Hầu đồng là gì? Đây có phải là hình thức mê tín? Các hình thức cho một buổi lễ hầu đồng ra sao… Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề “hầu đồng”. Bài viết dưới đây, Thăng Long Đạo Quán đã tổng hợp đầy đủ tất tần tật những nội dung về hầu đồng. Mời quý độc giả cùng đón đọc!

1. Hầu đồng là gì và ý nghĩa ra sao?

1.1. Giải thích khái niệm

Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

hầu đồng là gì
Giải mã hầu đồng là gì

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,… Hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Và mọi người tin rằng, các vị thần có thể nhập hồn vào thể xác của ông đồng hoặc bà đồng ở trạng thái thăng hoa, cực lạc để trấn yểm trừ tà ma, chữa lành bệnh tật, phù hộ, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Vậy ý nghĩa của nhảy hầu đồng là gì? Hãy cùng xem bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1.2. Ý nghĩa của việc hầu đồng

Mọi người tin rằng, việc hầu đồng như chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm tới chiếc gương phản chiếu để hoàn thiện mình. Để ta có thể thấy được mặt xấu và mặt tốt của bản thân, từ đó có thể hoàn thiện bản thân một cách tốt hơn.

Hoặc là có thể thấy được những lỗi lầm của bản thân, để trong tương lai chúng ta không phạm phải những sai lầm đó nữa. Đồng thời, đây cũng là nơi mà chúng ta có thể gửi gắm phần hồn, là nơi có thể nương tựa để hoàn thiện bản thân hơn.

2. Ai có thể hầu đồng?

Không phải ai cũng có thể hầu đồng, để trở thành cô đồng, cậu đồng thì người đó phải có căn quả (có thể là do di truyền của gia tộc hoặc do hệ thần kinh yếu).

hầu đồng là gì
Không phải ai cũng có thể hầu đồng

Những người có hệ thần kinh yếu khi đi đến đền, phủ cũng thường sẽ bị “nhập” và người ta gọi đây là ốp đồng. Người ta gọi những người này là người cao số, số nặng, người hữu duyên với các vị Thánh trong Tứ phủ.

Xem thêm lá số tử vi của người có căn để biết rõ hơn về họ nhé.

Người có căn mà không ra hầu đồng có sao không?

Nếu người có căn mà không ra trình Thánh, hầu đồng thì sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, uống thuốc  không hết bệnh, đi khám cũng không ra bệnh. Hoặc có thể ảnh hưởng đến đường sự nghiệp, làm ăn thất bát, thậm chí là phát điên,…

Và chỉ khi họ ra hầu đồng thì sức khoẻ mới dần thuyên dảm, công việc ổn định hơn,…  Đặc biệt, khi đã đi hầu đồng, tuỳ vào lịch nhưng thường vào dịp tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ, các ông/bà đồng sẽ tổ chức làm lễ lên đồng.

3. Hầu đồng có phải mê tín không?

Nhiều người vẫn thắc mắc không biết hầu đồng có phải là hình thức mê tín, dị đoan hay không.

Thực chất đây là một trong những tín ngưỡng dân gian lâu đời, là một nét văn hóa từ xưa của dân tộc ta nên không bị quy vào hình thức mê tín dị đoan hay vi phạm pháp luật.

3.1. Phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng

Mê tín: Mê tín dị đoan được hiểu là sự tin tưởng quá mức, mê muội vào những điều phù phiếm, không có căn cứ xác minh dẫn đến những hành động quá khích, đi ngược lại với lẽ tự nhiên (chữa bệnh bằng nước thánh, sử dụng bùa chú,…) gây thiệt hại về vật chất, sức khỏe và làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và những người xung quanh.

hầu đồng là gì
Cần phân biệt tín ngưỡng và mê tín

Tín ngưỡng: Là những hoạt động được tổ chức theo nghi lễ truyền thống với mục đích thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiên, những nghi lễ có nguồn gốc dân gian gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng hoặc một quốc gia.

Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là: Lên đồng và Hầu đồng. Vậy có sự khác nhau như thế nào?

3.2. So sánh “hầu đồng” và “lên đồng”

Hầu đồng: Đây là một trong những hoạt động tín ngưỡng có từ xa xưa. Là nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam và được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể nhân loại.

Lên đồng: Là hoạt động giả thần, giả thánh để nhập vào người và phán những thông tin không đúng sự thật nhằm mê hoặc người khác, cầu lợi cho bản thân. Điều này rất dễ gây hại cho người khác.

