Khi một gia đình chuyển về nhà mới, ngoài những nghi thức cúng gia tiên, thần tài, phật,…thì một lễ không thể bỏ qua là cúng ông Công ông Táo. Trong bài viết sau, Thăng Long đạo quán sẽ hướng dẫn từ a – z bách gia cách cúng ông Táo khi về nhà mới. 

1. Ý nghĩa của việc rước ông Táo về nhà mới

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Táo Quân hay còn gọi là ông Táo được xem là những vị thần “chung sống” và theo dõi tất cả các hoạt động của mỗi gia đình ở trần gian. Trong đó, thần Thổ Công giúp cai quản việc bếp núc, thần Thổ Địa trông coi nhà cửa và thần Thổ Kỳ cai quản việc chợ búa. Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nhà nhà lại làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời tâu việc với Ngọc Hoàng để luận công tội thưởng phạt. Có thể thấy ông Táo là những vị thần gần gũi nhất với mỗi gia đình. 

Do đó, gia chủ không thể bỏ qua nghi thức cúng ông Táo khi về nhà mới. Điều này mang ý nghĩa thông báo với các Táo Quân rằng nhà mình đã chuyển đến nơi khác và mong muốn các Táo sẽ tiếp tục che chở cho gia đình. 

cúng ông táo khi về nhà mới
Cúng ông Công ông Táo là tập tục từ hàng ngàn đời của người dân Việt.

2. Hướng dẫn các bước cúng ông Táo khi về nhà mới

Để lễ cúng rước ông Công ông Táo về nhà mới thuận lợi, suôn sẻ thì gia chủ cần phải chuẩn bị thật chỉn chu. Sau đây là các bước cơ bản để mời Táo Quân về nhà mới đúng nghi thức:  

Bước 1: Chọn ngày giờ hoàng đạo

Việc chọn ngày giờ hoàng đạo để cúng ông Táo khi về nhà mới rất quan trọng. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến thông qua công cụ Xem ngày tốt xấu. Hoặc nhận tư vấn từ các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán để lễ cúng mời ông Công ông Táo về nhà diễn ra trọn vẹn và tốt đẹp. 

Mặt khác, gia chủ cần tránh các ngày xấu trong tháng, bao gồm: 

  • Ngày Tam Nương: tức là ngày mồng 3, mồng 7, 13, 18 và 22, 27 hàng tháng.
  • Ngày Nguyệt Kỵ: là ngày mùng 5, 14, 23 hàng tháng.
  • Bên cạnh đó là một số ngày khác như: ngày Không Vong, ngày Tuyệt Mệnh, ngày Sát Thủ, ngày Xích Khẩu.

Bước 2: Chọn vật dụng và đồ lễ cần thiết

Sau khi chọn được ngày giờ tốt để cúng ông Táo, gia chủ sẽ cần chuẩn bị một số đồ cho buổi lễ như sau: 

  • Chuẩn bị đệm hoặc chiếu, một số vật dụng cần thiết khác đang sử dụng vào nhà mới
  • Tiếp đến sửa soạn mâm lễ tùy theo điều kiện kinh tế gia đình nhưng không thể thiếu các đồ sau: hương, 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây, 3 bộ mũ áo, gạo, muối, 3 chén rượu và các đồ chay mặn (tùy văn hóa vùng miền). 
cúng ông Táo
Mâm lễ cúng ông Táo sẽ tùy vào điều kiện của từng gia đình

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi cúng ông Táo về nhà mới như sau: 

  • Chọn vị trí đặt mâm cỗ tại nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh gần nước và hướng bàn phải hợp phong thủy. 
  • Khi đến ngày cúng ông Táo, gia chủ bước đầu tiên vào nhà mới với chiếu hoặc đệm chuẩn bị trước đó, rồi mới đem mâm cỗ vào. Sau đó, tiến hành thắp hương, đọc văn khấn.  

Bước 3: Đọc văn khấn ông Táo về nhà mới

Khi chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết, gia chủ sẽ phải tự tay thắp hương và đọc bài khấn cúng ông Táo khi về nhà mới như sau: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời! Con lạy mười phương đất.

Con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Hôm nay là ngày…tháng…năm 

Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là: …..

Chúng con thành tâm sắm mâm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Bước 4: Khai bếp, dâng trà kính thần

Sau khi thắp hương, đọc văn khấn mời ông Công ông Táo nhập trạch, gia chủ phải tự tay khai bếp bằng việc đun nước pha trà kính dânh thần. Tập tục này mang ý nghĩa cầu mong các vị Táo Quân che chở gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

cúng ông táo khi về nhà mới
Gia chủ sẽ kết thúc nghi lễ bằng việc khai bếp, đun nước dâng trà cho ông Táo

Trên đây là những bước tiến hành nghi thức cúng ông Táo khi về nhà mới đúng cách, giúp mang lại may mắn cho gia đình. Ngoài ra, bạn có thể sở hữu một cẩm nang phong thủy cầm tay bằng việc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng không chỉ thường xuyên cập nhật thông tin về văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, phong thủy nhà cửa, phong thủy số mà còn hỗ trợ miễn phí các công cụ tra cứu Bát tự, Tử vi, tìm sim phong thủy, bói số tài khoản, tìm vật cải vận bổ khuyết,….

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: