Tháng 7 là tháng có nhiều lễ cúng quan trọng với người Việt. Nhiều người có thắc mắc rằng, rằm tháng 7 có nên cúng chúng sinh không. Để trả lời câu hỏi này, mời quý gia chủ theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán.

1. Có nên cúng rằm tháng 7 không?

Người Việt từ xưa vẫn có thói quen cúng vào ngày rằm, mùng 1 đầu tháng. Tháng 7 cũng không ngoại lệ. Mà hơn thế, tháng 7 còn có nhiều lễ khác như lễ Vu Lan, lễ xá tội vong nhân.

Việc cúng bái không phải là việc bắt buộc, tuy nhiên nó thể hiện cái tâm của người Việt. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng theo gia cảnh vào ngày rằm tháng 7 để dâng lên tổ tiên, dâng các vị thần cũng như chia sẻ cùng những vong hồn.

cúng rằm tháng 7
Đồ cúng không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần sự thành tâm nên hãy chuẩn bị theo điều kiện gia đình.

2. Rằm tháng 7 thường cúng gì?

Vào ngày rằm tháng 7, người dân thường chuẩn bị các lễ cúng sau:

2.1. Lễ cúng Phật

Đây là lễ cúng cầu mong cuộc sống bình an, hạnh phúc và may mắn trong tháng. Với lòng thành tâm, mọi người hy vọng Đức Phật sẽ soi sáng và phù hộ.

2.2. Lễ cúng gia tiên

Lễ cúng này thể hiện nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của người Việt và tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Được biết, ngày rằm tháng 7 còn gắn liền với sự tích của Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Mẹ của Kiền Liên trước đây là người tham lam, khi chết đi phải chịu đày đọa làm Ngạ Quỷ đói khát. Ngược lại với mẹ, Mục Kiền Liên là người hiền lành, ngoan ngoãn. Sau khi mẹ mất, ông đã đi tu và tu được nhiều phép thần thông.

Ông đã tìm thấy mẹ đang chịu đói khát nên xót lòng mang cho mẹ một bát cơm. Tuy nhiên, với bản tính tham lam, bà mẹ khi ăn vẫn che tay sợ kẻ khác đến xin. Cơm đến miệng bỗng hóa lửa đỏ không ăn được khiến người mẹ cũng vì thế mà đau đớn. Mục Liên thấy vậy xót thương không thể làm gì được, quay về cầu xin Đức Phật cách cứu mẹ. Đức Phật chỉ rằng rằm tháng 7 âm lịch hãy làm lễ cúng. Ông đã làm theo và quả thật, mẹ ông đã được thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Đó là lý do vì sao lễ Vu Lan báo hiếu ra đời. Người dân cúng gia tiên và ngày này cũng là để báo hiếu, để những người đã mất được đầy đủ.

>> Xem thêm:Mâm lễ cúng rằm tháng 7

2.3. Lễ cúng chúng sinh

Lễ cúng này cũng được nhiều người thực hiện vào ngày 15. Nhiều quan điểm cho rằng, theo dân gian thì Quỷ Môn Quan sẽ được mở từ đầu tháng tới hết ngày 14 âm lịch. Các vong hồn được Diêm Vương thả về dương gian sẽ phải quay lại âm phủ trước ngày 15. Những người dân cúng lễ Xá tội vong nhân vào ngày 15 để cùng chia sẻ với những vong còn đang ở dương gian và không kịp về. Đồng thời, đây cũng là cách giúp họ có bữa ăn ngon, với mong muốn những vong hồn không nơi nương tựa sẽ không quấy phá cuộc sống người ở dương gian.

tại sao có tháng cô hồn

3. Có nên cúng rằm tháng 7 trước không?

Rằm tháng 7 được xác định vào ngày 15 âm lịch, năm nay rằm tháng 7 rơi vào Chủ nhật ngày 22 tháng 8 dương lịch. Việc cúng rằm thông thường được người dân thực hiện vào ngày 14 hoặc 15 dương lịch. Trong tháng cô hồn, các gia chủ cũng hoàn toàn có thể cúng rằm trước ngày 15. Nhất là đối với lễ xá tội vong nhân, gia chủ nên thực hiện vào chiều tối ngày 14 âm lịch là tốt nhất. Nếu không có điều kiện thực hiện cúng và ngày 14, 15 thì gia chủ có thể chuẩn bị đồ lễ để cúng vào ngày 12 hoặc 13.

Ngày đẹp, giờ đẹp cúng rằm tháng 7 như sau:

NgàyGiờ
12/07 Âm lịchThìn (7h – 9h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h)
13/07 Âm lịchMão (5h – 7h), Ngọ (11h – 13h), Thân (15h – 17h)
14/07 Âm lịchMão (5h – 7h), Tỵ (9h – 11h), Thân (15h – 17h)
15/07 Âm lịchThìn (7h – 9h), Tỵ (9h – 11h), Mùi (13h – 15h)

4. Rằm tháng 7 có nên cúng chúng sinh không?

Cúng chúng sinh rằm tháng 7 thể hiện tấm lòng độ lượng của gia chủ với những vong hồn người đã mất. Họ trở về dương gian với những mục đích riêng. Việc cúng bái sẽ giúp các vong hồn được no đủ.

Nhiều người quan niệm rằng cúng chúng sinh rằm tháng 7 sẽ rước vong ma về nhà. Tuy nhiên, vẫn chưa có điều gì để chứng minh quan điểm trên, Mà trái lại, việc cúng bái thể hiện cái tâm cái đức của người làm lễ. Vì thế, nếu có lòng thì gia chủ vẫn có thể cúng chúng sinh vào rằm tháng 7.

5. Gợi ý mâm cỗ cúng chúng sinh rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng chúng sinh thường có những đồ lễ sau:

  • Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
  • Hoa quả (Mâm ngũ quả có thể lựa chọn theo đặc sản từng vùng miền).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
  • Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
  • 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.

Lưu ý: Khi thực hiện tung gạo muối, gia chủ nên đừng trong nhà và rắc ra ngoài đường. Điều này để tránh các vong vào nhà nhặt gạo muối, điều đó được coi là rước vong vào nhà.

Trên đây là một vài điều giải thích cho câu hỏi “Rằm tháng 7 có nên cúng chúng sinh không?”. Chúc quý gia chủ có một tháng mới nhiều may mắn, bình an. Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về tín ngưỡng Việt Nam cũng như các kiến thức phong thủy.

Tải ứng dụng tại đây!