình dạng nửa vầng trăng, vỏ ngoài làm từ bột gạo kết hợp nhân táo, mứt hoặc đậu. Ngoài dâng cúng tổ tiên, thần linh, các gia đình còn đem muffin để biếu tặng nhau.

trung thu gọi là tết gì

Còn vào buổi tối, người dân Triều tiên sẽ cùng nhau ngắm trăng, phá cố hoặc tham gia lễ hội với các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy điệu múa truyền thống Ganggangsullae.

  • Hàn Quốc

Cùng là ngày lễ diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám (tức ngày 15/8 âm lịch), ở Hàn Quốc trung thu gọi là tết gì? Được biết, người dân xứ sở kim chi gọi trung thu là Tết Chuseok (tức là đêm mùa thu, đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm). Vì Chuseok diễn ra vào mùa thu – mùa của sự thu hoặc nên ngày này được coi là dịp lễ tạ ơn thần linh về mùa màng bội thu, là lễ tưởng nhớ người đã khuất và là dịp gia đình đoàn tụ.

Theo truyền thống, những người Hàn Quốc đi làm xa sẽ trở về quê hương, viếng mộ tổ tiên và cùng gia đình làm lễ dâng lên thần linh, tổ tiên. Để bày tỏ sự thành kính, họ sẽ sử dụng các thực phẩm mới gặt hái, tươi ngon để làm các món ăn truyền thống như: thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh, rượu gạo,… và bánh songpyeon – một loại bánh truyền thống ngày Tết Trung thu của xứ sở kim chi.

Người dân Hàn quan niệm thiếu nữ nào nặn được bánh songpyeon theo hình trăng lưỡi liềm vừa đẹp vừa ngon thì sẽ dễ gặp ý trung nhân, còn phụ nữ có chồng sẽ sinh được con gái xinh xắn. Ngoài ra, những chiếc bánh songpyeon được làm thành hình dạng trăng khuyết là vì xứ sở kim chi tin rằng “trăng khuyết rồi sẽ tròn”, thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, vào Tết Chuseok, các gia đình Hàn Quốc còn cùng nhau mặc trang phục truyền thống vui chơi tại nhà, ăn bánh ngắm trăng hoặc tham gia các lễ hội được tổ chức tại địa phương.

  • Nhật Bản

Du nhập từ 1000 năm trước, Trung thu trở thành một ngày lễ truyền thống nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu của người dân Nhật Bản. Theo đó, trung thu ở đất nước mặt trời mọc có tên gọi là Tết Tsukimi (lễ hội ngắm trăng). Dù hiện tại, Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm nữa nhưng người dân vẫn tổ chức Tết Trung thu như một thói quen.

Trong ngày Tết Tsukimi, người Nhật sẽ thường tự tay làm bánh Dango. Một loại bánh làm từ bột gạo nếp khá giống Mochi, sau được trang trí cùng các chiếc bình bằng cỏ susuki và đem ra dùng để uống trà ngắm trăng. Ngoài ra, theo truyền thống họ còn đặt những khay bánh Dango ở kế bên hiên nhà để trẻ em trong xóm đến lấy. Bởi người Nhật quan niệm nếu có trẻ con đến tự ý ăn bánh Dango nhà mình thì thời gian còn lại trong năm họ sẽ gặp nhất nhiều may mắn.

Ngoài cùng nhau ở nhà trò chuyện, ăn bánh ngắm trăng, trẻ em xứ sở hoa anh đào còn được tham gia vào các lễ hội rước cá chép. Tại Nhật, đèn lồng cá chép mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng can đảm và thường được cha mẹ sắm cho con mỗi lần đến Tết Trung thu.

  • Thái Lan

Ở Thái Lan, trung thu gọi là tết gì? Câu trả lời chính là “Tết cầu trăng”. Trong đêm trung thu (tức ngày 15/8 âm lịch), tất cả già trẻ gái trai xứ chùa Vàng sẽ mặc trang phục truyền thống tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Họ sẽ dâng lên mâm cúng trăng bằng những món truyền thống, trong đó không thể thiếu quả bưởi (đại diện cho sự đoàn viên), bánh nướng nhân sầu riêng trứng muối (tượng trưng cho mặt trăng tròn) và bánh dẻo dạng quả đào. Người Thái tin rằng Bát Tiên sẽ mang quả đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm và chư vị thần tiên khác. Cho nên dâng bánh quả đào là cách cầu nguyện các vị Thần Phật chứng giám ước nguyện của họ, đồng thời ban phước lành cho mọi người.

Sau khi cầu nguyện xong, người dân xứ chùa Vàng sẽ tụ họp cùng nhau thả đèn lồng lên trời cao với các ước nguyện được ghi trong đó.

  • Myanmar

Trung thu được người dân Myanmar gọi là “Tết trăng tròn” hay là “Tiết quang minh”. Hai tên gọi này đơn giản bắt nguồn từ quan niệm trăng đêm Rằm tháng Tám là tròn, sáng và đẹp nhất, có thể mang lại nhiều điều may mắn, xua tan bóng tối, đen đủi cho con người. Cũng vì vậy, mỗi dịp Tết trăng tròn tới, tất cả các gia đình ở Myanmar sẽ thắp đèn lồng trước cửa để mang lại ánh sáng rực rỡ cho khắp mọi con đường.

Ngoài nét đặc trưng là thắp đèn khắp cả đất nước, người dân Myanmar cũng tham gia các hoạt động vui nhộn khác như biểu diễn văn nghệ, diễn kịch, xem phim, hay tổ chức các trò chơi dân gian khác để thể hiện cho niềm hân hoan về một mùa màng bội thu.

  • Campuchia

Trung thu ở Campuchia có tên gọi rất đặc biệt là “Tết Ok Om Bok” (tức là lễ hội Trăng Rằm) và diễn ra muộn hơn hẳn các quốc gia khác, đó là vào ngày 15/10 âm lịch. Được biết, vào buổi sáng Tết Trung thu, người Campuchia sẽ sửa soạn lễ vật cúng trăng gồm chuối, hoa tươi, mía, súp sắn, cốm dẹt, khoai,… Buổi tối, mọi người sẽ đặt đồ cúng vào khay và đem để trên một chiếc chiếu lớn, rồi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng lên vị trí sáng nhất, mọi người sẽ thực hiện nghi thức “bái nguyệt tiết” (nghĩa là vái lạy trăng) để cầu xin ban phước lành.

Bái nguyệt xong, người già trong nhà sẽ lấy cốm dẹt nhéo vào miệng trẻ em với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình. Bên cạnh đó, trong ngày Tết Trung thu, người Campuchia còn tổ chức cuộc thi thả đèn trời. Đèn càng bay lên cao thể hiện cho những tâm tư nguyện vọng của người thả càng gần thần mặt trăng và từ đó ước muốn dễ thành thật.

Một hoạt động đặc trưng khác trong ngày lễ hội Trăng Rằm của đất nước này đó chính là hội đua ghe ngo.

  • Lào

Ở Lào trung thu gọi là tết gì? Đó là một cái tên đẹp và lạ – “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Tên gọi này xuất phát từ quan niệm mỗi mùa trăng tròn là một mùa hạnh phúc, may mắn của người dân Lào. Được biết, vào dịp lễ này, người dân đất nước Triệu Voi sẽ cùng nhau ăn bánh, ngắm trăng, hay múa hát thâu đêm cho đến khi hoàng hôn đến.

Bên cạnh đó, Tết Trung thu ở Lào còn tổ chức That Luang – một lễ hội lớn liên quan đến ngày trăng tròn. Lễ hội này diễn ra suốt một tuần trăng tròn vào trung tuần tháng 12 Phật lịch (rơi vào vào tháng 11 hoặc đôi khi là tháng 10 dương lịch). Người dân đất nước Triệu Voi theo tập tục sẽ đổ về ngôi bảo tháp Pha That Luang để cầu nguyện.

Sau đó, họ có thể lựa chọn tham gia hoạt động yêu thích trong lễ hội That Luang như: rước kiệu tháp (Phasat Pheung), lễ khất thực (Taak Baat), hay xem biểu diễn văn nghệ với nhạc cụ truyền thống hoặc thưởng thức ẩm thực trong lễ hội.

  • Trung Quốc

Trung Thu là một trong hai lễ hội lớn nhất ở Trung Quốc và được gọi là Tết Ngắm trăng. Được biết, nguồn gốc Tết Trung thu bắt nguồn từ câu chuyện về nàng Dương quý phi – người vợ mà vua Đường Huyền Tông vô cùng yêu mến nhất trong hậu cung. Song vì lo sợ nhà vua bị nữ nhân này mê hoặc bỏ bê việc nước nên các đại thần trong triều đã ép vua ban chết cho nàng.

Đối với sự ra đi của Dương quý phi, vua Đường Huyền Tông rất đau lòng, hàng ngày uống rượu dưới trăng. Thương cảm, các tiên nữ đã quyết định chọn đêm trăng sáng nhất của mùa thu (tức ngày 15/8 âm lịch) để giúp nhà vua có thể “gặp lại” Dương quý phi. Cũng từ đấy, ngày trung thu còn được gọi là Tết Ngắm trăng mang ý nghĩa của sự đoàn viên.

Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc sẽ tham gia các lễ hội rước đèn lồng, múa lân hay máu sư tử. Hoặc đơn giản là ở nhà, cùng nhau sum vầy, trò chuyện, ngắm trăng và tặng nhau những chiếc bánh trung thu đẹp đẽ. Tại đất nước tỷ dân này, bánh trung thu rất đa dạng, có nhiều hương vị khác nhau nhưng có một điểm trung đó là có hình tròn.

Vậy đối với một số nước có lượng lớn người Hoa sinh sống gồm: Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines thì trung thu gọi là tết gì? Tuy được lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc nhưng 4 quốc gia này không sử dụng “Tết ngắm trăng” mà vẫn gọi ngày 15/8 âm lịch là “Tết Trung thu”. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng có những nét đặc sắc riêng.