4. Lễ vật cần chuẩn bị hầu đồng

Khi đã hiểu xong hầu đồng là gì? Sau đây những nghi thức hầu đồng được cập nhật mới nhất:

Vật phẩm cơ bản gồm xôi, thịt, hoa quả, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã,… Ngày nay, lễ vật ngày càng phong phú, gồm cả những sản phẩm hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt tiền, dùng trong cả lễ mặn và lễ chay.

hầu đồng là gì
Hầu đồng là gì – Chuẩn bị lễ vật

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau:

  • Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. 
  • Chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). 
  • Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

Ngoài những lễ vật chuẩn bị như trên, các cô/cậu đồng cần chuẩn bị thêm các thành phần sau: 

  • Dàn nhạc: Một dàn nhạc trong buổi hầu đồng thường sẽ bao gồm: 1 đàn nhị, 1 đàn nguyệt, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 phách, 1 cảnh đôi. Tùy theo địa phương khác nhau mà dàn nhạc trong buổi hầu đồng có thể thêm bớt nhạc cụ, nhưng bắt buộc phải có trống nhỏ, đàn nguyệt, cảnh đôi. 
  • Trang phục: Thông thường hoạt động hầu đồng sẽ có 36 giá đồng ứng với 36 vị thánh thần. Mỗi giá đồng thì sẽ có một bộ trang phục riêng, do đó cô/cậu đồng phải chuẩn bị 36 bộ trang phục tương ứng để nếu hầu bao nhiêu giá đồng thì phải có đủ bấy nhiêu trang phục. Trang phục hầu đồng cần chuẩn bị: Khăn che mặt; Áo dài với màu sắc khác nhau; Quần dài trắng; Khăn tấu hương; Thắt lưng; Kiềng bạc; Son phấn;…

Xem thêm: Văn khấn sám hối Tứ phủ và cách dâng lễ

5. Thực hiện nghi thức hầu đồng

  • Ra tay dấu: Theo đó thì Thánh nam tay trái còn Thánh nữ tay phải, tiếp theo là tráng bóng rồi tung khăn hồi dương ngự đồng.
  • Theo tay dấu: Hầu sẽ dâng y phục, còn cung văn dâng văn, giá đầu tiên tổng khẩu bằng rượu trước khi hành lễ.
  • Hành lễ: Thánh nam lên xuống gối ba lần và dùng khăn tấu hương, Thánh nữ dùng quạt và hương quỳ lễ.
  • Khai quang: Nghi thức này nhằm thể hiện được sự uy lực tối cao của Thần Thánh.
  • Làm việc quan: Thể hiện qua các vũ đạo tùy giá đồng, lưu ý khi thực hiện vũ đạo không quay lưng vào bàn thờ, không đưa kiếm xiên lên hướng bàn thờ. Phải ra được đúng chất Thánh nam và khí chất Thánh nữ, đẹp mà tôn nghiêm.
  • Tọa ngự giá hiến rượu và trầu cau, chấp ngôn tấu đối của bách gia, thưởng cung văn, chứng giám lòng thành, phù trợ cho quốc thái dân an cuối cùng phát lộc bằng hiện vật hoặc tiền.

6. Về cách xin lộc hầu đồng 

Hầu đồng thường diễn ra ở các cửa đền, cửa phủ, cửa điện. Người Việt dịp đầu năm hay đi lễ Phật ở chùa, đi lễ thánh ở các đền, phủ, điện để cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc, bình an… Trong đó, chắc chắn hầu đồng là dịp để các con nhang, đệ tử đến để “rải lộc”. 

Việc đầu tiên là khai điện, trình đền mở phủ đầu năm. Mục đích là thanh đồng hầu xông đền/điện để cung nghinh Phật Thánh. Các quan thầy sau đó sẽ khai đền mở phủ cho các con nhang đệ tử vào lễ cầu tài lộc, cầu may…

Khai điện cũng là lúc các  “con nhà Thánh” sẽ tổ chức chuyến đi lễ thượng ngàn ở nhiều địa điểm khác nhau như: Phía Bắc, chủ yếu là Lạng Sơn, Lào Cai, Phủ Giầy…với quan niệm là để “xin lộc” đầu năm.

Thông thường,  kẻ nào làm ăn tốt, được các thánh thần phù hộ sẽ dâng nhiều. Không thì chỉ cần 5.000, 10.000 đ cầu vận may, sức khỏe, bình an đầu năm. Không có cũng không sao, việc dâng nhiều tiền để xin nhiều lộc là một quan niệm sai lầm và có phần mê tín dị đoan. 

7. Một số thông tin khác về việc hầu đồng

7.1. Hầu đồng phải làm những việc gì

Trong buổi hầu đồng, các bà đồng, ông đồng sẽ được Thánh “nhập” vào người và thực hiện theo chỉ thị của các Thánh. Do đó, các ông/bà đồng thường nhảy múa, ban lộc, phán truyền thông qua tiếng hát văn và nhạc cung đình.

7.2. Một giá đồng thực hiện theo trình tự nào?

Phần tiếp theo của bài viết hầu đồng là gì, xin hãy tham khảo các ông đồng, bà đồng cần thực hiện một giá đồng:

  • Thay lễ phục: Do mỗi giá đồng lại có một bộ trang phục riêng phù hợp với màu sắc của từng giá. Do đó, bước đầu tiên khi hầu đồng là phải thay lễ phục phù hợp với giá đồng mà mình sẽ hầu Trong một buổi hầu có thể hầu nhiều giá khác nhau. Do đó, trước khi bắt đầu hầu một giá đồng mới, ông đồng, bà đồng đều phải thay trang phục phù hợp với từng giá.
  • Dâng hương hành lễ: Hành động này nhằm mục đích xua đuổi tà ma. Người hầu đồng sẽ thực hiện các động tác: Tay trái cầm bó nhang đốt sẵn, bọc trong khăn tẩm hương; tay phải rút một nén nhang rồi làm động tác phù phép.
  • Lễ Thánh giáng: Khi thánh nhập thì người hầu đồng buông nén hương đang cầm trên tay, không còn là bản thân nữa nên họ sẽ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng.
  • Múa đồng: Đây là một trong những cách để khẳng định thánh đã nhập vào ông/bà đồng chưa. Có người sẽ múa cờ, múa kiếm, long đao, kích, cũng có thể múa quạt, múa tay không… (Các động tác múa sẽ khác nhau vì còn tùy thuộc vào giá đồng. Tuy nhiên đa số các động tác sẽ ảnh hưởng của chèo, các vũ điệu dân gian,… Thứ tự Thánh giáng từ cao xuống thấp: Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Cậu…?
  • Ban lộc và nghe văn chầu: Sau khi đã múa thì để biểu hiện sự hài lòng của mình, các Thánh thường thưởng tiền cho những người đánh đàn. Đồng thời, Thánh cũng thưởng rượu, thuốc lá, tiền, hoa quả, bánh trái… để thưởng cho những người ngồi dự chung quanh khi được cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền.
  • Thánh thăng: Khi người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán, khẽ rung mình thì Thánh thăng và một giá đồng đã kết thúc.

hầu đồng là gì

7.3. Giá hầu đồng gồm bao nhiêu loại?

Có nhiều Thánh nhưng chỉ có tối đa 36 giá hầu đồng. Đó là:

  • Tam Toà Quốc Mẫu: Đệ nhất thiên tiên Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương công chúa, Đệ Tam Thoải Cung Xích Lân Long nữ.
  • Hội đồng Thánh Chúa: Chúa Đệ Nhất Tây Thiên; Đệ nhị Nguyệt Hồ; Đệ Tam Lâm Thao; Thác Bờ, Long Giao…
  • Tứ Phủ Chầu bà: Chầu đệ nhất Thượng Thiên, Đệ nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Cung, Đệ Tứ Khâm sai…
  • Tứ phủ Thánh Cậu: Cậu Hoàng cả Phủ giày, cậu hoàng đôi, cậu hoàng bơ, cậu hoàng tư, cậu hoàng năm…

7.4. Hầu đồng hết bao nhiêu tiền?

Thông thường trong một buổi hầu, các chi phí sẽ bao gồm tiền các mâm lễ, tiền chuẩn bị cỗ, chuẩn bị các giá đồng và tiền ban Thánh… Tuy nhiên, giá đồng còn tùy thuộc vào kinh tế và gia cảnh của người chủ trì. Và để chuẩn bị cho một buổi lễ hầu đồng thì số tiền bỏ ra cũng không phải nhỏ.

8. LỜI KẾT

Mong rằng những chia sẻ trên của Thăng Long Đạo Quán đã giúp quý độc giả hiểu thêm về hầu đồng là gì và các nghi thức khi tiến hành lễ hầu đồng.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng về điện thoại của mình để cập nhật tin tức về Phong tục, Tướng số, Tử vi, Phong thuỷ,… mỗi ngày.

Các bài viết khác liên quan: