La kinh phong thủy là một công cụ không thể thiếu trong Phong thủy học. Để biết được nó là gì và công dụng ra sao. Xin mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán.
1. La kinh phong thủy là gì?
La kinh được biết đến như một trong hai loại la bàn, với nhiều thiết kế và tên gọi khác nhau như Tam hợp, Tam nguyên… Đây là một dạng vật phẩm phong thủy quan trọng. Nó có tác dụng chính trong việc xem hướng tốt, xấu hợp mệnh theo tuổi, ngũ hành, can chi và phương vị,…
1.1. Lịch sử hình thành la kinh
Theo truyền thuyết thì Hiên Viên Hoàng Đế (2637 trước CN) Trung Quốc được bà Cửu Thiên Huyền Nữ chỉ cho cách làm cái xe chỉ Nam, có sách nói Hoàng Đế sai Phong Hậu chế ra xe chỉ Nam. Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, Xi Vưu hóa phép làm sương mù mờ mịt 3 ngày. Nhờ xe chỉ Nam chỉ đường Hoàng Đế đã bắt được Xi Vưu.
Còn chính xác thì không biết la bàn được phát minh từ bao giờ. Theo thư tịch cổ thì trước CN 300 năm đã có sách viết về “tu nam” tức là la bàn hiện nay.
1.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của la kinh
Người xưa đã biết Trái Đất là một vật thể có từ tính khổng lồ mà một cực ở Bắc của Trái Đất và một cực ở Nam cực của Trái Đất.
Một vật nhiễm từ thì xung quanh nó có một từ trường, không gian có từ trường đó lớn, hay nhỏ là do tính chất hút sắt của vật đó mạnh hay yếu. Trong không gian từ trường ấy có các đường vô hình gọi là đường tử lực đi từ cực này đến cực kia của vật. Nếu có một vật bằng sắt chưa nhiễm từ được đặt vào từ trường này, thì vật sắt này sẽ bị vật ấy hút chặt vào mình.
Nếu vật sắt đó đã nhiễm từ tức là đã có cực nam, cực bắc thì nếu để hai vật có cực cùng tên gần nhau thì chúng đẩy nhau, khác tên thì chúng hút nhau. Nếu một trong hai vật được chuyển động tự do thì nó sẽ quay cho các cực khác tên của hai vật hút nhau. Dựa vào nguyên lý này người ta làm một kim sắt nhiễm từ quay tự do trong không gian trên mặt trái đất. Cực bắc của kim bao giờ cũng quay về phương Nam, cực nam của kim bao giờ cũng quay về phương Bắc của Trái Đất vì không gian xung quanh Trái Đất có một từ trường do hai cực của Trái Đất tạo ra. Đó là la bàn.
Có la bàn người ta biết được đâu là nam đầu là bắc, ở bất kỳ vị trí nào trong bầu khí quyển bao bọc Trái Đất.
Nói đến la kinh không thể không nhắc đến bộ môn liên quan là phong thủy bát trạch, quý vị có thể tham khảo thêm từ Thăng Long Đạo Quán để hiểu rõ hơn.
2. Cấu tạo của la kinh phong thủy
2.1. La kinh 36 tầng và ý nghĩa đằng sau
Ở Trung Quốc từ xưa tới nay đã chế tạo nhiều loại la kinh từ đơn giản bốn, năm tầng đến 36 tầng. Công dụng của la kinh tuỳ theo nhiều tầng hay ít tầng mà tóm tắt toàn bộ hay một vài phần của nội dung phong thủy vào la kinh. Nghĩa là người đã am hiểu về phong thủy thì chỉ cần mang theo trong người một chiếc la kinh là có thể làm được hết các công việc của phong thủy. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết phong thủy là gì để hiểu hơn về bộ môn này.
Thăng Long Đạo Quán xin giới thiệu tóm tắt một loại la kinh 36 tầng.
- Tầng 1: Hình vẽ Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái.
- Tầng 2: Hình Lạc Thư, Tứ Tượng, Lục Giáp.
- Tầng 3: Bát quái huỳnh tuyền.
- Tầng 4: Bốn phương huỳnh tuyền, tám phương bát sát.
- Tầng 5: Cửu tinh phối với 24 sơn: Tham lang, Cự môn. Lộc tồn, Văn phúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phụ, Hữu bật.
- Tầng 6: La bàn chính châm xem long mạch, định hướng.
- Tầng 7: m long và dương long của Tiên thiên Bát quái: Càn, Khôn, Ly, Khảm là dương, Tốn, Chấn, Cấn, Đoài là âm.