  • Hồng Kông

Vào Tết Trung Thu, người dân Hồng Kông sẽ sum họp bên mâm cơm, kể nhau nghe những gì đã xảy ra, rồi cùng phá cỗ, ngắm đèn lồng giấy. Bên cạnh đó, món bánh trung thu của đất nước này cũng tựa như Trung Quốc, có hình tròn nhỏ, nhân hạt san với trứng muối tượng trưng cho mặt trăng tròn. Ngày này, nhân bánh được sáng tạo thêm như làm từ kem, dăm bông hoặc nấm đen. Vào mỗi dịp Tết trung thu, người ta sẽ tặng nhau loại bánh này cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Mặt khác, một nét đặc trưng nhất của Tết Trung thu ở Hồng Kông đó chính là các hoạt động vui chơi giải trí. Theo truyền thống, dịp lễ này sẽ thường kéo dài tận 3 ngày nên mọi người có thể xem trình diễn rồng phun lửa, múa sư tủ, mua sắm, thưởng thức món ăn, đồ uống trong các lễ hội. Đặc biệt, múa rồng lửa Tai Hang được coi là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu với mong muốn ngăn chặn những điều không may đến với họ.

Bởi theo người dân Tai Hang (Hồng Kông) cho biết khoảng hơn 100 năm trước, một cơn bão đã đổ bộ vào làng chài Tai Hang đúng một ngày trước Tết Trung thu, kéo theo đó là bệnh dịch hạch và xảy ra việc một con trăn khổng lồng ăn hết gia súc của dân làng. Thầy bói trong làng nói rằng để ngăn chặn những điều không may này thì người dân phải làm một con rồng lớn từ rơm và que hương, sau đó thắp sáng cùng trống, pháo nổ và chạy quanh Tai Hang trong ba ngày ba đêm. Sau khi thực hiện theo lời thầy bói, dịch bệnh thực sự biến mất. Từ đấy, điệu múa rồng lửa này được duy trì cho đến ngày nay vào mỗi dịp Tết Trung thu và trở thành một di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

  • Singapore

Ở Sinagpore, người Hoa sinh sống và làm việc rất đông. Mỗi lần đến ngày Tết Trung thu, các khu phố người Trung Quốc sẽ rộn ràng tổ chức lễ hội. Lâu dần người dân bản địa cũng theo người Hoa coi Tết Trung thu thành một ngày lễ truyền thống, là dịp để gửi lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh. Món quà được lựa chọn nhiều nhất chính là món bánh Trung thu.

  • Malaysia

Giống như ở Singapore, Malaysia cũng có lượng lớn người gốc Hoa sinh sống. Cho nên Tết Trung Thu cũng nhanh chóng du nhập và trở thành một ngày lễ đặc biệt ở quốc gia này. Vào dịp lễ này, người dân Malaysia sẽ thường làm bánh trung thu và dâng cúng lên Nữ thần Mặt trăng theo nghi lễ Hy sinh cổ xưa nhằm cảm ơn về một vụ mùa bội thu, thịnh vượng, ấm no. Đặc biệt, họ còn xếp 13 chiếc bánh trung thu thành một kim tự tháp tượng trưng cho “một năm hoàn chỉnh”.

Ngoài tự tay nướng bánh trung thu, người dân Malaysia còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như: treo đèn lồng, đi chùa/ đền cầu nguyện, xem múa lân, múa sư tử.

  • Philippines

Là một đất nước với lượng người Hoa đông đảo, Philippines cũng đón Trung Thu với niềm hân hoan, háo hức. Vào ngày này, người Philippines gốc Hoa sẽ nướng bánh Trung Thu và chiêu đãi người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều “phiên bản” như hopiang mungo (bánh nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím).

Ngoài ra, họ có một trò chơi đặc biệt vào ngày Tết Trung Thu tên là “Xúc xắc Trung Thu”.

2. Ở Việt Nam Trung thu gọi là tết gì?

Như chia sẻ ở trên, mỗi quốc gia có tên gọi Tết Trung thu gắn liền với ý nghĩa, bản sắc dân tộc riêng. Vậy ở Việt Nam Trung thu gọi là tết gì? Theo các nhà văn hóa phong tục Việt, nước ta thường xem Trung thu là Tết thiếu nhi hoặc Tết đoàn viên.

Trong đó, Tết Thiếu Nhi là tên gọi liên quan đến từ nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian như chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích Chú Cuội, chị Hằng, sự tích Thỏ Ngọc,…. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ được thưởng thức những “đặc sản” mang đậm màu sắc truyền thống thông qua các hoạt động như: phá cỗ, xem múa lân, rước đèn lồng, múa hát dưới ánh trăng,…

Mặt khác, đối với người Việt, trung thu còn là dịp để gia đình quây quần bên nhau cùng chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, thần linh. Mâm cỗ cúng truyền thống của người Việt trong ngày lễ này thường gồm đĩa ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành của trời đất và không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo. Ngoài ra, Tết trung thu còn là dịp con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ bằng những lời chúc, món quà ý nghĩa. Chính vì vậy mà trung thu trong lòng người dân Việt còn được gọi là “Tết đoàn viên”. 

Hy vọng với những chia sẻ về chủ đề “trung thu gọi là tết gì” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ này. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.