Tháng 7 được người Việt gọi là tháng Cô hồn. Trong tháng này có nhiều lễ lớn mà người dân thường làm mâm cỗ cúng. Vậy, đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán. Đồng thời, với những gợi ý về mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại nhà, hy vọng sẽ giúp ích được cho quý gia chủ.
1. Rằm tháng 7 vào ngày nào dương lịch?
1.1.Rằm tháng 7 vào ngày nào dương lịch?
Năm nay, rằm tháng 7 rơi vào chủ nhật ngày 22 tháng 8 Dương lịch. Rơi vào ngày nghỉ nên có thể các gia đình có thời gian để thực hiện lễ cúng tại gia được đầy đủ. Vậy, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?
Theo dân gian, người Việt thường hay cúng rằm tháng 7 vào các ngày từ ngày 12 âm lịch trở đi. Vì thế, gia chủ có thể cúng rằm tháng 7 vào các ngày 12, 13, 14, 15.
Có sự tích kể rằng, vào tháng bảy từ đầu tháng cho tới ngày 14 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để cho các vong hồn trở về dương gian. Đến hết ngày 14 thì Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại. Vong hồn nào không trở về kịp sẽ phải ở lại dương gian mà không được đầu thai kiếp khác.
Theo đó, người dân cúng vào các ngày 12, 13, 14 thể hiện sự đức độ, chia sẻ những gì mình được hưởng trên trần thế với các vong hồn. Đồng thời, giúp các vong hồn có được những bữa ăn no trước khi trở về âm phủ. Còn có nhiều gia đình thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 vào ngày 15 âm lịch. Khi này, Quỷ Môn Quan đã đóng, lễ cúng thể hiện tấm lòng san sẻ với những linh hồn còn lang thang ở dương gian, cũng là cách mà người dân cầu cho những linh hồn được đầy đủ, không quấy phá các gia đình.
1.2. Lễ cúng rằm tháng 7 gia tiên giờ nào tốt?
Lễ cúng rằm tháng 7 gia tiên nói riêng hay lễ cúng tại gia nói chung nên thực hiện vào giờ đẹp. Có thể lựa chọn giờ Hoàng Đạo trong ngày đó.
Chú ý: Lễ cúng gia tiên, cúng Phật nên được thực hiện vào ban ngày.
Giờ Hoàng Đạo của các ngày cúng rằm tháng 7 như sau:
Ngày | Giờ |
12/07 Âm lịch | Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h). Tuất (19h -21h), Hợi (21h – 23h) |
13/07 Âm lịch | Tý (23h – 1h), Sửu (1h -3h), Mão (5h – 7h), Ngọ (11h – 13h), Thân (15h – 17h), Dậu (17h – 19h) |
14/07 Âm lịch | Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h), Tỵ (9h – 11h), Thân (15h – 17h), Tuất (19h -21h), Hợi (21h – 23h) |
15/07 Âm lịch | Tý (23h – 1h), Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Tỵ (9h – 11h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h) |
2. Cúng rằm tháng 7 cần những thứ gì? Đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà
Lễ cúng rằm tháng 7 của người Việt được chia ra làm khá nhiều loại với các ý nghĩa khác nhau. Ba lễ cúng chính trong rằm tháng 7 thường là: lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng chúng sinh. Tất cả các lễ cúng này có thể thực hiện tại gia.
2.1. Lễ vật cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
2.1.1. Lễ cúng Phật rằm tháng 7
Người dân thực hiện lễ cúng Phật với mong muốn là cầu sự bình an, may mắn trong tháng Cô hồn. Lễ cúng Phật rằm tháng 7 gồm:
Lễ vật:
– Hương
– Rượu, nước
– Hoa tươi
Mâm cỗ:
Mâm cỗ cúng Phật thường là mâm cỗ chay kèm theo hoa quả tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Trong giáo lý nhà Phật thì không cần mâm cao cỗ đầy, các gia chủ chỉ cần thực hiện lễ cúng với tâm đức của mình thì hoàn toàn có thể được phù hộ.
2.1.2. Lễ cúng rằm tháng 7 gia tiên
Lễ vật:
– Hương
– Rượu, nước
– Quần áo giấy
– Hoa tươi
Mâm cỗ:
Mâm cỗ trong lễ cúng rằm tháng 7 gia tiên thường là mâm cỗ mặn. Cúng gia tiên để thể hiện sự hiếu thuận với những người có công sinh thành, nhớ về cội nguồn. Các món ăn trong lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Các gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng theo sở thích của gia tiên khi còn sống. Hoặc, gia đình có thể chuẩn bị các món theo đặc điểm vùng miền và theo mùa vụ tùy vào khẩu vị của gia đình.
2.1.3. Lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7
Cúng chúng sinh rằm tháng 7 nên thực hiện vào khoảng thời gian chiều tối.
Mâm cúng chúng sinh sẽ hoàn toàn là đồ chay. Cụ thể như sau:
– Muối gạo
– Cháo trắng
– Hoa quả
– Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
– Đường thẻ
– Quần áo chúng sinh
– Tiền lẻ
– Vàng mã
– 3 ly nước, nhanh, nến
>> Xem thêm:Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?
2.2. Gợi ý mâm cỗ rằm tháng 7
Sau đây, Thăng Long Đạo Quán xin gợi ý mâm cỗ cúng cho rằm tháng 7. Gia chủ có thể tham khảo và thực hiện, rút gọn thời gian chuẩn bị.
2.2.1. Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng 7
Bao gồm:
– Bánh trôi chay
– Canh chay
– Xôi đỗ/ xôi gấc
– Hoa quả
– Nem chay
– Rau củ luộc chay
2.2.2. Mâm cỗ cúng gia tiên
Mâm cỗ của gia đình có thể gồm những món sau:
– Thịt gà
– Canh xương/ canh rau củ
– Nem/ giò/ chả
– Rau luộc
– Xôi chè
– Rau xào
2.2.3. Mâm cỗ cúng chúng sinh
Mâm cỗ gia chủ có thể chuẩn bị như sau:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Trên đây là một số gợi ý giúp gia chủ trả lời câu hỏi “Đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì?”. Chúc quý gia chủ có một tháng nhiều may mắn, bình an. Tải App Thăng Long Đạo Quán hoặc truy cập website Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về phong thủy.