- Tầng 8: Chính ngũ hành: Hợi, Nhâm, Tý, Quý thuộc Thủy ở phương Bắc; Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn ở phương Đông thuộc Mộc; Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh ở phương Nam thuộc Hỏa; Thân, Canh Dậu, Tốn, Càn ở phương Tây thuộc Kim; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Khôn, Cấn ở 4 phương góc thuộc Thổ. Tầng 9: Kiếp sát ở sơn nào?
- Tầng 10: Xuyên sơn 72 long.
- Tầng 11: Xuyên sơn là bản quái, hợp với chu dịch là thiên thống.
- Tầng 12: Trung châm nhân bàn, tham hợp với thiên bàn và địa bàn.
- Tầng 13: Thấu địa 60 long.
- Tầng 14: Thấu địa kỳ môn.
- Tầng 15: Thấu địa quái 60 long.
- Tầng 16: Thấu địa 60 long phối hợp với nhị thập bát tú (28 sao).
- Tầng 17: Phương vị của tứ cát, ngũ thân, tam kỳ, bát môn, cửu tinh đáo sơn.
- Tầng 18: Phùng châm thiên bàn phân biệt thủy lai thủy khứ.
- Tầng 19: 240 phân số – mỗi sơn 10 phân.
- Tầng 20: Phân kim địa bàn, gia giảm 3 phân, 7 phân.
- Tầng 21: Phân kim thiên bàn, gia giảm 3 phân, 7 phân để tránh sai lầm vào không vong.
- Tầng 22: Phân biệt vượng, tướng, cô, hư.
- Tầng 23: Phân kim phối với địa nguyên quy tàng.
- Tầng 24: Nạp âm ngũ hành lục thập Giáp Tý.
- Tầng 25: 12 cung phân rã: Cung nào thuộc địa phận nào (của Trung Quốc).
- Tầng 26: 28 sao phân rã: Sao nào đóng ở địa phận nào.
- Tầng 27: 24 tiết khí hàng tháng đón thái dương đáo cung để gặp cát tránh hung.
- Tầng 28: Vị trí của 12 tướng đăng minh đón thái dương đáo cung.
- Tầng 29: 12 vị thân đón thái dương đáo cung triều xá.
- Tầng 30: 12 cung xá quán dịch của thái dương thân tướng.
- Tầng 31: 24 vị thiên binh chiếu 3 viên cục chia thành tam cát, lục tú, cửu tinh.
- Tầng 32: Hỗn thiên tinh độ ngũ hành.
- Tầng 33: 24 sơn hướng của tọa sơn và sự co dãn của 60 long.
- Tầng 34: Độ số ngang dọc của 28 sao, hợp với nhân bàn.
- Tầng 35: Xác định sai thác, không vong bằng điểm đỏ chấm đen, đỏ là tốt, đen là xấu.
- Tầng 36: 28 sao phối với 24 sơn.
Những dòng trên giới thiệu về la kinh đầy đủ 36 tầng dùng cho toàn bộ khoa thiên văn địa lý phong thủy để quý vị tham khảo
2.2. Chính châm, phùng châm và góc từ thiên của la kinh
Bởi Cấu tạo của la kinh có 2 phần thiên bàn và địa bàn, mỗi bàn đều được chia làm 24 sơn hướng. Đường Tý – Ngọ của địa bàn được xác định bằng la bàn gọi là chính châm. Đường Tý – Ngọ của thiên bàn được xác định bằng bóng nắng của Mặt Trời.
Người ta xác định đường Tý – Ngọ của thiên bàn như sau:
Lấy một thanh gỗ thẳng dựng đứng trên một mặt phẳng. Vào lúc mặt trời mọc ngày Xuân phân thì mặt trời mọc ở phương chính Đông. Vào lúc mặt trời lặn ngày Thu phân thì mặt trời lặn ở phương chính Tây. Bóng của cọc lúc rạng đông ngày Xuân phân và lúc hoàng hôn ngày Thu phân là phương Mão Dậu của thiên bàn.
2.2.1. Chính châm là gì?
Chính châm được xác định đường Tý – Ngọ bằng kim từ dưới tác động giữa hai cực bắc và cực nam của Trái Đất. Hai cực từ này không trùng với hai cực bắc nam của Trái Đất. Cục từ Bắc ở giao điểm của kinh tuyến Tây 1010 và vĩ tuyến Bắc 70055′. Cực từ Nam ở giao điểm của kinh tuyến đông 144030′ và vĩ tuyến Nam 690.
Còn cực bắc của Trái Đất ở giao điểm của tất cả các kinh tuyến và giao điểm với vĩ tuyến 900 Nam (vĩ tuyến 900 là một điểm). Nói khác đi cực bắc và cực nam của Trái Đất là hai điểm nằm trên một đường thẳng, đường thẳng này là trục quay của Trái Đất.
2.2.2. Phùng châm
Đường vuông góc với Mão Dậu của thiên bàn là Tý Ngọ của thiên bàn. Thiên bàn có đường Tý – Ngọ theo bóng nắng gọi là phùng châm.
Do cực từ của Trái Đất không trùng với cực của Trái Đất nên đường Tý – Ngọ của chính châm không song song với trục Bắc Nam của Trái Đất. Đường Tý – Ngọ của phùng châm song song với trục quay của Trái Đất hay song song với các kinh tuyến.
2.2.3. Về góc từ thiên
Bởi đường Tý – Ngọ của chính châm và đường Tý – Ngọ của phùng châm lệch nhau một góc. Góc lệch này gọi là “góc từ thiên”. Góc từ thiên thay đổi theo các vị trí trên Trái Đất. Chiều của góc từ thiên cũng thay đổi theo các vị trí trên Trái Đất. Có thể thiên đông Nhâm Tý – Bính Ngọ, có thể thiên tây Tý Quý – Ngọ Đinh. Ở Hà Nội, góc từ thiên khỏang 6 độ thiên động tức là đầu nam của kim từ chỉ lệch về phía bính 6 độ.
Như vậy chính châm ứng với phương đất, phùng châm ứng với phương trời. Long mạch, thủy mạch thuộc đất nên lấy chính châm để đo long mạch, lấy phùng châm để đo hướng khí. Nhưng trong việc điểm huyệt (xác định vị trí và hướng) để tránh thuần âm, thuần dương và tránh các sai số do góc từ thiên gây ra các phạm sát, đã sử dụng phương pháp kiêm hướng 3/7 cho nên la kinh ở đây không xác định Tý – Ngọ phùng châm.
3. Cách sử dụng la kinh phong thủy
3.1. Xác định phương hướng
Đặt la kinh trên mặt phẳng ở chính giữa nhà sao cho Kim màu đỏ chỉ đúng giữa cung Ngọ, hoặc chỉ đúng 180 trong la bàn. Mỗi hướng chiếm một góc 45°, các đường thẳng vuông góc với cửa chính nằm trong cùng một góc 45° từ gần cạnh góc bên phải sang gần cạnh góc bên trái là cùng một hướng. Như đường thẳng qua tâm qua đầu của chữ tuất đến cuối của chữ hợi đều thuộc phương Càn (Tây bắc).
3.2. Xác định huỳnh tuyền
Trong la kinh có 4 chữ huỳnh tuyền, mỗi chữ này có 3 mũi tên một thẳng hai cong. Nếu đặt la kinh thấy hướng nhà làm vào cung có mũi tên giữa thì cửa đặt vào hai mũi tên cong ở hai bên, hoặc dòng nước chảy đến ở hai cung có mũi tên cong là phạm huỳnh tuyền. Hoặc long nhập thủ ở cung có mũi tên ở giữa mà đặt hướng ở hai cung có mũi tên ở hai bên, hoặc dòng nước chảy đến ở hai cung có mũi cong ở hai bên là phạm huỳnh tuyền.
Ngược lại nếu đặt hướng nhà ở hai cung có mũi tên hai bên, long nhập thủ ở hai cung có mũi tên cong hai
bên mà đặt cửa ở cung có mũi tên ở giữa v.v. đều là phạm huỳnh tuyền. Thí dụ hướng Tốn mà có dòng nước đến ở Ất và Bính, hướng ở Ất hoặc Bính mà có dòng nước đến Tốn, hoặc đặt cửa ở cung Tốn là phạm huỳnh tuyển.
3.3. Xác định bát sát cung
Đặt la kinh ở tâm nhà, thấy long nhập thủ đến phương nào trong 8 quẻ dịch Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, mà đặt hướng vào cung sát nó viết ở dưới là bị bát sát.
Ví dụ: Long nhập thủ ở phương Ly gồm: Bính, Ngọ, Đinh mà đặt nhà hướng Hợi là bị bát sát. Hoặc làm nhà hướng Ly gồm Bính, Ngọ, Đinh mà đặt cửa vào vị trí Hợi, nước chảy đến minh đường ở cung Hợi là bị bát sát.
3.4. Xác định cục thế và thủy pháp trường sinh
Nếu chỉ xác định cục thế và Thủy pháp trường sinh trên la kinh thôi thì chỉ việc xoay chữ (cục) ở thiên bàn lần lượt vào các chữ (Kim), (Mộc), (Thủy), (Hỏa) ở địa bàn (phần tĩnh) thì lần lượt được các cục thế Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và biết hệ trường sinh an vào cung nào trong 24 cung.
Ví dụ: Xoay chữ (cục) vào chữ (hỏa) ta được hỏa cục. Được dương hỏa nếu trường sinh ở Dần, mộ ở Tuất. Được âm hỏa cục nếu trường sinh ở Dậu, mộ ở Sửu.
Nếu xác định cục thế ở thực địa thì làm như sau:
– Đặt la kinh ở vị trí muốn xác định long cục (cục thế), xoay cho kim chỉ chính giữa cung Ngọ hay 180°.
Quan sát dòng nước chảy đi vào cung nào trong 24 cung, rồi xoay thiên bàn (phần động) sao cho một trong hai chữ mộ và hai chữ tuyệt vào cung đó thì sẽ thấy chữ (cục) khớp với một trong 4 chữ (Kim), (Thủy), (Hỏa), (Mộc). Nếu không thấy khớp như vậy thì phải dịch chuyển vị trí đặt la kinh đến khi thấy như vậy.
Quan sát dòng nước chảy đến trước nhà. Nếu chảy từ phải sang trái thì đó là dương cục, chảy từ trái sang phải là âm cục.
– Vừa xoay cho 1 trong hai chữ mộ và hai chữ tuyệt trùng vào cung có dòng nước chảy đi, vừa di chuyển vị trí sao cho các dòng nước chảy đến vào các cung trường sinh, hoặc đế vượng, nếu không được trường sinh đế vượng thì lâm quan, quan đới, mộc dục, còn không được chảy đến các cung khác.
Ví dụ 2: Thấy dòng nước chảy đi ở Tân Tuất mộ ở tầng 5 vào Tân Tuất thì chữ (cục) khớp với chữ (Hỏa), được dương hỏa cục. Nếu xoay chữ mộ ở tầng 6 vào Tân Tuất thì chữ (cục) khớp với chữ (mộc), được âm mộc cục, trường sinh ở Ngọ.
Chú ý: Nếu chữ mộ ở tầng 5 trùng với cung dòng nước chảy đi là dương cục. Nếu chữ mộ ở tầng 6 trùng với cung dòng nước chảy đi là âm cục.
Ví dụ 3: Thấy dòng nước chảy đi ở cung Giáp Mão, đặt cung Tuyệt ở tầng 6 vào Giáp Mão thì chữ (cục) khớp với chữ (Kim) được âm kim cục.
3.5. Khởi phúc đức
Nhà hướng nào nếu là các hướng Chấn, Ly, Đoài, Khảm thì xoay chữ “chính hướng” ở thiên bàn vào hướng đó, nếu là các hướng Càn, Khôn, Cấn, Tốn thì xoay các chữ cùng tên ở thiên bàn vào hướng đó, sẽ đọc được cung phúc đức tương ứng.
Thí dụ nhà hướng Càn thì xoay chữ càn ở tầng 4 của thiên bàn vào hướng Càn thì Phúc đức ở cung Thân.
Nhà hướng Khảm thì xoay chữ “chính hướng” ở tầng 4 vào hướng Khảm thì Phúc đức ở cung Dần.
3.6. Tìm các sao trong 28 sao theo hướng, tháng ngày giờ
Muốn tìm sao trong hệ nhị thập bát tú (28 sao) chiếu vào cung nào trong 24 cung, bao giờ cũng phải xoay thiên bàn (phần động) sao cho vạch giữa sao Giác và sao Chẩn thẳng vào giữa cung Tốn.
4. Xem bát tự với Thăng Long Đạo Quán
Bên cạnh việc tự xem hướng và các cung hợp mệnh liên quan với la kinh phong thủy, quý vị có thể đảm bảo độ chính xác cao hơn với công cụ từ Thăng Long Đạo Quán. Các bước làm dưới đây.
- Bước 1: Truy cập vào Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Chọn mục Xem Bát Tự rồi nhấn tiếp vào LÁ SỐ BÁT TỰ
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin được yêu cầu
- Bước 4: Xem và đối chiếu với lá số luận giải được trả về
Xin lưu ý, kết quả trên lá số chỉ đúng 60%, xin đừng ngần ngại chuyên gia và sử dụng dịch vụ của chúng tôi để biết chính xác 100% về vận mệnh thông qua lá số của bạn.
5. Lời kết
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về la kinh phong thủy. Hãy truy cập vào Thăng Long Đạo Quán để biết nhiều thông tin thú vị về huyền học nhé.
Xem thêm: