Khởi nguyên của Kinh dịch được bắt đầu từ sự biến hóa của Bát quái, gồm 8 quẻ đơn bao gồm: Càn (trời), Khảm (nước), Cấn (núi), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (hỏa), Khôn (đất), Đoài (hồ). Bát quái sinh ra 64 quẻ Kinh dịch. Mỗi quẻ kinh dịch, tùy vào cách sắp xếp các vạch âm và dương mà có những ý nghĩa khác nhau. Từ đó khai sinh ra Kinh dịch học, lý thuyết về sự luận đoán bao trùm và cực kỳ phổ biến hiện nay. Kinh dịch học được kết tinh chọn lọc từ nguyên lý vận hành của Kinh Dịch. Trong bài viết này Thăng Long đạo quán sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên lý hình thành và ý nghĩa 8 quẻ kinh dịch này.

1. Sự hình thành 8 quẻ kinh dịch

Sự hình thành 8 quẻ kinh dịch
Sự hình thành 8 quẻ kinh dịch

Khai nguyên thế giới ở kỳ hỗn mang, được hình thành từ trạng thái Vô cực. Vô cực sinh Thái cực Âm, Dương, gọi là lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

Bát quái hay chính là tám cửa của vũ trụ. Từ bát quái này con người đã biết phối hợp biến đổi khéo léo thành 64 quẻ kinh điển. Dựa vào đây, đưa ra hệ thống luận đoán bài bản, được dùng làm câu trả lời cho mọi sự vật, hiện tượng diễn biến trên cuộc đời này.

Bát quái liên quan mật thiết với thuyết âm dương và ngũ hành. Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai thiên đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái được khai mở bởi Phục Hy và Hậu Thiên Bát Quái được sáng tạo bởi Văn Vương.

Trong 8 quẻ kinh dịch mỗi quẻ thể hiện một ý nghĩa khác nhau. 8 quẻ đơn này được cấu thành lên bởi quy luật và khi phối hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể, nó thực sự ẩn chứa những bí ẩn khôn lường.

2. Ý nghĩa 8 quẻ đơn trong Kinh dịch

Các quẻ trong kinh dịch
Các quẻ trong kinh dịch

Như bảng trên biểu thị các quẻ đơn trong Kinh dịch, vạch liền là Dương, được coi là thành phần sáng tạo, tích cực, vạch đứt là Âm, là thành phần tiếp thụ, thụ động. Mỗi một vạch (liền hoặc đứt) là một hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng hình tròn chung. Hình tròn này được biết đến như Thái Cực đồ hay gọi tắt là đồ Âm-Dương.

Nếu từ góc độ “tam tài” của mỗi quẻ mà tìm hiểu tượng quẻ, thì hai hào thứ nhất, thứ hai hợp thành vị trí của “Đất, địa” tượng trưng yếu tố “địa lợi”, quyết định sự thành bại được mất của nhân sinh.

Hai hào thứ ba, thứ tư hợp thành vị trí của “nhân”, tượng trưng yếu tố “nhân hòa”, điều quan trọng nhất đối với thành công của nhân sinh.

Hai hào thứ năm và thứ sáu hợp thành vị trí của “Thiên, trời”, tượng trưng yếu tố “thiên thời”, quyết định Vận mệnh của nhân sinh.

Trong đời sống thực tế, mỗi người chỉ cần có đủ ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa”, rồi phát huy tính sáng tạo chủ quan của mỗi cá nhân, thì thành công là điều tất lẽ dĩ ngẫu.

2.1. Quẻ Càn (Thiên): Trời

Quẻ Càn gồm có 3 hào Dương (3 vạch liền). Đây là 3 quẻ có liên quan đến người lãnh đạo, người cha và trưởng nam.

Thiên thể vận hành, bốn mùa thay đổi nhau không ngừng. Bởi vậy Càn đại biển cho trời. Trời cao hơn hết thảy, nên Càn tượng trưng cho uy quyền, cho nghị lực và sự bền bỉ.

Quẻ Càn (Thiên): Trời
Quẻ Càn (Thiên): Trời

Một vài khía cạnh mà ở đó quẻ Càn biểu thị thường được mọi người quan tâm:

  • Địa lý: Phương Tây Bắc, Kinh đô, đại quận, hình thắng chi địa (đất có cảnh quan đẹp vùng cao).
  • Nhân sự: Rắn rỏi, vũ dũng, quả quyết, động nhiều tĩnh ít, cao thượng, bất khuất.
  • Gia trạch: Mùa thu nhà hưng thịnh, mùa hạ có họa, mùa đông tan lạnh, mùa xuân may mắn.
  • Hôn nhân: Kết thân nhà quan qúy, nhà có thanh danh, mùa thu xem dễ thành, mùa đông xem bất lợi. Gợi ý: Ứng dụng Kinh dịch trong dự đoán hôn nhân
  • Chữa đẻ: Dễ đẻ, thu xem quý tử, đầu hạ có tổn hại, ngồi nên hướng về phía tây bắc.
  • Cầu danh: Có danh, dễ dàng nhận chức trong triều đình, hình quan, chức võ, cầm quyền, dễ nhậm chức ở phương Tây Bắc, thiên sứ, dịch quan.
  • Mưu vọng: Thành đạt, lợi công môn, hợp với khi động, có của cải, mùa hạ không thành, mùa đông mưa nhiều ít đạt.
  • Cầu lợi: Có của cải, thời gian như vàng ngọc, chốn cửa công được của cải, mùa thu xem có lợi lớn, mùa hạ xem hao tài tốn của, mùa đông xem ít có tài sản.
  • Xuất hành: Lợi về xuất hành, hợp về chuyển vào kinh sư, đi về tây bắc có lợi, mùa hạ xem bất
  • Bệnh tật: Bệnh ở đầu mặt, ở phổi, bệnh gân cốt, bệnh thượng tiêu, mùa hạ xem không tốt.
  • Phương đạo: Tây Bắc .
  • Số đại diện là số 6.

2.2. Quẻ Khảm (Thủy): Nước

Gồm 1 hào Dương ở giữa 2 hào Âm (1 vạch liền ở giữa 2 vạch đứt), có liên quan đến con trai giữa.

Hai hào Âm bao bên ngoài là tĩnh, là hai bờ sông, hào Dương ở giữa là động, là nước chảy, tượng dòng sông, nên Khảm là dòng chảy. Thời cổ năng lực sản xuất thấp kém, hồng thủy nhiều thành tai họa, người ta phải cẩn thận, nên Khảm là sông, là nguy hiểm. Quẻ Khảm thuộc hành Thủy, tượng trưng cho nước, quẻ Khảm chỉ sự khó nhọc, gian khổ.

Quẻ Khảm (Thủy): Nước
Quẻ Khảm (Thủy): Nước

Quẻ Khảm còn tượng trưng cho nhiều điều khác gần gũi trong cuộc sống, có thể kể đến như:

  • Nhân sự: khi bốc phải quẻ này, cần chú ý kẻ ti tiện hiểm sâu, bên ngoài tỏ ra nhu, bên trong chỉ nghĩ tới lợi, trôi nổi bất thành, Sóng trôi gió dạt.
  • Ốc xá: Ở hướng bắc, gần nước, nhà ty nước, quán trà rượu, nơi trong nhà ẩm ướt, lầu trên sông (giang lâu).
  • Gia trạch: Quẻ Càn ở gia trạch bất an, có ám vị, phòng cướp, cần chú ý.
  • Hôn nhận: Lợi hơn với trung nam, hợp với quan hệ Phương bắc, thành hôn bất lợi, không thể kết hôn những tháng Tuất Sửu Mùi.
  • Sinh đẻ: Khó đẻ có nguy hiểm, hợp với thứ thai, nam trung nam, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, có tổn thất, thích hợp phương Bắc.
  • Cầu danh: Gian nan, sợ rằng có tai nạn, thích hợp nhận chức ở phương Bắc, chức về nghề cá, sông nước, rượu kiêm dấm.
  • Cầu lợi: Có của mất, thích hợp của cải ở bến nước, sợ có thể mất mát, thích hợp muối cá, có lợi hàng rượu, phòng âm thất, phòng cướp.
  • Mưu vọng: Không hợp với việc mưu vọng, không thể thành tựu, thu đông xem có thể mưu vọng được.
  • Xuất hành: Không hợp đi xa, hợp bơi thuyền, hợp đi về Bắc tây, để phòng cướp, cảnh giác việc hiểm trở và chuyện chết đuối.
  • Số đại diện là số 1.
  • Ngũ sắc: đen

2.3. Quẻ Cấn (Sơn): Núi

Quẻ Cấn gồm 1 hào Dương trên 2 hào Âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt). Tượng trưng cho con trai út.

Hai hào Âm bên dưới là mềm, là đất. Hào Dương trên cùng là cứng, là núi, tượng núi cao, nên Cấn là núi. Trên Mặt Đất, khí Dương bốc lên đến cực điểm, không thể lên nữa đành phải dừng lại. Ta dùng hai tay biểu thị từ chối, giống như núi lớn chắn đường, nên Cấn là tay, là núi, là dừng lại.

Quẻ Cấn thuộc hành Thổ, tượng trưng cho sự tĩnh lặng, sự chờ đợi, biểu trưng cho tình trạng cô đơn.

Quẻ Cấn (Sơn): Núi
Quẻ Cấn (Sơn): Núi

Một vài ý nghĩa khác mà quẻ Cấn biểu thị:

  • Nhân sự: Cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái không quyết, quay lưng, dừng lại, không thấy.
  • Ốc xá: Cư ở phương đông bắc, ở trong núi gần đá, nhà gần đường.
  • Hôn nhân: Cách trở không thành, thành cũng chậm, lợi về hôn nhân của những chàng trai trẻ, mùa xuân xem không lợi, hợp với hôn nhân vùng quê.
  • Cầu danh: Trở ngại, không tên tuổi, hợp với nhậm chức ở phương đông bắc, hợp với chức vụ thổ quan ở vùng làng núi.
  • Cầu lợi:  Cầu tài trở ngại, có thể thu được ở chốn sơn lâm, mùa xuân xem không lợi có tổn thất.
  • Sinh sản: Khó sinh, có nguy hiểm trở ngại, hợp với phương đông bắc. Mùa xuân xem có mất mát.
  • Giao dịch: Khó thành, có giao dịch nơi điền thổ, nơi sơn lâm, mùa xuân xem không lợi.
  • Xuất hành: Không đi xa, có đồn trú, chỉ đi bộ gần.
  • Tật bệnh : Tật ở ngón tay, tật ở tì vị.
  • Số đại diện là số 8.

2.4. Quẻ Chấn (Lôi): Sấm sét

Quẻ Chấn gồm 2 hào Âm trên 1 hào Dương, liên quan đến con trai cả.

Hai hào Âm ở trên là cấm cổ, một hào Dương ở dưới là đột phá, đột phá từ trong ra ngoài, tượng trưng tiếng nổ, nổ như sấm, nên Chấn là sấm. Quẻ Chấn do quẻ Khôn mà ra: sâu dưới lòng đất có hào dương động, vật chất chuyển động tất phá thạch để trào lên bề mặt, sinh ra địa chấn (động đất), kèm theo tiếng nổ lớn như tiếng sấm.

Biểu thị cho sự tăng trưởng, là biểu tượng của rồng, từ dưới sâu bay vút lên bầu trời bão tố. Ngoài ra, quẻ Chấn còn mang nhiều ý nghĩa khác.

Quẻ Chấn (Lôi): Sấm sét
Quẻ Chấn (Lôi): Sấm sét

Một vài ý nghĩa biểu thị qua quẻ Chấn:

  • Địa lý: Phương đông, thụ mộc, phố huyên náo, đường lớn, những nơi có cây cỏ tre trúc tươi tốt.
  • Nhân sự: Khởi động, giận, kinh sợ hãi, vội vã, động nhiều, tĩnh ít.
  • Ốc xá: Ở hướng đông, ở rừng núi lầu gác.
  • Gia trạch: Trong nhà không có gì đáng sợ, mùa xuân đông tốt, mùa thu xem bất lợi.
  • Hôn nhân: Có thể thành, nhà có thanh danh, lợi hôn nhân của trưởng nam, mùa thu bói không hợp với hôn nhân.
  • Cầu lợi: Của cải tre gỗ rừng núi, cầu tài ở xứ đông hoặc lợi của hàng hoá về trà tre gỗ rừng núi.
  • Cầu danh: Có danh, hợp nhiệm chức ở phương đông, chức vụ được ra hiệu phát lệnh, chức quan đường hình ngục, có nhiệm vụ thuế khóa, trà, trúc, mộc, hoặc chức của hàng hoá phố phường.
  • Chửa đẻ: Kinh sợ vô cớ, thai động bất an, thai đầu tất sinh con trai, ngồi hợp hướng đông, mùa thu xem tất sẽ tổn thất.
  • Giao dịch: Có lợi với giao thiệp, mùa thu xem khó thành, động lại có thể thành có lợi trong hàng trà, tre gỗ
  • Quan tụng: Kiện tụng, có điều sợ, di chuyển có thể bị phản phúc.
  • Xuất hành: Nên đi hướng đông có lợi, lợi với người rừng núi, mùa thu xem không hợp xuất hành, sợ hãi không đâu.
  • Ngũ sắc: Xanh, lục, biếc.
  • Số đại diện là số 3.

2.5. Quẻ Tốn (Phong): Gió

Quẻ Tốn gồm 2 hào Dương trên 1 hào Âm (2 vạch liền trên 1 vạch đứt).

Hào âm ở dưới là tĩnh, hai hào Dương ở trên là động, tượng trưng đất thì tĩnh, còn vật ở bên trên, tức là gió thổi, thì động, nên Tốn là gió. Gió phải có lỗ mới thổi vào, nên Tốn là nhập vào. “Tốn hình bát úp”, hào âm ở dưới là tĩnh, là ẩn, tượng rễ cây chui dưới lòng đất. Hai hào Dương ở trên là động, hiện rõ, tượng thân cây sinh trưởng, nên Tốn là thảo mộc, là trưởng. Quẻ Tốn tượng trưng cho con gái cả và sự sâu sắc. Biểu thị cho sự dịu dàng, ẩn hiện.

Quẻ Tốn (Phong): Gió
Quẻ Tốn (Phong): Gió

Ngoài ra, quẻ Tốn thuộc hành Mộc còn biểu thị nhiều ý nghĩa của các khía cạnh khác. Cụ thể như:

  • Địa lý: Đất hướng đông nam, nơi có cây cỏ tươi tốt. vườn hoa rau quả.
  • Gia trạch: Yên ổn lợi chợ, mùa xuân xem tốt lành, thu xem bất an.
  • Hôn nhân: Có thể thành, hợp hôn nhân với người trưởng nữ, xem mùa thu bất lợi.
  • Sinh đẻ: Dễ sinh, đầu thai đẻ con gái, thu xem tổn thai, người ngồi hướng đông, tây, nam.
  • Cầu danh: Nổi tiếng, hợp với sức của văn chức, hợp với phong hiến, hợp với chức trà, khóa, trúc mộc, thuế hóa, hợp nhiệm vụ đông nam.
  • Cầu lợi: Có lợi gấp 3, thích hợp với lợi ở sơn lâm, mùa thu xem không thành, có lợi trúc trà không bán.
  • Giao dịch: Có thể thành, tiến thoái không như nhất, có lợi về giao dịch, giao dịch sơn lâm, lợi về mộc, trà.
  • Mưu vọng: Có thể mưu vọng, có tiền của, có thể thành, thu xem ít được như ý.
  • Xuất hành: Có thể thành, có lợi về xuất nhập, hợp với hướng hành đông nam, thu xem bất lợi.
  • Bệnh tật: Có tật ở tay, đùi, có tật ruột, phải gió, hàn tà, khí tật.
  • Ngũ sắc: Xanh lục, trắng xanh, trắng tinh.
  • Số đại diện là số 4.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa 64 quẻ dịch trong Kinh dịch

2.6. Quẻ Ly (Hỏa): Lửa

Quẻ Ly gồm 1 hào Âm ở giữa 2 hào Dương (1 vạch đứt ở giữa 2 vạch liền), tượng trưng cho người con gái giữa.

Quẻ Ly hai hào Dương bao ngoài là nóng, là đặc, là lửa lớn, hào Âm ở trong là mát, là rỗng, là tượng đốt củi, nhiên liệu. Tia chớp có thể dẫn đến đám cháy lớn ( hiện tượng phổ biến thời cổ). Bản thân tia chớp cũng rất đẹp, nên Ly là tia chớp, là đẹp.

Quẻ Ly tượng 2 kẻ khỏe đẹp kẹp một người yếu, nên Ly là qua binh. Hào Âm ở giữa quẻ Ly tĩnh, bất động, như thân thể, hai hào Dương động như 2 cánh, tượng chim bay, nên Ly là chim bay, bay cao, bay giỏi.

Biểu thị sự bám giữ, hàm ý kiên cường, bên ngoài trông bất khuất, nhưng yếu đuối và trống rỗng bên trong.

Quẻ Ly (Hỏa): Lửa
Quẻ Ly (Hỏa): Lửa

Phân loại chi tiết quẻ Ly theo các khía cạnh của đời sống:

  • Nhân sự: Lợi về văn hoa, thông minh tài học, tương kiến hư tâm, việc sách vở.
  • Ốc xá: Ở nhà phía nam, nhà sáng mặt trời, cửa sổ sáng.
  • Gia trạch: Yên ổn, bình thiện, mùa đông xem bất an, khắc thể văn có hoả tai.
  • Hôn nhân: Không thành, lợi cho trung nữ, mùa hạ xem có thể thành, mùa đông xem không có lợi.
  • Sinh sản: Dễ sinh sản ở trung nữ, mùa đông xem có điều tổn hại, ngồi hợp hướng nam.
  • Cầu danh: Có danh, chức hợp phương nam, giữ chức quan văn, hợp với chức vụ nấu luyện vàng bạc.
  • Cầu lợi: Có tài sản, hợp với việc cầu ở phương nam, có tài văn thư, mùa đông xem có chuyện không thành.
  • Giao dịch: Có thể thành, hợp với giao dịch văn thư.
  • Mưu vọng: Có thể mưu vọng hợp với việc văn thư.
  • Xuất hành: Có thể xuất hành hợp về hướng phương nam, về việc văn thư, mùa đông xem không hợp với chuyến đi, không hợp đi thuyền.
  • Tật bệnh: Đau mắt, đau trong tâm, thương tiêu, bệnh nhiệt, mùa hạ xem tình trạng nóng dịch thời khi.
  • Ngũ sắc: Đỏ, tía, hồng.
  • Số đại diện là số 9.

Tham khảo: Ứng dụng Kinh Dịch trong xem số điện thoại

2.7. Quẻ Khôn (Địa): Đất

Quẻ Khôn gồm 3 hào Âm (3 vạch đứt), biểu trưng cho người mẹ, trưởng nữ.

Âm là tiêu cực, là tĩnh, là mềm, cho nên Khôn đại biểu cho sự nhu thuận. Trái Đất đứng yên bất động, chứa dựng hết thảy vạn vật, hấp thu và tồn trữ mọi năng lượng, cho nên Khôn đại biểu cho đất, cho sự gánh vác. Trâu bò giúp người cày bừa ruộng, cho nên Khôn là trâu bò.

Quẻ Không thuộc hành Thổ, còn biểu thị sự tiếp nhận, tượng trưng cho sự bổ sung toàn vẹn cho quẻ Càn.

Quẻ Khôn (Địa): Đất
Quẻ Khôn (Địa): Đất

Ngoài ra, có nhiều ý nghĩa khác mà quẻ Khôn biểu thị chi tiết như sau:

  • Hôn nhân: Lợi dụng hôn nhân hợp với nhà kho thuế, các nhà trong làng mạc, hoặc các gia đình quả phụ, mùa xuân xem không có lợi.
  • Sinh sản: Dễ sinh, mùa xuân xem khó đẻ, có tổn thất hoặc bất lợi cho sản phụ, ngồi hợp hướng Tây nam.
  • Cầu danh: Có danh, hợp hướng Tây nam hoặc các chức giáo quan (quan trông về dạy học) nông quan (quan trông về làm ruộng), Thủ công, mùa xuân xem hư danh.
  • Giao dịch: Giao dịch có lợi, giao dịch hợp với ruộng đất, lợi về ngũ cốc, hàng rẻ tiền vật nặng, có tiền tài trong lúc yên tĩnh, mùa đông xem có lợi.
  • Mưu vọng: Cầu mưu có lợi, cầu mưu về xóm xã, cầu mưu trong yên tĩnh, mùa xuân xem ít được như ý hoặc mưu về đàn bà.
  • Xuất hành: Có thể xuất hành, nên đi về phía Tây nam, nên đi về phía xóm làng, nên đi bộ. Mùa xuân không nên đi.
  • Bệnh tật: Bệnh ở bụng, bệnh ở tỳ vị, ăn uống bình thường, ăn gạo không tiêu hoá.
  • Phần mộ: Huyệt nên hợp phía Tây nam, đất bằng phẳng, gần ruộng đất, nên chọn chỗ thấp. Mùa xuân không nên táng.
  • Ngũ sắc: Vàng, đen.
  • Số đại diện: 2

2.8. Quẻ Đoài (Trạch): Hồ nước

Quẻ này gồm 1 hào Âm trên 2 hào Dương (1 vạch đứt trên 2 vạch liền). tượng trưng cho con gái út.

“Quẻ Đoài khuyết trên”, nên những vật bị khuyết trên ( mẻ, sứt), lõm trên miệng, đều biểu thị bằng quẻ Đoài. Quẻ Đoài khuyết trên, nên Đoài còn đại biểu cho những gì bị hủy hoại; mùa thu sát khí rất nặng, vạn vật đều bị hủy hoại, nên Đoài là giữa thu…

Quẻ Đoài (Trạch): Hồ nước
Quẻ Đoài (Trạch): Hồ nước

Quẻ Đoài thuộc hành Kim, biểu thị nhiều ý nghĩa của các khía cạnh cuộc sống. Cụ thể như sau:

  • Ốc xá: Ở hướng tây, nhà gần đầm, tường nhà đổ, mất mát.
  • Gia trạch: Không yên, đề phòng miệng lưỡi, mùa thu xem thì tốt, mùa hạ xem có tổn thất.
  • Ẩm thực: Thịt dê, vật trong đầm, vị túc (?), vị chua cay.
  • Hôn nhân: Không thành, mùa thu xem có thể thành, lại vui, chủ thành hôn tốt, lợi cho thiếu nữ, mùa hạ xem không lợi.
  • Sinh sản: Không có lợi, sợ có tổn thai hoặc tắc, sinh con gái, mùa hạ xem không có lợi, ngồi hợp hướng tây.
  • Cầu tài: Khó thành, nhân danh có tổn thất, nhậm chức lợi hướng tây, hợp với hình quan, võ chức bệnh quan. dịch quan.
  • Cầu lợi: Không có lợi, có tổn thất, tài lợi chủ ở miệng lưỡi, mùa thu xem có của may, mùa hạ xem thì bị mất của.
  • Xuất hành: Không đi xa, phòng việc miệng lưỡi hoặc có tổn thất, hợp về việc đi sang phía tây, mùa thu xem việc đi có lợi.
  • Giao dịch: Lợi về phía nam, để phòng chuyện miệng lưỡi, có sự cạnh tranh, mùa hạ xem không có lợi, mùa thu xem có lợi về giao dịch của nả.
  • Mưu vọng: Khó thành, trong mưu có mất mất, mùa thu xem có sự vui, mùa hạ xem không được.
  • Yết kiến: Trông về phương tây có khó khăn.
  • Tật bệnh: Tật về miệng lưỡi yết hầu, có tật về khí nghịch, ăn uống không tiêu.
  • Phần mộ: Hợp về hướng tây, đề phòng trong huyệt có nước, mộ gần đầm, mùa hạ xem không hợp hoặc táng huyệt bỏ đi. …
  • Quan tụng: Tranh kiện mãi không xong, người kiện có mất mát, đề phòng hình sự, xem mùa thu làm có thể có lý thắng kiện.
  • Số đại diện là số 7.

8 quẻ kinh dịch chính là 8 quẻ đơn cơ bản tạo nên 64 quẻ dịch. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ đó, ta có thể ứng dụng quẻ dịch vào trong đời sống với các lĩnh vực khác nhau.

3. Kết luận về 8 quẻ đơn trong Kinh dịch

Tóm lại, 8 quẻ kinh dịch đại diện cho những thực thể hiện hữu và chi phối chính trong cuộc sống nhân loại. Mỗi quẻ thể hiện một ý nghĩa, một tượng trưng khác nhau và bao hàm nhiều hàm ý của cổ nhân về tính kết tinh của vũ trụ bao la. Hơn hết, 8 quẻ này được cấu thành lên bởi quy luật bất biến và khi phối hợp với nhau. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, nó thực sự ẩn chứa những bí ẩn khôn lường và đó là lời giải cho mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trên nhân thế này. 

Với lượng kiến thức “siêu to khổng lồ” về các quẻ dịch trong bộ môn Kinh dịch, bách gia sẽ rất khó áp dụng thuật toán xem quẻ đoán sự việc cuộc đời. Bởi không phải ai cũng am hiểu chuyên sâu kiến thức phong thủy, mệnh lý. Vậy nếu quý vị có nhu cầu cầu quẻ luận giải tương lai thì có thể sử dụng công cụ Xin quẻ Dịch đoán sự việc của Thăng Long Đạo Quán.  

Xem thêm: